Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở SaPa và KVNC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã San Sả Hồ, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai (Trang 29 - 106)

4. Đóng góp mới của luận văn

1.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở SaPa và KVNC

Do Sa Pa và dãy núi Hoàng Liên là điểm nghỉ mát du lịch nên cũng đã thu hút sự chú ý của không ít khách du lịch mà còn thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đến nghiên cứu ngay từ thời thuộc Pháp. Có thể liệt kê một vài công trình nghiên cứu sau:

- Hệ thực vật vùng núi cao của Pétélot ngƣời Pháp năm 1970.

- Khảo sát đa dạng sinh học và đánh giá công tác bảo tồn trong Chƣơng trình nghiên cứu rừng Frontier – Việt Nam của Andrew Tordoff, Steven Swan, Mark Ginley và Hanna Siurua thuộc Tổ chức khám phá môi trƣờng Luân Đôn, Anh – SEE.

- Đa dạng thực vật có mạch vùng núi Sa Pa – Fansiphan của Nguyễn Nghĩa Thìn – Nguyễn Thị Thời (Nxb Đại Học Quốc Gia – Hà Nội năm 1998).

- Luận chúng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chủ trì thực hiện năm 1993.

- Điều tra đánh giá tiềm năng dƣợc liệu một số vùng trọng điểm của tỉnh Lào Cai – Đề xuất giải pháp, nhằm khai thác hợp lý và bảo tồn và phát triển(1998 - 2000), 2 tập Sở Khoa học công nghệ Lào Cai.

- Đề tài luận án tiến sĩ nghiên cứu các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai của Nguyễn Quốc Trị năm 2003.

Theo kết quả thống kê hiện tại thì Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên có 2021 loài thực vật thuộc 6 ngành thuộc 771 chi, 200 họ[40]. Cụ thể trong bảng 1.2 nhƣ sau:

21

Bảng 1.2. Số loài thực vật ở Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên (Báo cáo xã hộị và đa dạng sinh học Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên )

STT Ngành thực vật Số họ TV Số chi

TV

Số loài TV

1 Quyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1 2 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2 19 3 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 1 2 4 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 25 86 298 5 Hạt trần (Gymnospermae) 6 10 13 6 Hạt kín (Angiospermae) 165 671 1691 6.1 Lớp hai lá mầm(Dicotyledoneae) 141 533 1368 6.2 Lớp một lá mầm (Monocotyledoneae) 24 138 323 Tổng 200 771 2021

Ban quản lý Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên đã bổ sung thêm 823 loài thực vật, 293 chi và 29 họ cho thực vật bậc cao có mạch VQG Hoàng Liên. Đặc biệt đã phát hiện và bổ sung đƣợc 4 loài mới cho hệ thực vật Việt Nam[ 3].

22

Chƣơng II

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới:

Huyện Sa Pa nằm ở độ cao trung bình khoảng 1.500m – 1.800m so với mặt nƣớc biển. Khí hậu trên toàn huyện Sa Pa mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Diện tích tự nhiên của huyện Sa Pa là 678,6 km², dân số hiện khoảng 38.200 ngƣời, bao gồm các dân tộc: H’mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh, Hoa.

Huyện Sa Pa có huyện lỵ là thị trấn Sa Pa, và các xã: Hầu Thào, Bản Phùng, Tả Phìn, Nậm Sài, Thanh Phú, Sa Pả, Lao Chải, Trung Chải, San Sả Hồ, Thanh Kim, Bản Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Van, Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Nậm Cang.

Tại ngã ba ranh giới phía tây của huyện Sa Pa với các huyện Tân Uyên và Tam Đƣờng, trên địa bàn xã San Sả Hồ là ngọn núi Phan Xi Păng, nóc nhà của Đông Dƣơng, cao 3142 m.

- Huyện Sa Pa nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai - Phía Bắc giáp huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai

- Phía Tây giáp huyện Tam Đƣờng, Tân Uyên - tỉnh Lai Châu - Phía Nam giáp huyện Văn Bàn – tỉnh Lào Cai

- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai – tỉnh Lào Cai. Xã San Sả Hồ là khu vực nghiên cứu cách trung tâm huyện Sa Pa khoảng 2 km về phí Tây Nam, có tổng diện tích là 5590ha thuộc Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên, nằm trên địa bàn huyện Sa Pa, có ranh giới nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp thị trấn Sa Pa

+ Phía Nam giáp xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu + Phía Đông Nam giáp xã Lao Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai + Phía Tây Nam giáp xã Bình Lƣ, huyện Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu.

2.1.2 Điạ hình

Đại hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m – 1000m chiếm phần lớn toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng trên dãy núi

23

Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.142m so với mặt nƣớc biển.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai – Cam Đƣờng - Bảo Thắng – Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ thấp hơn, địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, ruộng nƣớc, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp.

