gian tới
Lợi nhuận luôn giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó quyết định sự tồn tại và là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cách duy nhất là thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đảm bảo thu được lợi nhuận và lợi nhuận ngày một tăng lên. Chỉ khi sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao thì doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường, mới tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, hơn nữa đây là nguồn đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai ta nhận thấy những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tăng lợi nhuận của công , do đó đòi hỏi phải có biện pháp cụ thể để khai thác lợi thế kinh doanh đồng thời cần đề ra những giải pháp nhằm khắc phục được những khó khăn của công ty trong thời gian tới. Chính vì vậy em xin đề xuất một số phương hướng và biện pháp nhằm phấn đấu tăng lợi nhuận công ty.
3.1.1. Bối cảnh kinh tế
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: môi trường kinh tế - tài
chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa – xã hội... Những biến động về kinh tế - xã hội trên thế giới, cũng như trong nước đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, do vậy, để có thể đưa ra một quyết định tài chính nào thì doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội tại thời điểm đó. Vì vậy, trước khi đề cập đến phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong năm 2013, em xin trình bày qua về bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam trong năm 2013.
3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới năm 2011-2012
Nền kinh tế thế giới năm 2011-2012 diễn biến khá phức tạp: những biến động về chính trị, xã hội ở một số nước Trung Đông và Châu Phi tác động làm tăng mạnh giá dầu mỏ, giá vàng, lương thực và một số loại nguyên vật liệu cơ bản, đặc biệt giá dầu thô trong năm 2012 đạt kỉ lục mới.
Lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa nguyên liệu thô đã tăng 8% chỉ trong vài tháng do ảnh hưởng từ các chương trình nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2013 và tình hình bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông. Nhiều nước ở châu Á có mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm qua, như Trung Quốc 5%, Ấn Ðộ 8,2%, Hàn Quốc 4,7%... Trong bối cảnh đó, thảm họa động đất, sóng thần và nguy cơ ảnh hưởng phóng xạ từ Nhật Bản đang có nguy cơ đẩy lạm phát tiếp tục tăng cao hơn tại châu Á do nhu cầu nhập khẩu năng lượng, vật tư xây dựng, nông hải sản của Nhật Bản tăng mạnh, trong khi nguồn cung xuất khẩu các chi tiết công nghệ của Nhật Bản cho các ngành sản xuất hàng điện tử của châu Á lại giảm.
Thị trường tài chính tiền tệ quốc tế vẫn biến động phức tạp: thị trường chứng khoán thế giới bị tác động mạnh trước những biến cố chính trị và thiên
tai. Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tiếp tục xu hướng giảm giá so các đồng tiền chủ chốt, ngược lại đồng EUR trong quý I tăng giá mạnh nhất trong lịch sử (tăng 3,5%). Các luồng vốn đầu tư, thương mại toàn cầu bị xáo trộn, khiến ngay cả Trung Quốc cũng phải chịu thâm hụt thương mại cao nhất trong bảy năm qua.
Dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế thì cho rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Nhật Bản thấp hơn năm 2012 còn đối với Trung Quốc và các nước ASEAN thì chỉ tăng cao hơn một chút. Quan hệ về đầu tư và xuất nhập khẩu của các nước với Việt Nam về cơ bản chưa có gì khởi sắc.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chuyển từ trạng thái tăng trưởng yếu sang lạm phát cao, nhiều nước đã phải thay đổi lại chính sách kinh tế theo hướng chuyển mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng sang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; với những biện pháp chủ yếu như: Thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua nâng lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc; đưa ra các gói hỗ trợ tài chính để tăng lương cho người lao động bù lạm phát, hỗ trợ cho sinh viên và người thất nghiệp để cải thiện phúc lợi xã hội; cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm tổng chi nhưng tăng chi cho khu vực nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và an sinh xã hội cho khu vực nông thôn; tiếp tục duy trì các chương trình trợ giá cho các mặt hàng chiến lược. Dự báo, những chính sách có tính chất thắt lưng buộc bụng và thắt chặt tiền tệ của các nước sẽ khiến cho nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn; lạm phát sẽ được kiểm soát nhưng chỉ trong trường hợp không gặp bất lợi từ giá dầu và giá lương thực, thực phẩm; và tại một vài nước, những khó khăn về kinh tế sẽ là yếu tố để chuyển hóa thành những bất ổn về chính trị - xã hội.
Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát
thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước.
Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Đã có một số chuyên gia cao cấp ở một số lĩnh vực đưa ra dự báo về kinh tế thế giới năm 2013 và đều nhận định là không mấy khả quan so với năm 2012, thậm chí còn có một số dự báo cho rằng khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm vào năm 2013.
