Các hệ số sinh lời của một số công ty cùng ngành

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty cổ phần xi măng vicem hoàng mai (Trang 63 - 86)

NĂM 2012

Chỉ tiêu LNST/VKDTỉ suất LNST/DTTỉ suất LN/VCSHTỉ suất

Công ty CPXM Vicem Hoàng Mai 5,28% 7,31% 12,22%

Công ty CPXM Bỉm Sơn 1,17% 1,92% 6,32%

Công ty CPTM DV vận tải XM Hải Phòng 5,64% 3,89% 6,68%

Công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân 6,45% 2,64% 9,50%

(Tổng hợp theo số liệu của: http://cafef.vn/)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của công ty khá thấp so với các công ty khác, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty chưa thật cao. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công ty khá cao so với các công ty khác, do lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có dồi dào nên chi phí về nguyên liệu của công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai thấp hơn các công ty khác. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn hẳn các công ty khác bởi vì công ty sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao. Có thể thấy rõ điều này thông qua hệ số nợ của các công ty kể trên trong năm cuối năm 2012: công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai có hệ số nợ là 0,5656, công ty cổ phần thương mại dịch vụ xi măng Hải Phòng có hệ số nợ là 0,2612, công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân có hệ số nợ là 0,3477.

Với kết quả so sánh trên có thể thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2012 là khá khả quan so với các công ty khác cùng ngành.

2.3. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty2.3.1. Tình hình thực hiện doanh thu 2.3.1. Tình hình thực hiện doanh thu

Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng tác động trực tiếp đến lợi nhuận cũng như các lợi ích khác của doanh nghiệp. Để tăng lợi nhuận thì công ty cần

phấn đấu tăng doanh thu, bởi lẽ tăng doanh thu đồng nghĩa với việc khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, sản phẩm của công ty được người tiêu dùng tin tưởng, tư đó công ty có thể mở rộng sản xuất. Do đó, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm luôn mục tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp hướng tới.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trong năm 2012, mặc dù phải đối mặt với ảnh hưởng của việc giảm chính sách kích cầu của chính phủ cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường xi măng nhưng bằng chiến lược kinh doanh phù hợp công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sản lượng tiêu thụ tăng 3,7%, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 11,80% so với năm 2011.

BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU CỦA CÔNG TY NĂM 2011-2012

( Đơn vị tính: vnđ)

Năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 1.650.775.529.903 đồng tăng 174.243.798.748 đồng ứng với mức tăng tương đương với múc tăng là 11,80%, trong đó doanh thu bán hàng tăng 11,86% và doanh thu gia công giảm 64,06%. Các khoản giảm trừ doanh thu tăng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 So sánh

Chênh lệch Tỉ lệ%

I. Doanh thu bán hàng &

cung cấp dịch vụ 1.650.775.529.903

1.476.531.731.15

5 174.243.798.748 11,80

1. Doanh thu bán hàng

1.650.358.238.99 0

1.475.370.694.28

3 174.987.544.707 11,86 2. Doanh thu gia công 417.290.913 1.161.036.872 (743.745.9590 (64,06)

II. Các khoản giảm trừ 124.199.851.886 64.511.160.064 59.688.691.822 92,52 1. Chiết khấu thương mại 124.199.851.886 64.511.160.064 59.688.691.822 92,52

III. Doanh thu thuần 1.526.575.678.017

1.412.020.571.09 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

59.688.691.822 đồng ứng với mức tăng là 92,52%, các khoản giảm trừ doanh thu của công ty chỉ bao gồm chiết khấu thương mại, do chính sách tiêu thụ của công ty trong năm 2012 mà chiết khấu thương mại tăng với tốc độ nhanh, tuy nhiên cũng nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên trong điều kiện ngành xi măng gặp rất nhiều khó khăn. Doanh thu thuần năm 2012 tăng 114.555.106.926 đồng , ứng với mức tăng tương đối là 8,11%. Để nghiên cứu rõ hơn, ta nghiên cứu tình hình tiêu thụ năm 2011-2012 qua bảng 2.8

BẢNG 2.8: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT & TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2011-2102

Về tình hình sản xuất: năm 2012 là một năm vô cùng khó khăn của ngành xi măng. Tình trạng chung của các doanh nghiệp sản xuất xi măng là lượng hàng tồn kho lớn do cung đã vượt quá xa cầu. Nhận thức được những khó khăn đó công ty đã giảm sản xuất clinker so với 2011 (do mặt hàng clinker chủ yếu dùng để bán cho các doanh nghiệp khác chế biến thành xi

