4. Đóng góp mới của luận văn
2.1.6. Tài nguyên rừng
Năm 2012 Sa Pa có 32.878,70 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó đất có rừng tự nhiên 28.010,8 ha, đất có rừng trồng 4.864,9 ha và đất ƣơm cây giống 3 ha. Theo mục đích sử dụng thì đất có rừng sản xuất chiếm 6,26 %, đất có rừng phòng hộ chiếm 48,51 % và đất có rừng đặc dụng chiếm 45,22 %. Trữ lƣợng rừng hiện có ƣớc tính khoảng trên 2,0 triệu m3
gỗ và gần 8,0 triệu cây tre, nứa các loại, diện tích rừng có trữ lƣợng từ giàu đến trung bình chiếm khoảng 25 % diện tích đất lâm nghiệp.
Rừng sản xuất và rừng phòng hộ đƣợc phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở 4 xã thuộc Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên gồm: Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải và San Sả Hồ. Thảm thực vật rừng chủ yếu là rừng tái sinh mật độ thấp với các cây bản địa nhƣ: Pơ mu, Thông tre, Thông nàng, Du sam, Vàng tâm, Gù hƣơng... và rừng trồng với các loại cây nhƣ: Sa mộc, Tống quán sử, Vối thuốc, Mỡ...
Động vật rừng: Theo tài liệu nghiên cứu “Động vật rừng thuộc cảnh quan núi Hoàng Liên” của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thì núi Hoàng Liên hiện có 380 loài động vật khác nhau
nằm trong 24 bộ và 83 họ với số loài nhƣ sau: Thú (Nammanlia) 56 loài, chim (Aves) 217 loài, bò sát (Reptilia) 73 loài và ếch nhái (Amphibia) 34 loài. Trong đó có 37 loài động vật quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ.
Rừng của Sa Pa đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm phòng hộ môi trƣờng, góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán ở hạ lƣu. Tuy nhiên việc khai thác không hợp lý trong thời gian qua đã làm cho tài nguyên rừng bị đe doạ, tầng tán bị phá vỡ, chất lƣợng rừng thấp. Động vật rừng ngày càng giảm về số lƣợng do bị săn bắt và di cƣ đi nơi khác, một số loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy cần có biện pháp khai thác, bảo vệ rừng hợp lý và có hiệu quả hơn.
27