Huyện Sa Pa nói chung và xã San Sả Hồ nói riêng địa hình nghiêng và thoải dần theo hƣớng Tây – Tây Nam đến Đông Bắc. Địa hình chủ yếu gồm: Núi cao, thung lũng, sƣờn núi thấp. Mức độ chia cắt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng rất mạnh tạo ra sự phức tạp của địa hình và độ dốc lớn. Độ dốc trung bình phổ biến từ 20 – 300. Hiện tƣợng sạt lở đất, lở núi đã xảy ra nhiều nơi trên các sƣờn núi cao. Hiện tƣợng caxtơ cũng phổ biến và có suối ngầm. Có nhiều loài gỗ quí hiếm nhƣ Pơ mu, Thông đỏ, Giổi râu đỏ…phân bố ở độ cao 1300m – 1500m, điều kiện phù hợp với loài cây thảo quả trồng dƣới tán rừng.

2.1.3. Đất đai

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhƣỡng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 1960 và đánh giá bổ sung năm 1994 cho thấy huyện Sa Pa có 6 nhóm đất chính và đƣợc chia làm 8 loại đất phụ sau:

- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao: Có diện tích 12.060 ha, chiếm 17,77% diện tích tự nhiên. Đất đƣợc hình thành trên độ cao 1700 m – 2800 m, phân bố hầu hết ở các đỉnh núi cao. Thích nghi với các loại cây lâm nghiệp, cây đặc sản, cây dƣợc liệu và cây lƣơng thực, thực phẩm có giá trị.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao từ 700 - 1.700 m: Diện tích 44.300 ha chiếm 65,28 % diện tích tự nhiên, tầng đất trung bình 70 - 100 cm, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dƣợc liệu, cây lƣơng thực, rau màu.

- Nhóm đất mùn thô than bùn trên núi cao: Diện tích 126 ha chiếm 0,18% diên tích tự nhiên, phân bố ở đỉnh cao 2.800 - 3.143 m của đỉnh Phan Xi Păng. Trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm rét khô, mùa đông có băng giá, vì vậy đất mang tính ôn đới khá rõ.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình: Phân bố ở độ cao 400 m – 700 m, diện tích 3.533 ha, chiếm 5.21% diện tích tự nhiên.

24

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa nƣớc (FL): Diện tích 1.065 ha chiếm 1,57 % diện tích tự nhiên, đất đƣợc hình thành trong quá trình canh tác lúa nƣớc lâu đời, phân phố giải rác khắp nơi trong huyện.

- Nhóm đất thung lũng và sản phẩm dốc tụ: Diện tích 862 ha, chiếm 1.27% diện tích tự nhiên.

2.1.4. Khí hậu, thủy văn

Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mƣa kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau.

Do ảnh hƣởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trƣng cơ bản sau:

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40 C, nhiệt độ trung bình từ

18 - 200 C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120 C.

* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ.

* Độ ẩm: Độ ẩm không khí tƣơng đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %, độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 % - 70 %.

* Lượng mưa: Tổng lƣợng mƣa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mƣa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mƣa càng lớn. Mƣa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thƣờng xuyên trong các năm.

* Gió: Sa Pa có hai hƣớng gió chính và đƣợc phân bố theo hai mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Ngoài ra huyện Sa Pa còn chịu ảnh hƣởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phƣơng) cũng rất khô nóng, thƣờng xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.

* Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thƣờng có mƣa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.

* Sương: Sƣơng mù thƣờng xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung

25

lũng kín gió còn có cả sƣơng muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hƣởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống.

Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam đƣợc dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp. Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tƣởng của khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên các hiện tƣợng tuyết rơi, băng giá, mƣa đá, sƣơng muối cũng ảnh hƣởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Thuỷ văn : Sa Pa có mạng lƣới sông suối khá dài, bình quân khoảng 0,7 -1,0

km/km2 , với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo.

- Hệ thống suối Đum có tổng chiều dàu khoảng 50 km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn đƣợc phân thành hai nhánh chính và phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc và Đông Bắc gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Tả Phìn với tổng diện tích lƣu vực khoảng 156 km2 .

- Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lƣu vực khoảng 578 km2 chạy dọc theo sƣờn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và Bản Phùng.

- Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lƣu lƣợng nƣớc thất thƣờng và biến đổi theo mùa, mùa mƣa thƣờng có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ gây nên các hiện tƣợng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp. Mùa khô các suối thƣờng cạn.

2.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện địa chất và khoáng sản, Sa Pa có các loại khoáng sản sau:

- Mô lip đen ở xã Tả Giàng Phình có trữ lƣợng không đáng kể.

- Đô lô mit ở xã Lao Chải và Thị trấn Sa Pa với trữ lƣợng khoảng 3 triệu tấn, có hàm lƣợng MgO dao động từ 16 - 21 %, là nguyên liệu sử dụng cho nhiều lĩnh vực nhƣ: Vật liệu chịu lửa, thuỷ tinh, bột mài và trong công nghiệp luyện kim.

