4. Đóng góp mới của luận văn
2.2.7. Đánh giá chung
Xã San Sả Hồ có chủ yếu là dân tộc H’mông (92,5%) phong tục tập quán của nhân dân còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao, trẻ em thất học nhiều, bệnh xã hội và tệ nạn xã hội còn phổ biến.
30
Nền sản xuất còn lạc hậu, mang tính chất tự cung tự cấp, năng suất thấp, đời sống nhân dân còn nghèo, lạc hậu. Cơ sở hạ tầng kém, giao thông, vận tải còn nhiều khó khăn gây cản trở cho việc giao lƣu hàng hóa và phát triển thị trƣờng.
Hiện tƣợng du canh, tái du cƣ, phá rừng, phát nƣơng làm rẫy, săn bắn động vật rừng bừa bãi còn phổ biến, cháy rừng vẫn thƣờng xuyên xảy ra.
Tỷ lệ dân số cao, nhu cầu về củi, gỗ lớn dẫn đến hiện tƣợng phá rừng, săn bắn động vật đã gây ra sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
Xã San Sả Hồ là khu vực có địa hình rất phức tạp, nhiều cảnh quan khác nhau nên khu vực nghiên cứu có các kiểu rừng núi đất, núi đá và các thung lũng xen kẽ nhau. Có rất nhiều quần xã thực vật khác nhau tạo nên khu hệ thực vật tƣơng đối phong phú và đa dạng.
Vị trí tƣơng đối thuận lợi, cách thị trấn Sa Pa khoảng 2 km, có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành là nơi phát triển khu du lịch sinh thái hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nƣớc.
31
Chƣơng III
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Là 5 trạng thái thảm thực vật tại xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai bao gồm: - Trạng thái rừng trên núi đất
- Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá - Trạng thái rừng thứ sinh
- Trạng thái thảm cây bụi - Trạng thái thảm cỏ
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Phƣơng pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC)
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp của Hoàng Chung (2008) [11] nhƣ sau:
- Tuyến điều tra: trƣớc hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các TĐT. TĐT đầu tiên có hƣớng vuông góc với đƣờng đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 – 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí OTC và ODB (2x2m) để thu thập số liệu OTC.
- Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC là 400m2 (20 x 20m) cho các trạng thái rừng và cây bụi. Ô dạng bản (ODB) đƣợc bố trí trên các đƣờng chéo, đƣờng vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Với thảm cỏ dùng diện tích 2x2m. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB để thu thập số liệu bổ sung. Trong các OTC, chúng tôi tiến hành xác định tên khoa học, dạng sống và đo chiều cao của cây để xác định cấu trúc phân tầng của các trạng thái thảm thực vật.
- Trên mỗi TĐT tiến hành lập 3 OTC và đƣợc phân bố đồng đều ở vị trí. Tổng số OTC là 5 x 3 = 15 ô.
3.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp nhƣ: tên latinh (hoặc tên địa phƣơng), dạng sống (thân gỗ, thân bụi, thân thảo, dây leo). Những loài chƣa biết tên lấy mẫu về để định loại.
32
- Trong OTC, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ODB), cách thu mẫu cũng giống nhƣ tuyến điều tra.
- Phƣơng pháp đo chiều cao và đƣờng kính của cây: thu thập các thông tin về thành phần loài, chiều cao vút ngọn (Hvn), đƣờng kính thân cây (D1,3). Cụ thể nhƣ sau:
+ Đo đếm toàn bộ những cây có chiều cao (chiều cao vút ngọn- Hvn) 4m trở xuống đƣợc đo bằng sào có chia vạch đến 0,1m, đối với cây cao trên 4m đƣợc đo bằng thƣớc Blumeleiss đo theo nguyên tắc lƣợng giác.
+ Đo đƣờng kính cây (tại điểm cách mặt đất 1,3m – D1.3). Những cây có đƣờng kính từ 20cm trở xuống đo trực tiếp bằng thƣớc kẹp với độ chính xác 0,1cm.