3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2011-2012
Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết quả thực hiện trong năm 2012 được thể hiện ở một số điểm dưới đây:
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2011 (đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trưởng âm). So với tháng 12 năm 2011, chỉ số CPI năm 2012 tăng khoảng 5,2% so với 2011.
Tỷ giá hối đoái ít thay đổi. Thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường. Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Cán cân thanh toán quốc tế trong 9 tháng ước thặng dư khoảng8 tỷ USD.
Lao động, việc làm trong năm 2012 ước giải quyết được khoảng 1.165 nghìn lao động, tăng khoảng 3,3% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt 72,8% kế hoạch năm 2012.
Số doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng năm 2012 đạt hơn 47.000 doanh nghiệp (giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2011. Số doanh nghiệp đã giải thể và dừng hoạt động trong năm 2012 là hơn 35.483 doanh nghiệp (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011).
Thu ngân sách nhà nước tính cuối năm 2012 đạt 418 nghìn tỷ đồng (56,5% dự toán, tăng 1,7% so cùng kỳ 2011). Chi ngân sách nhà nước tính trong năm 2012 đạt 534 nghìn tỷ đồng (59,1% dự toán tăng 18,6% so cùng kỳ 2011).
Xuất khẩu 2012 ước đạt 96 tỷ USD (tăng 16,4% so cùng kỳ năm 2011). Nhập khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD (tăng 5% so cùng kỳ năm 2011). Như vậy nhập siêu khoảng 0,5 tỷ USD.
Tổng đầu tư xã hội ước trong năm 2012 đạt 708,6 nghì tỷ đồng, bằng 35,2% GDP và tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2011. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong năm 2012 đạt 8,5 tỷ USD, bằng 66,1% cùng kỳ năm 2011. Đầu tư trực tiếp thực hiện đạt 7,28 tỷ USD, bằng 99,7% cùng kỳ năm 2011.
Như vậy, so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% thì năm 2012 sẽ là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam không đạt kế hoạch như đã dự kiến.
Từ đó, có thể tạm nhận xét rằng các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn. Mức lạm phát cả năm có nhiều khả năng kiềm chế được ở mức một chữ số. Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường.
Đối với ngành xi măng giai đoạn 2011-2012 ngành xi măng vẫn chưa hết khó khăn khi phải đối diện với 3 vấn đề lớn sau đây:
Những khó khăn của nền kinh tế và thị trường bất động sản khiến đầu ra của ngành vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói riêng gặp khó. Tính đến hết tháng 12 năm 2012, tổng giá trị hàng tồn kho của riêng 19 doanh nghiệp niêm yết ngành xi măng lên tới 3.348 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho dưới dạng nguyên vật liệu và chi phí sản xuất - kinh doanh dở dang chiếm tới 72%. Điều này cho thấy, tình trạng trì trệ trong sản xuất - kinh doanh ở các doanh nghiệp xi măng.
Lượng hàng tồn kho cao, trong khi nợ ngắn hạn lớn đã làm khả năng thanh toán nhanh của các doanh nghiệp ngành xi măng thấp một cách đáng lo ngại: khả năng thanh toán nhanh = (tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn.
Tốc độ tăng giá bán không bù đắp được chi phí
Mặc dù là nước đang phát triển với nhu cầu xây dựng dân dụng và công nghiệp lớn, tăng trưởng cầu về xi măng thuộc nhóm đứng đầu thế giới (sau Trung Quốc, UAE) với tỉ lệ tăng trưởng luôn trên 10% từ 2000 - 2010. Tuy nhiên, nghịch lý là giá bán xi măng trên thị trường VN lại thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới.
Cả hai vấn đề hàng tồn kho lớn và không thể tăng giá bán đều xuất phát từ một nguyên nhân chủ đạo đó là tình trạng dư thừa công suất, hệ quả của việc quy hoạch không chính xác đã để ngành xi măng phát triển quá nóng trong một thời gian ngắn (từ 2006 – 2010). Từ việc luôn thiếu hụt xi măng phải nhập khẩu clinker để sản xuất xi măng, từ 2010 Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu (clinker) và đến 2012 trở thành top 10 quốc gia xuất khẩu clinker do tình trạng thừa công suất. Cần biết rằng xuất khẩu clinker chỉ là giải pháp tình thế khi giá xuất khẩu thấp và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực logistic của Việt Nam rất thấp.