26

- Cao lanh trữ lƣợng khoảng 300.000 tấn ở xã Sa Pả, hàm lƣợng Al2O3 không qua tuyển lọc đạt 36 -38 %, đã đƣợc đƣa vào sản xuất gạch chịu lửa tại nhà máy gạch Cầu Đuống đạt chất lƣợng tốt.

- Nƣớc khoáng siêu nhạt ở Tắk Cô xã Trung Chải.

Hiện nay việc đầu tƣ, khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản còn hạn chế, quy mô nhỏ, hiệu quả thấp.

2.1.6. Tài nguyên rừng

Năm 2012 Sa Pa có 32.878,70 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó đất có rừng tự nhiên 28.010,8 ha, đất có rừng trồng 4.864,9 ha và đất ƣơm cây giống 3 ha. Theo mục đích sử dụng thì đất có rừng sản xuất chiếm 6,26 %, đất có rừng phòng hộ chiếm 48,51 % và đất có rừng đặc dụng chiếm 45,22 %. Trữ lƣợng rừng hiện có ƣớc tính khoảng trên 2,0 triệu m3

gỗ và gần 8,0 triệu cây tre, nứa các loại, diện tích rừng có trữ lƣợng từ giàu đến trung bình chiếm khoảng 25 % diện tích đất lâm nghiệp.

Rừng sản xuất và rừng phòng hộ đƣợc phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở 4 xã thuộc Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên gồm: Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải và San Sả Hồ. Thảm thực vật rừng chủ yếu là rừng tái sinh mật độ thấp với các cây bản địa nhƣ: Pơ mu, Thông tre, Thông nàng, Du sam, Vàng tâm, Gù hƣơng... và rừng trồng với các loại cây nhƣ: Sa mộc, Tống quán sử, Vối thuốc, Mỡ...

Động vật rừng: Theo tài liệu nghiên cứu “Động vật rừng thuộc cảnh quan núi Hoàng Liên” của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thì núi Hoàng Liên hiện có 380 loài động vật khác nhau

nằm trong 24 bộ và 83 họ với số loài nhƣ sau: Thú (Nammanlia) 56 loài, chim (Aves) 217 loài, bò sát (Reptilia) 73 loài và ếch nhái (Amphibia) 34 loài. Trong đó có 37 loài động vật quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ.

Rừng của Sa Pa đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm phòng hộ môi trƣờng, góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán ở hạ lƣu. Tuy nhiên việc khai thác không hợp lý trong thời gian qua đã làm cho tài nguyên rừng bị đe doạ, tầng tán bị phá vỡ, chất lƣợng rừng thấp. Động vật rừng ngày càng giảm về số lƣợng do bị săn bắt và di cƣ đi nơi khác, một số loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy cần có biện pháp khai thác, bảo vệ rừng hợp lý và có hiệu quả hơn.

27

2.2. Điều kiệu xã hội vùng nghiên cứu 2.2.1. Dân số, dân tộc 2.2.1. Dân số, dân tộc

Dân số Huyện Sa Pa theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2012 là 53.899 ngƣời với 7 dân tộc; trong đó ngƣời H’mông chiếm 51,65%, Dao 23,04%, Kinh 17,91%, Tày 4,74%, Dáy 1,36%, Xá Phó 1,06%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 0,23%.

Mật độ dân số trung bình: 64 ngƣời/ km2

phân bố không đều giữa các vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ và dọc quốc lộ, ở các vùng sâu, vùng xa, trên bản mật độ thấp.

Các đồng bào dân tộc cƣ trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm, mây tre đan, một số đồng bào dân tộc ít ngƣời H’mông bán các mặt hàng dân tộc truyền thống cho khách du lịch nƣớc ngoài. Dân tộc Kinh cƣ trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thƣơng mại.

Toàn xã có 607 hộ, chủ yếu là dân tộc H’Mông. Phần lớn nhân dân đều có cuộc sống gắn bó với rừng từ lâu đời nên mọi hoạt động hàng ngày của ngƣời dân cũng ảnh hƣởng đến công tác bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản nhất là công tác phòng chấy chữa cháy rừng hàng năm[55].

2.2.2. Hoạt động nông lâm nghiệp * Nông nghiệp * Nông nghiệp

Trong vụ mùa năm 2012 đã gieo trồng 310 ha, đạt 100% kế hoạch, do thời tiết thuận lợi, mực nƣớc tại các công trình thủy lợi đảm bảo đủ nƣớc tƣới cho cây trồng, sâu bệnh hại cây trồng không đáng kể.

- Lúa: diện tích lúa năm 2012 là 220,2 ha (lúa lai: 200 ha, lúa địa phƣơng 20.2 ha). Năng suất đạt 45,6 tạ/ha, sản lƣợng 1.0003,2 tấn đạt 100% kế hoạch giao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã San Sả Hồ, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai (Trang 29 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)