Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2012

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty cổ phần xi măng vicem hoàng mai (Trang 81 - 112)

Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện So sánh (%)

Doanh thu Triệu đồng 1.645.000 1.650.776 100,35

Giá vốn hàng bán Triệu đồng 1.153.900 1.168.409 101,26

CPQLDN Triệu đồng 63.500 65.393 102,98

CPBH Triệu đồng 74.500 65.727 88,22

CPHĐTC Triệu đồng 132.500 103.372 78,02

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 163.000 132.459 81,26

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 142.600 112.709 79,04

LNST/DT % 8,00 7,31 91,38

LNST/VC % 15,63 12,22 78,18

Doanh thu năm 2012 đạt 1.650.776 triệu đồng, bằng 100,35% so với kế hoạch Đại hội đồng cổ đông thông qua, bằng 111,80% so với năm 2011. Mặc dù cơ quan điều hành đã tìm nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên do tác động của việc tăng giá than, dầu cao hơn so với dự kiến ngân sách năm 2012 nên lợi nhuận năm 2012 không đạt so với kế hoạch mà Đại hội cổ đông đề ra. Cụ thể lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 81,26% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 79,04% so với kế hoạch.

Theo báo cáo của tổng giám đốc về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012. Lợi nhuận không đạt được kế hoạch là do:

Các yếu tố làm tăng lợi nhuận

- Chi phí hoạt động tài chính giảm 28,9 tỷ đồng (KH=132,5 tỷ, TH= 103,6 tỷ đồng), doanh thu tài chính tăng 4,3 tỷ đồng làm tăng lợi nhuận 33,2 tỷ đồng.

- Chi phí sữa chữa tài sản cố định giảm 24,7 tỷ đồng (KH=73,5 tỷ đồng, TH = 48,8 tỷ đồng), lợi nhuận tăng 22,4 tỷ đổng.

- Công ty chủ động chạy máy ở giờ thấp điểm nên giá điện bình quân giảm so với kế hoạch 92 đồng/Kwh; tiêu hao điện năng giảm so với kế hoạch

(tiêu hao điện năng cho 1 tấn xi măng giảm 0,54 kwh, clinker giảm 1,7 kwh). Giá điện và tiêu hao điện năng giảm đã làm tăng lợi nhuận 15,9 tỷ đồng.

- Tiêu hao dầu cho cho sản xuất clinker giảm 2,3 kcal/kg clinker (KH= 10,8 kcal/kg clinker; TH=8,5 kcal/kg clinker), giá thành clinker giảm, lợi nhuận tăng 4,4 tỷ đồng.

- Tỷ lệ pha phụ gia xi măng PCB30 tăng 9,4% (KH=22%; TH=31,4%), lợi nhuận tăng 8,5 tỷ đồng.

- Chi phí khuyến mại giảm 6.521 đồng/tấn (KH=30.000 đồng/tấn; TH=23.479 đồng/tấn), chi phí bán hàng giảm, lợi nhuận tăng 8,9 tỷ đồng.

Các yếu tố làm giảm lợi nhuận

- Chiết khấu bán hàng tăng 48.845 đồng/tấn so với kế hoạch (NS=39.601 đồng/tấn, TH=88.446 đồng/tấn), lợi nhuận giảm 66,8 tỷ đồng.

- Giá than tăng 27 đồng/kcal so với kế hoạch làm giảm lợi nhuận 30,4 tỷ đồng. Tiêu hao than tăng 30 kcal/ tấn clinker làm giảm lợi nhuận 14,7 tỷ đồng.

- Sản lượng xi măng tiêu thụ giảm so với kế hoạch (giảm 83 ngàn tấn) làm giảm lợi nhuận 8 tỷ đồng.

- Tỷ lệ pha phụ gia PCB40 giảm 0,7% (KH=15,5%; TH=14,8%), giá thành xi măng PCB40 tăng, lợi nhuận giảm 3,9 tỷ đồng.

2.5 . Đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai

2.4.1. Những mặt đã đạt được

Thành công lớn nhất ghi nhận mọi nỗ lực của công ty là mức lợi nhuận 2 năm đều dương, mặc dù năm sau có giảm nhưng nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan trong đó chủ yếu là do nguyên nhân khách quan (giá nguyên vật liệu đầu vào tăng đột ngột).

Các hệ số sinh lời năm 2012 tuy đã giảm so với 2011 nhưng vẫn vẫn đứng ở vị trí cao so với các doanh nghiệp trong ngành.