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Chênh lệch Tỉ trọng%

I. Sản xuất

I.1. Sản phẩm chính

+ Xi măng sản xuất Ngàn tấn 1.318 1.367 49 3,72

+ Clinker sản xuất Ngàn tấn 1.260 1.250 (10) (0,80)

I.2. Sản phẩm phụ

+ Đá xây dựng M3 209.963 423.932 213.969 101,91%

+ Gạch block triệu viên 4,9 19,9 15 306,12%

+ Bê tông thương phẩm M3 1.890 23.824 21.934 1160,53%

II. Tiêu thụ

II.1. Sản phẩm chính

+ Clinker sản xuất ngàn tấn 135,0 101 -34 (25,19)

+ Xi măng sản xuất ngàn tấn 1.318,0 1.367 49 3,72

II.2. Sản phẩm phụ

+Đá xây dựng M3 165.342 444.453 279.111 168,81

+Gạch block triệu viên 4,5 19,2 14,7 326,67

măng, trong điều kiện ngành xi măng ế ẩm như năm 2012 thì nhu cầu mua clinker của các doanh nghiệp khác chắc chắn sẽ giảm), sản xuất xi măng chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 (tăng 3,72%) , đồng thời tăng mạnh sản xuất các sản phẩm phụ. Cụ thể,năm 2012 sản xuất xi măng tăng 49 ngàn tấn ứng với mức tăng tương đối là 3,72%, sản xuất clinker giảm 10 ngàn tấn ứng với mức giảm là 0,8% so với 2011. Trong khi đó, sản xuất đá xây dựng tăng 213.969 M3 ứng với mức tăng là 101,91%, gạch block tăng 15 triệu viên ứng với mức tăng là 306,125%, bê tông thương phẩm tăng 21.934 M3 ứng vớ mức tăng tương đối là 1.160,53% so với năm 2011.

Về tình hình tiêu thụ: năm 2012 tiêu thụ xi măng tăng 49 ngàn tấn ứng với mức tăng tương đối là 3,72%, tiêu thụ clinker giảm 34 ngàn tấn ứng với mức giảm tương đối là 25,19%. Tiêu thụ sản phẩm phụ tăng mạnh trong năm 2012, cụ thể tiêu thụ đá xây dựng tăng 279.111 M3 ứng với mức tăng tương đối là 168,81%, tiêu thụ gạch block tăng 14,7 triệu viên ứng với mức tăng tương đối là 326,675, tiêu thụ bê tông thương phẩm tăng 21.934 M3 ứng với mức tăng tương đối là 1.160,53% so với năm 2011.

Năm 2012 giá bán các sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai hầu như không thay đổi so với 2011, vì vậy mà doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng là do: sản lượng tiêu thụ và kết cấu mặt hàng tiêu thụ.

Sản lượng tiêu thụ: Tổng sản phẩm tiêu thụ trong năm 2012 là 1.468 triệu tấn bằng 98% kế hoạch tiêu thụ năm 2012, bằng 101% so với thực hiện năm 2011. Trong đó sản lượng xi măng tiêu thụ đạt 1,367 triệu tấn bằng 94% so với kế hoạch và tăng 4% so với năm 2011. Năm 2012, kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm phụ gồm đá xây dựng, bê tông thương phẩm, gạch block đạt hiệu quả, sản lượng tiêu thụ sản phẩm phụ cao hơn nhiều so với năm 2011 và vượt xa mức kế hoạch năm 2012 đề ra (gạch Block tiêu thụ 19,2

triệu viên, đạt 128% kế hoạch; Đá xây dựng tiêu thụ 444 ngàn m3, đạt 122% kế hoạch; Bê tông tiêu thụ 24 ngàn m3, đạt 107% kế hoạch).

Kết cấu sản lượng tiêu thụ: năm 2012 việc tăng cường tiêu thụ các sản phẩm phụ đã giúp cho doanh nghiệp tăng được doanh thu trong khi tiêu thụ sản phẩm chính gặp rất nhiều khó khăn. Tỉ trọng doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ tăng rất nhanh so với năm 2011. Đây là một trong những thành công lớn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012.