+ Đo đƣờng kính cây: Điểm đo cách mặt đất 1.30m (D1.30). Những cây có đƣờng kính 20cm đƣợc đo bằng thƣớc kẹp với độ chính xác 0.10cm, những cây từ 20cm trở lên đo đƣợc chu vi bằng thƣớc dây sau đó tra bảng tƣơng quan đƣờng kính, chu vi, tính đƣợc đƣờng kính tƣơng ứng.
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu thực vật
- Xác định tên khoa học, tên địa phƣơng của các họ, loài cây theo các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân (1997) [5], Phạm Hoàng Hộ (1991) [22], Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam [50].
- Xác định dạng sống theo Raunkiaer (1934), Hoàng Chung (2008) [11]. Theo cách phận loại này, dạng sống gồm các kiểu chính sau:
1. Chồi trên mặt đất (Phanerophytes), chồi tạo thành ở những cây này phải nằm trên độ cao nào đó (từ 25cm trở lên), thuộc vào nhóm này gồm các cây gỗ, cây bụi.
2. Chồi mặt đất (Chamaetophytes), chồi hình thành ở độ cao không lớn so với mặt đất (dƣới 25cm). Thuộc nhóm này có cây bụi nhỏ, cây nửa bụi,những cây dạng gối, rêu sống trên mặt đất.
3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes), chồi đƣợc tạo thành nằm sát mặt đất, thuộc nhóm này gồm nhiều cây thảo sống lâu năm.
4. Cây chồi ẩn (Crytophytes), chồi đƣợc hình thành nằm dƣới đất, thuộc nhóm thực vật địa sinh (cây thân hành, thân củ, thân rễ) hoặc cây mọc từ đáy ao hồ.
5. Cây một năm (Therophytes), trong mùa bất lợi nó tồn tại ở dạng hạt, thuộc nhóm cây một năm.
33
- Xác định các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC theo Sách đỏ Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ (2007) phần thực vật [41], Danh lục đỏ IUCN (2006) [59]và nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 30 tháng 03 năm 2006 [9].
3.2.4. Phƣơng pháp điều tra trong nhân dân
Trực tiếp phỏng vấn ngƣời chủ rừng hoặc các cơ quan chuyên môn (chi cục kiểm lâm, UBND xã…) để nắm đƣợc các thông tin về điều kiện tự nhiên ở KVNC, trạng thái của rừng, tên các loài thực vật (tên địa phƣơng), những tác động của con ngƣời và động vật…
34
Chƣơng IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đa dạng thảm thực vật và hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu 4.1.1. Đa dạng thảm thực vật
Thành phần thực vật cùng với các yếu tố phát sinh quần thể khác đã tạo nên ở KVNC một kiểu thảm thực vật rừng chính, đó là kiểu rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới và ôn đới trên núi mà chủ yếu là các kiểu phụ thổ nhƣỡng kiệt nƣớc trên núi đá và trên vùng núi đất. Tuy nhiên hiện nay, những trạng thái rừng nguyên sinh điển hình đặc trƣng của các kiểu thảm trên còn lại rất ít và phân bố ở những nơi hiểm trở, xa xôi, trên đỉnh núi và thuộc khu bảo tồn của Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên. Phần lớn thảm thực vật rừng nguyên sinh đã bị tác động phá hoại ít nhiều hoặc mất đi những đặc trƣng của cấu trúc ban đầu, hoặc là bị phá huỷ hoàn toàn và thay vào đó là những trạng thái thảm thực vật khác nhau trong chuỗi diễn thế suy thoái hoặc phục hồi. Qua điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa, chúng tôi xác định ở xã San Sả Hồ hiện tại có trạng thái thảm thực vật sau đây:
4.1.1.1. Trạng thái rừng trên núi đá
Kiểu rừng này trong khu vực nghiên cứu có độ cao từ 1200m – 2200m. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác quá mức diễn ra trong một thời gian dài nên diện tích rừng nguyên sinh chƣa bị tác động của kiểu rừng này hiện tại còn lại rất ít, phân bố rải rác trên các đỉnh núi đá cao, dốc hiểm trở, xa đƣờng giao thông và của Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên. Loài thực vật ƣu thế phổ biến rất đặc trƣng trong các quần xã thực vật ở đây là họ Sồi dẻ (Fagaceae) nhƣ Dẻ fansipan (Castanopsis phansipanensis), Dẻ đá (Lifhocarpus fordiana), họ Re (Lauraceae) nhƣ Re hƣơng, Re xanh phấn (Cinnamomum glaucescens), Cà duối hoa vàng (Cryptocarya densiflora), họ Hồng xiêm (Sapotaceae) nhƣ Sến mật (Madhuca pasquierri)…Các cây gỗ đa số có chiều cao trên 25m và đƣờng kính trung bình 50cm - 60cm. Phần lớn diện tích rừng trên núi đá ở đây đã bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động khai thác của con ngƣời. Những cây gỗ cao to đã bị khai thác gần hết, chỉ còn lại những cây ở Vƣờn Quốc gia nhƣ núi xẻ và cây nhỏ có chiều cao 10 - 15m, đƣờng kính 20 - 25cm và những cây con tái sinh.
