măng Vicem Hoàng Mai
3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ, phấn đấu tăng sản lượng và doanh thu tiêu thụ
Trong năm qua công ty đã tăng được doanh thu tiêu thụ, tuy nhiên tốc độ tăng còn nhỏ và chậm hơn so với tốc độ tăng lên của các yếu tố đầu vào. Vì vậy trong năm tới để gia tăng lợi nhuận, công ty cần phấn đấu hơn nữa để tăng sản lượng và doanh thu tiêu thụ. Để thực hiện được công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
-Tích cực khai thác thị trường hiện tại đồng thời tìm kiếm các thị trường mới.
Nếu sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn, khả năng cạnh tranh cao, sức mua lớn , thì công ty sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh chóng. Vì vậy trong năm 2013, bên cạnh việc giữ ưu thế cạnh tranh, tăng sản lượng tiêu thụ tại thị trường cốt lõi (Nghệ An), thị trường mục tiêu (Hà Tĩnh ,Thanh Hóa), công ty cần mở rộng thị trường tiêu thụ đưa xi măng vào các công trình lớn như: khu kinh tế Nghi Sơn, khu kinh tế Vũng Áng, các dự án thủy điện… Để làm được điều này, công ty cần:
• Tăng cường các biện pháp quảng cáo, giới thiệu sản phẩm rộng rãi, tiếp tục sàng lọc, lựa chọn tiến tới hoàn thiện hệ thống nhà phân phối, hiệp hội nhà phân phối có đủ năng lực, có tâm huyết, gắn bó cùng công ty.
• Thêm vào đó, công ty cần có các biện pháp nhằm tìm kiếm thị trường để xuất khẩu xi măng, coi đây là định hướng quan trọng đón đầu lợi thế khi cảng nước sâu Nghi Sơn, Đông Hồi đi vào hoạt động. Có được thị trường xuất khẩu là điều kiện khả thi để khảo sát, mở rộng công suất sản xuất của nhà máy.
• Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại địa bàn nhà máy, phát triển hệ thống đại lý trên thị trường, nâng cao tỷ trọng xi măng tiêu thụ trong khối
dân sinh, tăng cường mở rộng và giữ vững thị trường đã có, đặc biệt là thị trường cốt lõi (khu vực Nghệ An), thị trường mục tiêu (Thanh Hóa, Hà Tĩnh); nghiên cứu bổ sung thị trường mục tiêu để từng bước đưa sản phẩm thâm nhập thị trường nhằm chuẩn bị cho mở rộng công suất sản xuất của nhà máy. Nâng cao sức cạnh tranh nhằm phát huy hết năng lực của dây chuyền sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tìm kiếm thị trường để xuất khẩu xi măng, coi đây là định hướng quan trọng đón đầu lợi thế khi cảng nước sâu Nghi Sơn, Đông Hồi đi vào hoạt động. Có được thị trường xuất khẩu là điều kiện khả thi để khảo sát, mở rộng công suất sản xuất của nhà máy.
• Đầu tư đúng mức cho công tác chăm sóc khách hàng, xử lí nhanh các thủ tục giao nhận hàng tại nhà máy và các khiếu nại liên quan của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
• Chất lượng sản phầm là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, để có thể tiếp tục duy trì vị thế của mình trên thị trường và mở rộng hoạt động thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm, từ đó doanh thu mới tăng cao, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có thể làm được điều đó công ty cần có những biện pháp sau:
• Tiến hành kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất, do nguyên vật liệu của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là các quặng có thể chứa nhiều tạp chất có hại cho quá trình sản xuất. Vì vậy trong quá trình mua vật liệu công ty cần kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu tránh tình trạng mua phải nguyên vật liệu không đúng chất lượng, quy cách đề ra gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
• Công ty cần xác định mức tiêu hao vật liệu hợp lý và thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ các khâu sản xuất để đảm bảo đúng định mức quy
định, việc này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm tiêu thụ cũng như giá bán của sản phẩm trên thị trường. Chính vì thế mà công ty cần nghiên cứu kỹ vấn đề này trước khi sản xuất sản phẩm hàng loạt.
• Phòng kỹ thuật phải giám sát chặt chẽ khâu sản xuất để từ đó phát hiện ra các loại sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, các thông số kỹ thuật từ đó đề ra các phương hướng giải quyết nhanh chóng nhằm khắc phục những yếu kém đó.
• Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa hàng đi tiêu thụ tránh tình trạng hàng tiêu thụ không đúng quy cách phẩm chất và bị khách hàng trả lại. Mặt khác việc kiểm tra chất lượng trước khi đưa tiêu thụ là điều hết sức cần thiết bởi nó sẽ tạo lòng tin cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm của công ty, nếu giao hàng không đúng quy cách phẩm chất thì khách hàng sẽ trả lại hàng và điều này càng làm ảnh hưởng đến doanh thu, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và làm giảm uy tín kinh doanh của công ty trên thị trường.
