Những nghiên cứu về cấu trúc rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã San Sả Hồ, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai (Trang 25 - 27)

4. Đóng góp mới của luận văn

1.2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng

Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trọng hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể chung sống hài hoà và đạt tới sự ổn định tƣơng đối trong một giai đoạn phát triển nhất định của tự nhiên. Cấu trúc của rừng vừa là kết quả, vừa là sự thể hiện quan hệ đấu tranh và thích ứng lẫn nhau giữa các sinh vật rừng với môi trƣờng sinh thái và giữa các sinh vật với nhau. Các nhân tố trong cấu trúc rừng là: cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng (trên mặt đất và dƣới mặt đất), cấu trúc tuổi…

Những nghiên cứu về cấu trúc rừng của nƣớc ta có một số tác giả nhƣ: Phạm Minh Nguyệt (1994) [36] đƣa ra những tiêu chuẩn về một cấu trúc rừng cần đƣợc quan tâm khi tiến hành chặt tu bổ. Cấu trúc thích hợp tức là mọi tầng cây đều phát triển tốt. Tầng cây trên cung cấp nguyên vật liệu cho kinh doanh nhƣng cũng tạo ra các điều kiện khác cho cây rừng phát triển cân đối nhịp nhàng. Tầng trung bình bổ sung độ tàn che tạo điều kiện sinh thái thuận lợi cho cây rừng và cung cấp một số nguyên liệu. Tầng cây tái sinh mọc xen giữa thảm tƣơi cây bụi, dây leo là tiềm lực của rừng tạo điều kiện tái sinh lâu dài.

17

đảm bảo điều chế rừng theo phƣơng pháp chặt chọn. Ông cho rằng nếu áp dụng chặt chọn nhƣ hiện nay thì không thể tạo lại vốn rừng nhƣ trƣớc khi chặt nên dùng thuật ngữ khai thác nuôi dƣỡng rừng.

Vũ Đình Phƣơng (1987) trong vấn đề thâm canh rừng tự nhiên ở nƣớc ta, ông cho rằng muốn xác định đƣợc hƣớng kỹ thuật thâm canh rừng tự nhiên cần phải hiểu biết về rừng, nắm bắt đƣợc quy luật tự nhiên của rừng. Những quy luật tự nhiên của rừng có liên quan đến cấu trúc rừng, nghiên cứu về cấu trúc rừng hỗn loài thƣờng xanh (cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng, cấu trúc theo thời gian…) là cơ sở cho việc đề xuất biện pháp thâm canh rừng [38].

Trần Văn Con (1992) ứng dụng mô phỏng toán học trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên tại lâm trƣờng Nam Phú Nhơn (Gia Lai Kon Tum) đã cho rằng, sự biến đổi cấu trúc lâm phần (động thái) là kết quả tổng hợp của ba quá trình: tái sinh, sinh trƣởng và đào thải (chết tự nhiên và tỉa thƣa). Mô phỏng toán học có thể rút ngắn thời gian nghiên cứu để dự báo sự thay đổi cấu trúc khi biết hiện trạng rừng và các tƣơng quan nhất định [12].

Võ Đại Hải (1996), đƣa ra khái niệm chức năng phòng hộ nguồn nƣớc của thảm thực vật. Theo tác giả mô hình cấu trúc hợp lý của rừng phòng hộ đầu nguồn là mô hình cấu trúc rừng đáp ứng đƣợc yêu cầu phòng hộ về điều tiết nƣớc và xói mòn. Trong mô hình cấu trúc, ông đề cập tổ thành loài cây và điều kiện sinh trƣởng phát triển của chúng [21].

* Nhận xét chung

Những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam đều tập trung nghiên cứu và đánh giá ở một vùng và khu vực cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trƣng trong mối tƣơng quan với điều kiện địa hình và khí hậu. Tuy vậy, số lƣợng các công trình nghiên cứu còn chƣa nhiều, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn rộng rãi hơn nhằm mục đích có thể đánh giá chính xác thành phần loài thực vật đặc trƣng của một khu vực hoặc một quốc gia.

Về thành phần dạng sống: khi nghiên cứu hệ thực vật ở một khu vực cụ thể, các tác giả đều phân chia và sắp xếp các loài thực vật thành các nhóm dựa vào các tiêu chuẩn cụ thể tuỳ từng tác giả. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, hầu hết các tác giả đều sử dụng cách

18

phân chia dạng sống của Raunkiaer trong những nghiên cứu của mình. Hệ thống phân chia của ông có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo tính khoa học và dễ áp dụng. Ông chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm làm tiêu chuẩn để phân chia các kiểu dạng sống. Vì lẽ đó, trong nghiên cứu của mình, tôi cũng chọn lựa cách phân chia dạng sống này của Raunkiaer.

Những nghiên cứu về cấu trúc rừng còn tƣơng đối ít, mỗi tác giả đều đƣa ra những tiêu chuẩn riêng để xây dựng một cấu trúc rừng thích hợp. Cấu trúc thích hợp tức là mọi tầng cây đều phát triển tốt. Tuỳ từng giai đoạn mà cấu trúc rừng có thể thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã San Sả Hồ, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)