Chỉ trong vòng 5 năm, năng lực sản xuất xi măng tại Việt Nam đã tăng gấp đôi. Sức sản xuất tăng quá nhanh nhưng thiếu định hướng, tập trung dẫn đến phát triển manh mún, cạnh tranh hỗn loạn hoàn toàn không có người điều tiết. Nhiều công ty xi măng mới, nhất là các công ty nhỏ, khi hoàn thành việc xây dựng đi vào sản xuất đã vấp ngay rào cản về thương hiệu cộng với việc thiếu kinh nghiệm trong việc thâm nhập thị trường, sức mua thấp do khủng hoảng… đã phải đua nhau giảm giá bán để duy trì hoạt động của nhà máy, có doanh thu để trả nợ. Dưới áp lực trả nợ vay đầu tư, đầu năm 2012 đã xuất hiện hiện tượng bán phá giá để giải phóng nhanh tồn kho. Giá bán dưới kinh phí tối thiểu sản xuất chưa kể các chi phí quản lý, bán hàng, CP hoạt động khác, lãi vay và khấu hao tài sản,… khiến việc lỗ dài hạn của DN xi măng trở thành hiển nhiên.
Gánh nặng lãi vay
Ngành công nghiệp xi măng đã từng có rất nhiều điều kiện và lợi thế để đẩy mạnh phát triển. Hàng loạt nhà máy xi măng đã ra đời (giai đoạn từ 2006 – 2010) do tiếp cận được nguồn vốn vay rẻ và tương đối dễ dàng từ trong và ngoài nước. Điều này dẫn tới việc lạm dụng đòn bẩy tài chính trong các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng. Riêng 22 doanh nghiệp xi măng đại chúng cuối 2012 có hệ số vốn vay/vốn chủ sở hữu ở mức 3,2 lần (2011: 2,9 lần). Trong đó có nhiều nhà máy có mức độ đòn bẩy cao như Xi măng Lạng Sơn (6,6 lần), Hà Tiên 1 (5 lần), Bỉm Sơn (4,2 lần) và Bút Sơn (3,3 lần). Một số nhà máy xi măng khác như xi măng Cẩm phả, xi măng Thăng Long có hệ số đòn bẩy tài chính trên 10 lần. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2012, theo báo cáo về các dự án xi măng của Bộ Xây dựng, trong số 16 dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh, có 4 dự án đang gặp khó khăn về trả nợ. Bộ Tài chính phải trả nợ thay. Đến nay có 16 dự án đầu tư nhà máy xi măng và trạm xi
măng được Chính phủ bảo lãnh vốn đầu tư, trong đó 15 dự án bảo lãnh qua Bộ Tài chính và một dự án bảo lãnh qua ngân hàng nhà nước.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Xuất phát từ thực tế của năm 2012 để rút ra những điểm công ty đã đạt được và những điểm còn hạn chế từ tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình quản lý trong năm vừa qua. Kết hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cùng với việc nghiên cứu thị trường trong tương lai, công ty đã đề ra những định hướng phát triển và nhiệm vụ công tác của mình trong năm 2013 là:
BẢNG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Kế hoạch
% Tăng, giảm
1 Doanh thu 1.650.176 1.482.024 (10,22%)
2 Giá vốn 1.168.408 1.109.831 (5,01%)
3 Chi phí quản lí doanh nghiệp 65.393 68.734 5,1%
5 Chi phí bán hàng 65.727 68.458 4,16%
6 Chi phí hoạt động tài chính 103.665 99.246 (4,26%)
7 Lợi nhuận trước thuế 132.458 90.065 (32%)
8 Lợi nhuận sau thuế 112.709 78.807 (30%)
9 Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 8% 6% (25%)
11 Nộp ngân sách 79.036 80.083 1,32%
Kế hoạch sản xuất :
- Triển khai công tác sữa chữa lớn dây chuyền thiết bị theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng để lò nung và các thiết bị trong dây chuyền
hoạt động ổn định, dài ngày sau sữa chữa, đảm bảo thời gian huy động thiết bị cao nhất.
- Tìm biện pháp điều chỉnh phối liệu để nâng cao chất lượng clinker với mác nền duy trì mức trên 53N/mm2.
- Tiếp tục tìm các biện pháp tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu như tiêu hao than, điện, tăng tỷ lệ pha phụ gia, hạn chế tối đa dừng lò, tăng cường chạy máy nghiền ở giờ thấp điểm để giảm giá thành sản phẩm.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm tồn kho.
- Đánh giá mức độ hiệu quả của chất trợ nghiền để sử dụng với số lượng lớn nhằm tăng tỷ lệ pha phụ gia.
- Triển khai thực hiện dự án thay vòi đốt của lò nung clinker, thay khoanh lò nung đoạn 34- 36m và cải tạo nâng cấp hệ thống cân cấp than cho vòi đốt lò nung và vòi đốt calciner.
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình, quy phạm trong vận hành và sửa chữa thiết bị, không để xảy ra mất an toàn cho người và thiết bị.