• Trong thời gian tới công ty nên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm đặc thù. Các sản phẩm này có thể có nhiều tên gọi khác nhau như: xi măng chuyên dụng, đa dụng với giá thành thấp hơn rất nhiều so với các loại xi măng đang có trên thị trường. Một số doanh nghiệp sản xuất xi măng đã thành công trong việc này như: công ty xi măng Tam Điệp với sản phẩm MC25, công ty xi măng Nghi Sơn với sản phẩm PCB40 dân dụng. Các sản phẩm này được tiêu thụ rất tốt và không có tồn kho.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 3.2.2.1. Đối với vốn cố định
Là một doanh nghiệp sản xuất nên công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai có một lượng vốn cố định lớn, biểu hiện chủ yếu dưới hình thức tài sản cố định hữu hình, trong đó máy móc thiết bị chiếm một trọng lớn. Trong năm 2012 số ngày dừng lò do sự cố thiết bị còn nhiều do vậy năng suất lò nung chưa đạt so với công suất thiết kế 4.000 tấn clinker/ngày đêm (đạt 98% năng suất thiết kế). Các thiết bị chính khác như máy nghiền than, nghiền liệu, máy đập đá vôi, máy đập đá sét đều hoạt động đạt và vượt công suất thiết kế.
Về công tác bảo dưỡng sửa chữa thiết bị: công ty đã xác định được nội dung sửa chữa chi tiết trước các đợt sửa chữa, từ đó đã triển khai tốt việc chuẩn bị vật tư phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sửa chữa, điều hành, bám sát tiến độ thực hiện, chất lượng đảm bảo. Hơn 90% các công việc sửa chữa đều do công ty tự thực hiện do vậy đã giảm được tối đa chi phí sửa chữa thuê ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt đối với các nội dung công việc như sự cố gãy trục máy đập đá vôi, cải tiến thiết bị chuyển đổi sấy lò từ dầu sang sấy bằng than…
Năm 2013 để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của tài sản cố định, đồng thời tiết kiệm được vốn cố định, công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
• Đưa ra giải pháp sữa chữa tối ưu nhằm duy trì hoạt động thiết bị ổn định, tiết kiệm vật tư phụ tùng thay thế, kéo dài tuổi thọ thiết bị. Mặt khác, công ty thực hiện tiết kiệm triệt để chi phí chi phí mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất thông qua việc sữa chữa tận dụng lại các thiết bị cũ và mua thiết bị sản xuất trong nước thay cho nước ngoài mà vẫn đáp ứng nhu cầu sản xuất.
• Để tránh mua phải những tài sản cố định cũ, lạc hậu, ngay từ khi mua, công ty đã phải thận trọng trong công tác giao dịch, giao cho phòng kiểm định xem xét về chất lượng, giá trị sử dụng còn lại của tài sản cố định.
• Bên cạnh đó, công ty cần phải tổ chức kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định. Cần phải xác định hiệu suất sử dụng máy móc và yêu cầu các nhân viên phòng đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm đảm cảo hiệu suất máy móc, thiết bị một cách hợp lý.
• Công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh để khấu hao được nhanh hơn và hạn chế tối đa hao mòn vô hình đối với những thiết bị có nguy cơ hao mòn vô hình nhanh.
• Triển khai công tác sữa chữa lớn dây chuyền thiết bị theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng để lò nung và các thiết bị trong dây chuyền hoạt động ổn định, dài ngày sau sữa chữa, đảm bảo thời gian huy động thiết bị cao nhất.
• Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình, quy phạm trong vận hành và sửa chữa thiết bị, không để xảy ra mất an toàn cho người và thiết bị.
3.2.2.2. Đối với vốn lưu động
Năm 2012 vốn lưu động của công ty tăng nhưng hiệu quả sử dụng vốn lưu động lại giảm so với năm 2011. Do đó trong năm 2013 công ty cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng loại vốn này.
- Tăng cường quản lí các khoản phải thu
Trong cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của công ty, phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn. Phần vốn bị khách hàng chiếm dụng năm 2012 đã tăng 120,01% so với năm 2011. Do vậy trong năm 2013, công ty cần có các biện pháp để quản lí phần vốn này.
• Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: làm tốt công tác thẩm định khách hàng sẽ giúp công ty lựa chọn được khách hàng tiềm năng, với khả năng thanh toán tốt để đảm bảo việc thu hồi vốn cho công ty. Cần kiên quyết tránh những hợp đồng với những công trình thiếu vốn, có vốn nhỏ giọt, có đến đâu làm đến đó. Để làm tốt công tác này đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, có ý thức trách nhiệm trong việc thanh quyết toán. Đồng thời trong quá trình thẩm định phải đánh giá khách hàng trên một số khía cạnh khách quan như: mức độ uy tín của khách hàng, tình trạng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng
• Chặt chẽ trong việc ký kết các hợp đồng và gắn trách nhiệm thanh toán qua việc ký kết hợp đồng. Ràng buộc khách hàng với các điều khoản trong hợp đồng, hai điều khoản mà công ty cần quan tâm là: thời hạn thanh toán và hạn mức chiết khấu thanh toán. Hai yếu tố này được xác định phụ thuộc vào chính sách tín dụng của công ty ở từng thời kỳ khác nhau. Áp dụng chiết khấu thanh toán sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh và giảm được các khoản chi phí thu hồi nợ, tuy nhiên việc này cũng khiến số tiền thực thu của công ty giảm xuống. Đây là một yếu tố hết sức nhạy cảm và công ty cần có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng.
• Công ty phải mở sổ theo dõi các khoản nợ chi tiết theo từng khách hàng. Đồng thời tiến hành phân loại nợ và có biện pháp quản lý đối với từng loại nợ. Chẳng hạn như đối với khoản nợ trong hạn và sắp đến hạn: công ty cần phải theo dõi liên tục. Khi đến hạn thanh toán cần thông báo nợ cho khách hàng, chuẩn bị các chứng từ cần thiết để thực hiện các thủ tục thanh toán. Đồng thời nhắc nhở đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
• Đối với những khoản nợ quá hạn thanh toán, công ty phải tiến hành phân tích rõ nguyên nhân để xem xét gia hạn nợ hoặc có biện pháp xử lý phù hợp.
• Đối với những khoản nợ khó đòi, cần trích lập dự phòng ngay khi cần thiết. Trong năm qua, khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi của công ty tăng lên chứng tỏ nợ khó đòi có xu hướng tăng. Trong năm tới công ty cần chú ý tới nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi để có kế hoạch trích lập dự phòng cần thiết.
Cùng với việc đôn đốc thu hồi các khoản phải thu, công ty cũng phải có những phương án thích hợp để trả các khoản vay hay chiếm dụng của bạn hàng. Vì trong nền kinh tế thị trường việc chiếm dụng vốn như là “con dao hai lưỡi”. Nếu chiếm dụng vốn ở một mức độ vừa phải mà có phương án trả nợ thích hợp thì công ty vừa giảm bớt được phần nào sự thiếu hụt về vốn sản xuất kinh doanh, đồng thời vẫn tạo được uy tín với bạn hàng và nhà cung cấp. Ngược lại, chiếm dụng vốn vượt quá giới hạn cho phép mà không có phương án trả nợ thường xuyên sẽ gây ra những căng thẳng về mặt tài chính trong mối quan hệ với bạn hàng, làm mất dần uy tín của công ty.
- Chú trọng quản lí hàng tồn kho
• Phân loại các công cụ dụng cụ trong kho và thanh lý bớt các công cụ dụng cụ không dùng được nữa để giảm thiểu lượng hàng tồn kho gây ứ đọng vốn.
• Lượng hàng tồn kho rất lớn nên trong năm tới, công ty cần tăng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tránh tình trạng bị tăng chi phí do giá cả nguyên vật liệu.
• Hàng tồn kho dưới dạng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng khá lớn nhất và tăng mạnh so với năm trước làm ứ đọng một lượng vốn lớn và tốn kém chi phí quản lý. Trong năm tới công ty cần chú trọng đẩy mạnh hiệu quả của xưởng sản xuất như xác định chính xác nhu cầu sản xuất phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong năm và dự trữ một lượng vừa đủ với
nhu cầu sản xuất cũng như dự báo về nhu cầu phát sinh và sự biến đổi giá của các yếu tố đầu vào.
• Công ty cần lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho Công ty.
• Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán vật tư cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.
• Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua nguyên nhiên vật liệu trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.
- Quản lí vốn bằng tiền:
Đây là loại tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tài sản khác vì vậy dễ trở thành đối tượng của việc tham ô lạm dụng. Vốn bằng tiền cũng là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thanh toán và tác động ngay đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp, bởi lẽ tình hình tài chính của một doanh nghiệp mạnh hay yếu trước hết biểu hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp và như vậy nếu khả năng thanh toán kém doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Cần quản lý tốt hơn vốn bằng tiền bằng cách:
• Xây dựng nguyên tắc chi tiêu tiền mặt phù hợp: tất cả các khoản thu chi tiền mặt phải được thông qua quỹ, không được chi tiêu ngoài quỹ, phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt và thủ quỹ. Cuối mỗi ngày thủ quỹ đều phải kiểm quỹ nếu có chênh lệch thì kế toán và thủ quỹ tìm hiểu phát hiện nguyên nhân và đua ra biện pháp xử lý kịp thời.
• Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng: xác định rõ đối tượng tạm ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời hạn được tạm ứng.
• Chi tiêu có hóa đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ đặc biệt đối với các khoản chi phí thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp: xuất nhập quỹ tiền mặt