4.1.1.2. Trạng thái rừng trên núi đất
Trong khu vực nghiên cứu, kiểu rừng này phân bố trên các vùng đồi núi đất ở độ cao từ 1200m trở lên. Các loài thực vật chủ yếu trong kiểu thảm này là Xoan đào tía (Prunus arborea),
35
Táo mèo (Docynia indica), Tống quán sử (Alnus nepalensis), Ban núi (Hypericum leschenaultii), Vả (Ficus auriculata)… chúng thƣờng mọc thành những quần thể nhỏ và rải rác.
4.1.1.3. Trạng thái rừng trong thung lũng
Trong những vùng không bị tác động của con ngƣời, thành phần thực vật ở đây có nhiều loài cây gỗ cao trung bình 25m, đƣờng kính trung bình 45cm - 60cm. Đó là các loài Giổi râu đỏ (Manglietia rufibarbata), Re (Cinnamomum sp), Kẹn (Aesculus assamica),
Kháo vàng lá to (Machilus grandifolia), Cà duối hoa vàng (Cryptocarya densiflora)…
4.1.1.4. Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá
Kiểu rừng này chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong khu vực nghiên cứu. Thành phần loài thực vật phổ biến và hay gặp là Vân sam fansipăng (Abies fansipanensis), Kim giao
(Nageia fleuryi), Thông đỏ (Taxus wallichiana), Pơ mu (Fokienia hodginsii )…
4.1.1.5. Trạng thái rừng rậm ở dông núi
Kiểu rừng này xuất hiện ở các dông núi có độ cao khoảng 2500m – 2700m với ƣu thế các loài nhƣ Cà ổi đỏ (Castanopsis hystrix), Kha thụ sapa (Castanopsis chapaensis), Mò cứng (Cryptocarya ferrea), Dâu da xoan (Spondias lakoensis), Bời lời tổ ong (Litsea foveolata), Táo dại (Docynia delavayi), Dâu đất dại (Duchesnea indica)……. Các loài phân bố ở đây thƣờng là cây gỗ thấp từ 5m – 7m, vỏ dày, có nhiều rêu phủ kín, phân cành sớm, cong queo, khúc khuỷu, tán lá thƣa và lá dày.
4.1.1.6. Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác
Ở kiểu rừng này, thảm thực vật rất đa dạng về thành phần loài cũng nhƣ về cấu trúc hình thái. Ở đây là rừng hỗn giao cây lá rộng và trúc, kiểu này chúng tôi gặp trên các sƣờn dốc bị tác động của con ngƣời do chặt tỉa hay do nạn cháy rừng. Chủ yếu các loài cây gỗ đặc trƣng nhƣ Kháo (Machilus odoratissima), Re Cinnamomum sp), Re gân lõm (Cinnamomum impressineurium), Cà lồ bắc (Caryodaphnopsis tonkinensis), Re rừng (Cinnamomum ovatum), Kháo vàng lá to (Machilus grandifolia), Dẻ rừng (Lithocarpus silvicolarum), Cà ổi đỏ (Castanopsis hystri)… Mọc xen kẽ lẫn trúc và một số dây leo gỗ. Chúng phần lớn là những cây ƣa sáng.