 Doanh thu hoạt động tài chính

Năm 2012 giảm 820.096.826 đồng ứng với mức giảm tương đối là 15,88% so với năm 2011. Nguyên nhân là do: lãi tiền gửi, tiền cho vay giảm 655.909.699 triệu đồng ứng với mức giảm là 15,01%, lãi chênh lệch tỉ giá đã thực hiện giảm 164.621.544 đồng ứng với mức giảm là 100%, lãi chệnh lệch tỉ giá chưa thực hiện tăng 434.417 đồng ứng với mức tăng là 100%. Doanh thu hoạt động tài chính giảm chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng tại công ty đã giảm mạnh so với năm 2011

 Thu nhập khác

Năm 2012, các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp tăng 857.068.856 đồng ứng với mức tăng tương đối là 12,05% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tổng doanh thu thuần của công ty năm 2012 là 1.538.891.506.402 tăng 114.592.078.956 đồng ứng với mức tăng tương đối là 8,05%. Các yếu tố làm tăng doanh thu trong năm 20012:

• Cơ cấu sản phẩm hợp lí:

- Năm 2012, công ty thực hiện có hiệu quả đối với sản xuất kinh doanh sản phẩm phụ gồm đá xây dựng, bê tông thương phẩm, gạch block; đối với sản phẩm đá xây dựng và gạch block công ty đã thực hiện tiêu thụ sản lượng cao hơn nhiều so với năm 2011 và vượt xa mức kế hoạch năm 2012 đề ra. Tổ chức sản xuất, kinh doanh gạch block và bê tông thương phẩm để tiêu thụ xi măng và đá xây dựng là một chiến thuật thông minh đem lại hiệu quả cao.

- Chuyển hướng cơ cấu sản phẩm, tăng tiêu thụ xi măng rời và xi măng PCB30 nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

• Mỏ rộng địa bàn tiêu thụ:

- Bên cạnh việc chú trọng khẳng định vị trí, nâng cao thị phần tại địa bàn cốt lõi (Nghệ An) và các địa bàn mục tiêu (Hà Tĩnh, Thanh Hoá), quan tâm giữ thị phần tại các địa bàn tiềm năng (Miền Trung); ưu tiên chính sách để tăng sản lượng tiêu thụ trong khối dân sinh là đối tượng tiêu thụ ổn định thì công ty tiếp tục sàng lọc, lựa chọn nhà phân phối có năng lực thực sự để qua đó công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ với mục đích sản lượng xi măng tiêu thụ có sự tăng trưởng bền vững. Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng ra các tỉnh phía Bắc, xây dựng quy chế hỗ trợ các nhà phân phối, khách hàng tiếp thị xi măng vào các công trình dự án.

- Ngoài ra trong năm 2012 công ty đã triển khai tốt xuất khẩu xi măng sang thị trường Lào.

• Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ:

- Trong năm 2012, công ty đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Đưa đá vôi đen làm phụ gia xi măng nhằm giảm giá thành và cải tạo màu sắc xi măng.

- In mã địa bàn trên vỏ bao, đảm bảo xi măng tiêu thụ đúng địa bàn, quản lí tốt nguồn hàng xuất khỏi nhà máy đến người sử dụng cuối cùng

- Thực hiện xuất xi măng qua hệ thống cân điện tử, tiết kiệm được chi phi và không để xảy ra hiện tượng giao xi măng thừa thiếu cho các khách hàng.

- Công ty đã sản xuất chủng loại xi măng PCB30 cung cấp ra thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, cạnh tranh với các xi măng giá rẻ.

- Để có cái nhìn tổng quát hơn ta đi so sánh doanh thu năm 2012 với doanh thu các năm trước của công ty.

HÌNH 2.2. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỔNG DOANH THU QUA CÁC NĂM

Nhìn vào hình 2.2 có thể thấy tổng doanh thu từ năm 2010 tăng đều qua các năm, tổng doanh thu năm 2012 cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên nếu so sánh vơi hình 2.1 ta thấy lợi nhuận năm 2012 lại thấp hơn 2009 và 2011, chứng tỏ chi phí năm 2012 cao hơn rất nhiều so với 2009 và 2011.

2.3.2. Phân tích giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 tăng 149.523.304.245 đồng ứng với mức tăng tương đối là 14,68% so với 2011.

Năm 2012 công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai phải đối mặt với tình trạng giá các nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, mặc dù đã thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhưng giá vốn hàng bán tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Đi sâu nghiên cứu từng loại chi phí ta sẽ thấy nguyên nhân của việc tăng giá vốn hàng bán trong năm 2012.

