Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty cổ phần xi măng vicem hoàng mai (Trang 54 - 63)

Hoàng Mai

2.2.1. Thuận lợi và khó khăn 2.2.1.1. Thuận lợi

Về nguyên liệu: Nhà máy xi măng Hoàng Mai được đặt trên địa bàn có núi đá vôi với trữ lượng lớn và chất lượng tốt, rất thuận lợi cho việc khai thác nguyên liệu sẵn có. Trong đó phải nói đến mỏ đá Hoàng Mai B với trữ lượng lớn là 132.646.000 tấn đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động trên 70 năm, và mỏ sét Quỳnh Vinh trữ lượng 4.297.000 tấn, đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động trên 80 năm với chất lượng ổn định. Với các nguồn nguyên liệu khác không tự chủ được như thạch cao, silic, quặng sắt, đá bazan... công ty đã ký kết hợp đồng dài hạn với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và kinh doanh vật liệu khác trên địa bàn cả nước do đó nguồn cung nguyên liệu khá ổn định cho hoạt động kinh doanh dây chuyền số 1, và đáp ứng được dự án đầu tư dây chuyền sản xuất số 2 với công suất dự kiến lên đến 4,5 triệu tấn xi măng/năm trong giai đoạn 2010-2015. Sau khi hoàn thành sẽ nâng công suất thiết kế lên mức 6 triệu tấn xi măng/năm cung cấp ra thị trường thì sẽ đáp ứng được cho rất nhiều công trình thủy lợi, thủy điện đang và sẽ được triển khai trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên.

Về công nghệ sản xuất: Công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai hoạt động với dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại, các thiết bị được cung cấp bởi Tây Âu và khối G7 với công suất là 1,4 triệu tấn xi măng/năm.

Về lao động: vùng quê bắc Nghệ An nổi tiếng với truyền thống cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, vì vậy mà đội ngũ lao động của công ty hầu hết có tay nghề giỏi, có kinh nghiệm làm việc.

Về phân phối sản phẩm: Công ty được xây dựng tại ví trí giao thông thuận tiện: sát quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Hiện nay, công ty đã có 33

đại lí phân phối chính trên toàn quốc, trong đó có 3 nhà phân phối dự án, với khẩu hiệu “Vì một tương lai bền vững”, Xi măng Hoàng Mai ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng.

2.2.1.2. Khó khăn

 Rủi ro kinh tế

Năm 2012, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái kinh tế thế giới. Nhà nước áp dụng chính sách kiềm chế lạm phát thông qua siết chặt tiền tệ, giảm mạnh đầu tư công và tăng trưởng tín dụng đã dẫn đến sự trầm lắng của thị trường bất động sản nên nhiều công trình xây dựng bị cắt giảm tiến độ hoặc tạm dừng khiến tiêu thụ xi măng giảm kéo theo cung vượt xa cầu. Thị trường trong nước tiêu thụ khó khăn, các doanh nghiệp đã tìm hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, do giá thành cao, cơ sở hạ tầng như cảng biển, phương tiện vận tải chưa đồng bộ… nên công tác xuất khẩu xi măng gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề này được xem là thách thức lớn nhất đối với ngành xi măng nói chung và cho các đơn vị sản xuất kinh doanh xi măng trong Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam nói riêng.

 Rủi ro luật pháp

Pháp luật và các chính sách của Việt Nam thường xuyên có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội nói chung ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì công ty còn chịu sự quản lí, chi phối của Tổng công ty, các hiệp hội, … Do đó, mỗi sự thay đổi của chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách của Tổng công ty, .. sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro tới quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Là một công ty đại chúng, công ty chịu sự chi phối của đồng thời Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Khi thực hiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thì hoạt động

của Công ty sẽ còn chịu sự điều chỉnh của các quy định niêm yết của Sở giao dịch chứng khóan Hà Nội, chính sự điều chỉnh này sẽ làm cho hoạt động của Công ty ngày càng minh bạch, nâng cao năng lực quản trị công ty. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một thị trường khá mới mẻ, tính ổn định chưa cao, do đó các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể sẽ gây lúng túng cho các doanh nghiệp.