4.1.1.7. Trạng thái rừng tre nứa
Trong khu vực nghiên cứu rừng tre nứa có 50 ha, các loài tre nứa phổ biến là Nứa
36
thƣa (Arundinaria amabilis), Tre ngọt (Chimonobambusa microfloculosa)… Có thể gặp chúng mọc xen với các loài cây gỗ hoặc mọc thành những quần thể nhỏ thuần loài.
4.1.1.8. Trạng thái thảm cây bụi
Trảng cây bụi là kiểu khá phổ biến hiện nay đƣợc gặp khắp mọi nơi trong khu vực nghiên cứu. Nó là hậu quả của quá trình phá rừng bởi sự khai thác quá mức, khai thác không kế hoạch, bởi hiện tƣợng phát nƣơng làm rẫy và du canh du cƣ. Thực vật đặc trƣng cho kiểu này là những cây ƣa sáng ở các mức độ khác nhau tùy theo vị trí, độ dốc, đất đai, độ ẩm mà thành phần của chúng khác nhau sẽ khác nhau nhƣ Bời lời xám liệm (Litsea helferi), Lô sáng (Miscanthus floridulus), Mua thƣờng (Melastoma normale), Găng (Aidia pycrantha),
Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum)...
4.1.1.9. Trạng thái thảm cỏ
Kết quả điều tra cho thấy thảm cỏ hình thành do hậu quả ngƣời dân phát nƣơng, làm rẫy và tiếp theo là quá trình chăn thả và dẫm đạp của trâu bò và nạn cháy rừng. Trong kiểu này thƣờng gặp là Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ cứt lợn
(Ageratum conyzoides), Cam thảo (Abrus precatorius), Cỏ lông nê-pô (Arundinella nepalensis), Riềng dại (Alpinia macroura)…
4.1.1.10. Trạng thái thảm thực vật cây trồng
Kiểu thảm cây trồng lâm nghiệp: Đây là kiểu nhân tác gặp trên các đồi núi trọc gồm 04 loài cây đƣợc trồng phổ biến là Sa mu (Cunninghamia lanceolata), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông ba lá (Pinus kesiya) và Tống quán sử (Alnus nepalensis).
Kiểu thảm thực vật cây trồng nông nghiệp: Đây là kiểu thảm thực vật phổ biến của các đồng bào dân tộc bao gồm ruộng bậc thang trồng Lúa nƣớc, Ngô và Lúa cạn. Các loại cây này thƣờng trồng theo mùa, mùa bỏ hoang thì xuất hiện chủ yếu các loài họ cúc nhƣ Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Rau khúc (Gnaphalium multiceps), Ngải cứu rừng
(Artemisia japonica), Rau giếp cá (Hottuynia cordata). Đây là kiểu mà chúng ta thƣờng gặp ở các bản làng của bà con dân tộc.
4.1.2. Đa dạng hệ thực vật
Trong quá trình nghiên cứu ngoài thực địa, do có nhiều khó khăn nhƣ địa hình phức tạp, độ cao của núi lớn, thời gian nghiên cứu hạn chế…nên chúng tôi chỉ tập trung điều tra nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật (thành phần loài) trong 5 trạng thái thảm thực vật, với
37
độ cao từ 1200m trở lên so với mực nƣớc biển. Năm trạng thái chọn nghiên cứu là: rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá, rừng thứ sinh nhân tác, thảm cây bụi và thảm cỏ.