BẢNG 2.9. TÌNH HÌNH GIÁ VỐN NĂM 2011-2012

( Đơn vị tính vnđ)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

So sánh

Chênh lệch Tỉ lệ %

I. Giá vốn hàng bán 1.168.408.507.847

1.018.885.203.60

2 149.523.304.245 14,68 1. CP NVL trực tiếp 718.071.903.070 585.719.627.061 132.352.276.009 22,60

2. CP sản xuất chung 351.595.635.542 340.710.500.073 10.885.135.469 3,19 3. CP nhân công trực tiếp 98.740.969.235 92.455.076.468 6.285.892.767 6,80

Năm 2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 132.352.276.009 đồng ứng với mức tăng tương đối là 22,60% . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng là do: thứ nhất, giá các nguyên vật liệu chính đầu vào tăng cao: giá dầu FO tăng 6,2%, dầu DO tăng 5,2%, thạch cao tăng 2%, Silic tăng 38%, giá điện tăng 9,3%... đặc biệt là giá than tăng bình quân 26% so với cùng kỳ năm 2011. Thứ hai, do tiêu hao nguyên vật liệu/sản phẩm tăng: tiêu hao than sản xuất clinker tăng 30kcal/kg clinker, tỷ lệ pha phụ gia PCB40 giảm 0,7%...

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỉ lệ lớn trong giá vốn hàng bán, chính vì vậy mà sự tăng lên của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã làm giá vốn hàng bán tăng nhanh trong năm 2012.

Chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 tăng 6.285.892.767 đồng, ứng với mức tăng tương đối là 6,80%. Tỉ trọng chi phí nhân công trực tiếp trong tổng giá thành sản xuất năm 2011 là 8,02%, năm 2012 là 7,6%, chứng tỏ rằng trong năm 2012 công ty đã quản lí chi phí nhân công có hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí sản xuất chung năm 2012 tăng 10.885.135.469 đồng ứng với mức tăng tương đối là 3,19%. Mức tăng này là khá hợp lí bởi nguyên nhân chủ yếu là do giá một số dịch vụ mua ngoài tăng. Năm 2012 công ty thực hiện tiết kiệm triệt để chi phí mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất thông qua việc sữa chữa tận dụng lại các thiết bị cũ và mua thiết bị sản xuất trong nước thay cho nước ngoài mà vẫn đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Tổng chi phí sữa chữa năm 2012 là 48 tỷ đồng, giảm 25 tỷ đồng so với kế hoạch. Thực hiện chương trình tiết kiệm điện năng, công ty đã lập kế hoạch chạy máy nghiền xi măng, nghiền liệu (là các thiết bị tiêu thụ điện lớn) vào giờ thấp điểm, cải tạo

và lắp đặt biến tần cho các động cơ tiêu hao điện năng lớn nhờ đó tiêu hao điện năng cho các công đoạn sản xuất đã giảm thấp hơn so với định mức. Cụ thể tiêu hao điện cho sản xuất xi măng bằng 98,4% , tiêu hao điện cho sản xuất clinker bằng 97,3%, tiêu hao điện cho nghiền than đạt 87,3%, tiêu hao điện cho nghiền liệu đạt 74,5% và tiêu hao điện cho đập đá vôi đạt 51,4% so với năm 2011.

2.3.3. Tình hình quản lí chi phí kinh doanh

BẢNG 2.10. TỈ LỆ CHI PHÍ KINH DOANH TRÊN GIÁ THÀNH VÀ DOANH THU CỦA CỒNG TY NĂM 2011-2012

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

1 Tỉ lệ CPBH/giá thành toàn bộ 5,06 5,65 (0,59)

2 Tỉ lệ CPBH/Doanh thu(*) 3,98 4,41 (0,43)

3 Tỉ lệ CPQLDN/giá thành toàn bộ 5,03 5,96 (0,92)

4 Tỉ lệ CPQLDN/Doanh thu(*) 3,96 4,65 (0,69)

Doanh thu (*): là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm 2 khoản mục chi phí, đó là: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta sẽ đi xem xét từng loại chi phí.

• Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng hay để bán được hàng (chi phí quảng cáo, trả hoa hồng bán hàng...). Nó bao gồm tiền lương cho nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu bao bì; chi phí công cụ dụng cụ; chi phí bảo hành; chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Chi phí này tác động không nhỏ đến lợi nhuận của công ty, việc quản lý chi phí được phân bổ theo doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Chi phí

bán hàng là một trong những dạng của chi phí hoạt động và là chi phí phải chi

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty cổ phần xi măng vicem hoàng mai (Trang 63 - 86)