Năm 2012, Công ty thực hiện có hiệu quả đối với sản xuất kinh doanh sản phẩm phụ gồm đá xây dựng, bê tông thương phẩm, gạch block; đối với sản phẩm đá xây dựng và gạch block, công ty đã thực hiện tiêu thụ sản lượng cao hơn nhiều so với năm 2011 và vượt xa mức kế hoạch năm 2012 đề ra. Sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2012 của công ty tăng trưởng 3,7% so với năm 2011. Do đó mà doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 8,11% so với năm 2011.

Năm 2012 công ty đã có nhiều biện pháp mở rộng địa bàn tiêu thụ, kiện toàn hệ thống phân phối như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường ở tất cả các địa bàn, trên cơ sở đó kịp thời đề xuất cơ chế giá bán, khuyến mại linh hoạt để phối hợp với các đơn vị trong Tổng công ty kích thích các nhà phân phối, các dự án, đại lí bán lẻ tăng sản lượng tiêu thụ. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả chất lượng đội ngũ cán bộ thị trường, đánh giá đội ngũ cán bộ thị trường thông qua kết quả tiêu thụ ở từng địa bàn.

+ Tích cực củng cố hệ thống nhà phân phối tại thị trường cốt lõi, thị trường mục tiêu, hỗ trợ Hiệp hội nhà phân phối xi măng Vicem Hoàng Mai tại Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh hoạt động có hiệu quả.

Năm 2012, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty tăng nhẹ so với năm 2011, tổng nguồn vốn chỉ tăng 1,1%, trong đó chủ yếu là sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, cơ cấu nguồn vốn dịch chuyển theo hướng giảm dần nợ phải trả, đặc biệt là nợ dài hạn, tăng dần vốn chủ. Mặc dù sự dịch chuyển còn chậm nhưng nó cũng là một tín hiệu tích cực của công ty trong năm 2012- năm mà toàn ngành xi măng lâm vào cuộc khủng hoảng nợ, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Năm 2012, cơ cấu sản phẩm được thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện của công ty: chuyển hướng cơ cấu sản phẩm, tăng tiêu thụ xi măng rời và xi măng PCB30 nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Năm 2012, công ty đã thực hiện tốt việc tiết kiệm một số chi phí như: chi phí quản lí, chi phí bán hàng, đặc biệt tiết kiệm hơn 28 tỉ đồng chi phí tài chính so với ngân sách được phê duyệt.

2.4.2. Những mặt tồn tại

Công tác quản lí chi phí đầu vào

Năm 2012 tuy lợi nhuận dương nhưng đã giảm 13,01% so với năm 2011, ngoài nguyên nhân khách quan là do giá chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, còn có nguyên nhân chủ quan là do hao phí nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm và chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm tăng so với năm 2011. Hao phí tăng lên là do công ty đã sử dụng lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất, công tác quản lí chi phí chưa được quan tâm đúng mức.

Hàng tồn kho

Năm 2012 hàng tồn kho tăng khá nhanh so với năm 2011. Hàng tồn kho lớn kéo theo đó là chi phí lưu kho, bảo quản tăng, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu của hàng tồn kho năm 2012, nhận thấy, chi phí kinh doanh dở dang chiếm một tỉ trọng lớn (43,10%), và tăng đột biến trong năm 2012 (120,03%), sự tăng lên này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2012 bị trì trệ hơn năm 2011.

Về hiệu quả sử dụng vốn:

Năm 2012 hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động còn thấp và giảm so với năm 2011. Vòng quay vốn lưu động, tỉ suất lợi nhuận trên vốn lưu

động giảm mạnh so với năm 2011, như vậy có thể nói việc đầu tư thêm vốn lưu động chưa thực sự hiệu quả.

Về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời còn thấp và được xếp vào nhóm các công ty có hệ số thanh toán nhanh thấp của ngành.

Trên đây là toàn bộ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai. Qua quá trình phân tích chúng ta đã có những nhìn nhận khách quan về tình hình lợi nhuận của công ty, từ đó ta cũng nhận thấy được sự khó khăn, phức tạp trong việc quản lý các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Dựa vào tình hình thực tế nói trên em đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận của công ty trong những năm tới.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM HOÀNG MAI

3.1. Định hướng phát triển và những nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới gian tới

Lợi nhuận luôn giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó quyết định sự tồn tại và là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cách duy nhất là thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đảm bảo thu được lợi nhuận và lợi nhuận ngày một tăng lên. Chỉ khi sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao thì doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường, mới tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, hơn nữa đây là nguồn đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai ta nhận thấy những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tăng lợi nhuận của công , do đó đòi hỏi phải có biện pháp cụ thể để khai thác lợi thế kinh doanh đồng thời cần đề ra những giải pháp nhằm khắc phục được những khó khăn của công ty trong thời gian tới. Chính vì vậy em xin đề xuất một số phương hướng và biện pháp nhằm phấn đấu tăng lợi nhuận công ty.