 Rủi ro biến động giá nguyên nhiên vật liệu

Giá nguyên nhiên liệu đầu vào chính để sản xuất xi măng bao gồm: Đá vôi, đất sét, than, dầu,điện, thạch cao, bazan, vỏ bao… năm 2012 tăng cao so với năm 2011 và các năm trước đây và dự báo tiếp tục tăng trong khi giá bán không tăng, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng giảm. Để khắc phục một phần rủi ro về giá đầu vào tăng, thời gian qua, Công ty đã đầu tư sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu. Trong công tác quản lí, công ty thực hành tiết kiệm tối đa các chi phí như chi phí sửa chữa, chi phí quản lí, chi phí tài chính và các chi phí trung gian khác, ngoài ra công ty luôn chú trọng xây dựng được kênh cung cấp nguyên liệu với sản lượng, chất lượng và giá cả ổn định.

 Rủi ro đặc thù ngành

Với tình hình đầu tư các dự án nhà máy xi măng theo quy hoạch được phê duyệt thì lượng xi măng cung cấp cho thị trường trong những năm tới sẽ tăng cao, do đó công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các thương hiệu xi măng trong nước mà cả với xi măng nhập khẩu. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, công ty cần có kế hoạch để giữ được các thị trường hiện tại và mở rộng các thị trường mới trong tương lai. Bên cạnh nỗi lo về sự cạnh tranh giá giữa xi măng trong nước và hàng nhập khẩu từ các nước khác, Công ty còn phải đối mặt với khả năng bị thiếu hụt nguồn cung cấp than do

việc tập trung khai thác than phục vụ cho xuất khẩu và nhiều mục đích tiêu dùng trong nước nhất là phục vụ sản xuất nhiệt điện đã dẫn đến sự cạn kiệt dần của nguồn cung tài nguyên thiên nhiên này. Cùng với nó là sự tăng giá nhập khẩu các nguyên liệu thạch cao, clinker cũng như cước phí vận chuyển sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

 Rủi ro biến động lãi suất

Nợ phải trả hiện nay chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% trong tổng nguồn vốn của công ty dẫn đến chi phí lãi vay hàng năm cao. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng thời gian gần đây biến động liên tục. Hiện tại, mặc dù đã được ngân hàng nhà nước kiểm soát tốt hơn về chính sách lãi suất nhưng công ty vẫn chưa tiếp cận được nhiều các gói lãi suất hợp lí từ các ngân hàng do đó đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay công ty đang tìm cách giảm thiểu rủi ro này thông qua các biện pháp như: kiểm soát chặt chẽ công nợ phải thu, tối ưu hoá việc sử dụng vốn, tăng vòng quay đồng tiền, ưu tiên thanh toán nợ trước hạn đối với các khoản vay có lãi suất cao hoặc các khoản vay chịu rủi ro về tỷ giá hối đoái.

 Rủi ro khác

Hoạt động của công ty cũng chịu ảnh hưởng của các rủi ro khác như thiên tai, dịch họa, hoả hoạn, dịch bệnh, bão lớn .v.v... Đây là những rủi ro bất khả kháng và khó dự đoán nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của công ty.

2.2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty năm 2011-2012

BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CÔNG TY NĂM 2011-2012

Đơn vị tính: vnđ

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh

Số tiền Tỉ lệ (%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 1.476.531.731.155 1.650.775.529.903 174.243.798.748 11,80

2 Các khoản giảm trừ về doanh thu 64.511.160.064 124.199.851.886 59.688.691.822 92,52

3 DTT bán hàng và cung cấp DV 1.412.020.571.091 1.526.575.678.017 114.555.106.926 8,11

4 Giá vốn hàng bán 1.018.885.203.602 1.168.408.507.847 149.523.304.245 14,68

5 LN gộp về bán hàng và cung cấp DV 393.135.367.489 358.167.170.170 (34.968.197.319) (8,89)

6 Doanh thu hoạt động tài chính 5.164.380.647 4.344.283.821 (820.096.826) (15,88)

7 Chi phí tài chính 117.767.535.579 103.665.209.517 (14.102.326.062) (11,97)

Trong đó: chi phí lãi vay 110.550.365.120 103.372.878.328 (7.177.486.792) (6,49)