4.1.2.1. Đa dạng các bậc taxon trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC
Tại KVNC qua điều tra bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 289 loài, thuộc 235 chi, 102 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Các ngành thực vật bậc cao có mạnh trong KVNC STT Ngành thực vật Họ Chi loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 0,98 1 0,43 1 0,34 2 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 1,96 2 0,68 2 0.68 3 Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 0,98 1 0,43 2 0,68 4 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 10 9,81 14 5,95 17 5.67 5 Hạt trần (Gymnospermae) 6 5,88 8 3,40 10 3,36 6 Hạt kín (Angiospermae) 82 80,39 209 88,93 266 89,26 Lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae) 68 66,67 159 67,66 200 67,11 Lớp một lá mầm (Monocotyledoneae) 14 13,73 50 21,27 66 22,15 Tổng 102 100 235 100 298 100 Hình 4.1. Tỷ lệ % Các ngành thực vật bậc cao có mạnh trong KVNC
38
Qua bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy, thành phần thực vật trong các bậc taxon ở KVNC là không đồng đều. Trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch thì ngành Hạt kín (Angiospermae) có số họ, chi và loài phong phú nhất gồm 82 họ (chiếm 80,39%), 209 chi (chiếm 88,93%) và 266 loài (chiếm 89,26%). Tiếp đến là ngành Dƣơng xỉ
(Polypodiophyta) với 10 họ (chiếm 9,81%), 14 chi (chiếm 5,95%) và 17 loài (chiếm 5,68%). Ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 6 họ (chiếm 5,88%), 8 chi (chiếm 3,40%) và 10 loài (chiếm 3,36%). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ (chiếm 1,96%), 2 chi(chiếm 0,86%) và 2 loài (chiếm 0,68%). Ngành Cỏ tháp bút
(Equisetophyta) có số 1 họ (0,98%), 1 chi (chiếm 0,43%) và 2 loài (chiếm 0,68%). Ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta) đều có số họ, chi và loài thấp nhất (đều có 1 họ (chiếm 0,98%), 1 chi (chiếm 0,43%) và 1 loài (chiếm 0,22%)).
Trong ngành Hạt kín (Angiospermae, lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) có tới 58 họ (55,23%), 193 chi (60,31%) và 476 loài (61,34%), trong khi đó lớp Một lá mầm (Liliopsida) có số họ, chi và loài thấp hơn rất nhiều: 22 họ (20,95%), 89 chi (27,81%) và 228 loài (29,38%).
4.1.2.2. Đa dạng về số họ và số chi trong các trạng thái thảm thực vật
Số họ và số chi trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC đƣợc trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng và tỷ lệ(%) các họ, chi trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC
ơ STT Các trạng thái thảm thực vật Họ Chi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Rừng trên núi đất 83 81,37 198 84,25 2 Rừng trên núi đất lẫn đá 78 76,47 181 77,02 3 Rừng thứ sinh 91 89,22 213 90,06 4 Thảm cây bụi 47 46,07 106 45,11 5 Thảm cỏ 25 24,51 59 25,11 Tổng số 102 235
39
Hình 4.2. Số lƣợng và tỷ lệ(%) các họ, chi trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC
Qua phân tích bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy, số lƣợng các họ và chi trong các quần xã nghiên cứu là khá phong phú. Cụ thể nhƣ sau:
- Trạng thái rừng trên núi đất: có 83 họ (chiếm 81,37% so với tổng số họ trong KVNC), 198 chi ( chiếm 84,25% so với tổng số chi trong KVNC).
- Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá: có 78 họ (chiếm 76,47%), 181 chi (chiếm 77,02%). - Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác: có 91 họ (chiếm 89,22%), 213 chi (chiếm 90,06%). - Trạng thái thảm cây bụi, số lƣợng họ và chi đã giảm đi nhiều, có 47 họ (chiếm 46,07%) và 106 chi (chiếm 45,11%).
- Trạng thái thảm cỏ, số lƣợng họ và chi thấp nhất, có 25 họ (chiếm 24,51%) và 59 chi (chiếm 25,11%).
4.1.2.3. Đa dạng về số loài trong các chi và các họ trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC
4.1.2.3.1. Đa dạng về số loài trong các chi
Ở KVNC, chúng tôi đã thu đƣợc 298 loài thuộc 235 chi. Sự phân bố của các loài trong các chi khá chênh lệch. Trong tổng số 235 chi thì có tới 184 chi chỉ có 1 loài, 51 chi còn lại có từ 2 loài trở lên đƣợc tổng hợp trong bảng 4.3.
Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy, 51 chi có nhiều loài nhất thuộc 34 họ, 4 ngành là