3.1.1. Bối cảnh kinh tế

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: môi trường kinh tế - tài

chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa – xã hội... Những biến động về kinh tế - xã hội trên thế giới, cũng như trong nước đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, do vậy, để có thể đưa ra một quyết định tài chính nào thì doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội tại thời điểm đó. Vì vậy, trước khi đề cập đến phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong năm 2013, em xin trình bày qua về bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam trong năm 2013.

3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới năm 2011-2012

Nền kinh tế thế giới năm 2011-2012 diễn biến khá phức tạp: những biến động về chính trị, xã hội ở một số nước Trung Đông và Châu Phi tác động làm tăng mạnh giá dầu mỏ, giá vàng, lương thực và một số loại nguyên vật liệu cơ bản, đặc biệt giá dầu thô trong năm 2012 đạt kỉ lục mới.

Lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa nguyên liệu thô đã tăng 8% chỉ trong vài tháng do ảnh hưởng từ các chương trình nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2013 và tình hình bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông. Nhiều nước ở châu Á có mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm qua, như Trung Quốc 5%, Ấn Ðộ 8,2%, Hàn Quốc 4,7%... Trong bối cảnh đó, thảm họa động đất, sóng thần và nguy cơ ảnh hưởng phóng xạ từ Nhật Bản đang có nguy cơ đẩy lạm phát tiếp tục tăng cao hơn tại châu Á do nhu cầu nhập khẩu năng lượng, vật tư xây dựng, nông hải sản của Nhật Bản tăng mạnh, trong khi nguồn cung xuất khẩu các chi tiết công nghệ của Nhật Bản cho các ngành sản xuất hàng điện tử của châu Á lại giảm.

Thị trường tài chính tiền tệ quốc tế vẫn biến động phức tạp: thị trường chứng khoán thế giới bị tác động mạnh trước những biến cố chính trị và thiên

tai. Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tiếp tục xu hướng giảm giá so các đồng tiền chủ chốt, ngược lại đồng EUR trong quý I tăng giá mạnh nhất trong lịch sử (tăng 3,5%). Các luồng vốn đầu tư, thương mại toàn cầu bị xáo trộn, khiến ngay cả Trung Quốc cũng phải chịu thâm hụt thương mại cao nhất trong bảy năm qua.

Dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế thì cho rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Nhật Bản thấp hơn năm 2012 còn đối với Trung Quốc và các nước ASEAN thì chỉ tăng cao hơn một chút. Quan hệ về đầu tư và xuất nhập khẩu của các nước với Việt Nam về cơ bản chưa có gì khởi sắc.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chuyển từ trạng thái tăng trưởng yếu sang lạm phát cao, nhiều nước đã phải thay đổi lại chính sách kinh tế theo hướng chuyển mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng sang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; với những biện pháp chủ yếu như: Thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua nâng lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc; đưa ra các gói hỗ trợ tài chính để tăng lương cho người lao động bù lạm phát, hỗ trợ cho sinh viên và người thất nghiệp để cải thiện phúc lợi xã hội; cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm tổng chi nhưng tăng chi cho khu vực nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và an sinh xã hội cho khu vực nông thôn; tiếp tục duy trì các chương trình trợ giá cho các mặt hàng chiến lược. Dự báo, những chính sách có tính chất thắt lưng buộc bụng và thắt chặt tiền tệ của các nước sẽ khiến cho nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn; lạm phát sẽ được kiểm soát nhưng chỉ trong trường hợp không gặp bất lợi từ giá dầu và giá lương thực, thực phẩm; và tại một vài nước, những khó khăn về kinh tế sẽ là yếu tố để chuyển hóa thành những bất ổn về chính trị - xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát

thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước.

Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Đã có một số chuyên gia cao cấp ở một số lĩnh vực đưa ra dự báo về kinh tế thế giới năm 2013 và đều nhận định là không mấy khả quan so với năm 2012, thậm chí còn có một số dự báo cho rằng khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm vào năm 2013.

3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2011-2012

Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết quả thực hiện trong năm 2012 được thể hiện ở một số điểm dưới đây:

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2011 (đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trưởng âm). So với tháng 12 năm 2011, chỉ số CPI năm 2012 tăng khoảng 5,2% so với 2011.

Tỷ giá hối đoái ít thay đổi. Thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường. Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Cán cân thanh toán quốc tế trong 9 tháng ước thặng dư khoảng8 tỷ USD.

Lao động, việc làm trong năm 2012 ước giải quyết được khoảng 1.165 nghìn lao động, tăng khoảng 3,3% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt 72,8% kế hoạch năm 2012.

Số doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng năm 2012 đạt hơn 47.000

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty cổ phần xi măng vicem hoàng mai (Trang 81 - 112)