8 Chi phí bán hàng 65.065.098.979 65.727.433.327 662.334.348 1,02

9 Chi phí quản lí doanh nghiệp 68.661.037.938 65.393.479.320 (3.267.558.618) (4,76)

10 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 146.806.075.640 127.725.331.827 (19.080.743.813) (13,00)

11 Thu nhập khác 7.114.475.708 7.971.544.564 857.068.856 12,05

12 Chi phí khác 2.398.461.289 3.237.993.368 839.532.079 35,00

13 Lợi nhuận khác 4.716.014.419 4.733.551.196 17.536.777 0,37

14 Tổng lợi nhuận trước thuế 151.522.090.059 132.458.883.023 (19.063.207.036) (12,58)

15 CP thuế TNDN hiện hành 16.767.614.604 14.573.972.274 (2.193.642.330) (13,08)

16 CP thuế TNDN hoãn lại 5.177.877.209 5.175.618.778 (2.258.431) (0,04)

17 Lợi nhuận sau thuế 129.576.598.246 112.709.291.971 (16.867.306.275) (13,02)

Năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 174.243.798.748 đồng, ứng với mức tăng tương đối là 11,80%. Trong đó doanh thu bán hàng tăng 174.987.544.707 đồng ứng với mức tăng là 11,86%, doanh thu gia công giảm 64,06%. Các khoản giảm trừ doanh thu (chỉ bao gồm chiết khấu thương mại) tăng 59.688.691.822 đồng ứng với mức tăng là 92,52%. Do năm 2012, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nên công ty phải tăng khoản chiết khấu thương mại làm doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng với tỉ trọng thấp hơn so với sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu thuần năm 2012 tăng 114.555.106.926 đồng ứng với mức tăng tương đối là 8,11%. Như vậy tuy năm 2012 toàn ngành xi măng nói chung và công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai nói riêng gặp rất nhiều khó khăn nhưng với chính sách tiêu thụ nới lỏng: tăng chiết khấu thương mại, tăng bán chịu đã làm cho doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhẹ, đây là một trong những thành công của công ty năm 2012.

Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 149.523.304.245 đồng ứng với mức tăng tương đối là 14,68% so với năm 2011. Giá vốn tăng nhanh hơn so với doanh thu thuần cả về số tuyệt đối và tương đối đã làm cho lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 34.968.197.319 đồng, ứng với mức giảm tương đối là 8,98%

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 giảm 820.096.826 đồng so với 2011 ứng với mức giảm tương đối là 15,88%. Chi phí tài chính giảm 14.102.326.062 đồng ứng với mức giảm là 11,97%, trong đó chi phí lãi vay giảm 7.177.486.792 đồng ứng với mức giảm là 6,49%, do đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2012 đã tăng so với năm 2011.

Chi phí bán hàng năm 2012 tăng 662.334.348 đồng so với năm 2011 ứng với mức tăng tương đối là 1,02%. Chi phí bán hàng tăng là do năm 2012 sản lượng xi măng tiêu thụ tăng, đồng thời các sản phẩm phụ như: đá xây

dựng, bê tông thương phẩm, gạch block được đẩy mạnh tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm gạch block công ty đã thực hiện tiêu thụ sản lượng cao hơn nhiều so với năm 2011 và vượt xa mức kế hoạch năm 2012 đề ra.

Chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 3.267.558.618 đồng, ứng với mức giảm là 4,76%. Nhận thức được khó khăn gặp phải nên trong năm 2012 công ty đã thực hiện tiết kiệm các khoản chi phí như: chi phí điện năng, chi phí dịch vụ mua ngoài khác…

Tuy doanh nghiệp đã thực hiện tiết kiệm các khoản chi phí nhưng do giá vốn tăng nhanh nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 19.080.743.813 đồng ứng với mức giảm tương đối là 13%

Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2012 tăng 17.536.777 đồng so với 2011 ứng với mức tăng tương đối là 0,37% do thu nhập khác tăng 857.068.856 đồng ứng với mức tăng tương đối là 12,05%. Chi phí khác tăng 839.532.079 đồng ứng với mức tăng là 35%.

Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 19.063.207.036 đồng ứng với mức giảm tương đối là 12,58% , lợi nhuận sau thuế giảm 16.867.306.275 đồng ứng với mức giảm là 13,02% so với năm 2011. Theo báo cáo thường niên của công ty năm 2012 thì lợi nhuận năm 2012 đạt 132,5 tỷ đồng, đạt 81% so với kế hoạch là do:

+ Sản lượng xi măng sản xuất giảm 83.400 tấn (KH= 1.450.000 tấn; TH=1.366.000 tấn), chi phí cố định /tấn xi măng sản xuất tăng, lợi nhuận giảm 3,2 tỷ đồng.

+ Tiêu hao than sản xuất clinker tăng 30kcal/kg clinker (NS=870kcal/kg clinker; TH=900kcal/kg clinker); làm giá thành clinker tăng, lợi nhuận giảm 14,6 tỷ đồng

+ Tỷ lệ pha phụ gia PCB40 giảm 0,7% (NS=15,5%; TH=14,8%), giá thành xi măng PCB40 tăng, lợi nhuận giảm 3,9 tỷ đồng.

+ Giá than tăng 27 đồng/kcal (NS=364 đồng/kcal; TH=391 đồng/kcal), giá thành clinker tăng, lợi nhuận giảm 30,4 tỷ đồng. Giá dầu tăng Diesel tăng 1.300 đồng/lít (NS= 18.864 đồng/lít; TH=20.164 đồng/lít), lợi nhuận giảm 2 tỷ đồng.

+ Sản lượng tiêu thụ xi măng giảm 83.400 tấn (NS=1.450.000 tấn; TH=1.366.000 tấn), lợi nhuận giảm 8 tỷ đồng.

Có thể thấy lợi nhuận giảm do nhiều nguyên nhân: do sản lượng giảm dẫn đến chi phí cố định/sản phẩm tăng từ đó làm giá thành sản phẩm tăng, tiêu hao nguyên vật liệu/sản phẩm tăng, giá nguyên vật liệu tăng, sản lượng tiêu thụ giảm...

Qua những số liệu trên ta thấy năm 2012 kết quả kinh doanh của công ty chưa thật khả quan. Mặc dù công ty có lợi nhuận dương nhưng lợi nhuận đã giảm mạnh so với 2011. Để có thể nhìn nhận một cách toàn diện hơn tình hình biến động lợi nhuận của công ty năm 2012, ta nhìn vào hình 2.1.

HÌNH 2.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN CÔNG TY QUA CÁC NĂM

Trong 5 năm trở lại đây, lợi nhuận biến động mạnh nhất là giai đoạn 2008-2009, sau đó giảm khá nhanh vào 2010. Lợi nhuận biến động theo

đường gấp khúc chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty không ổn định.

Để có thể đánh giá chính xác hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011-2012 chúng ta đi xem xét một số chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận qua bảng 2.5.

BẢNG 2.5: MỘT SỐ HỆ SỐ SINH LỜI CỦA CÔNG TY NĂM 2011-2012

V Hệ số sinh lời ĐVT Năm 2012 Năm 2011

1 Tỷ suất LNST/doanh thu % 7,31 9,11

2 TSLN trước thuế và lãi vay trên VKD % 11,05 12,30

3 TSLN trước thuế/VKD % 6,21 7,11

4 TSLN sau thuế/VKD (ROA) % 5,28 6,08

5 TSLN vốn CSH (ROE) % 12,22 14,64

6 TSLN giá thành % 8,67 11,24

5 Thu nhập một cổ phần thường đồng 1.628 1.868

6 Chỉ số giá P/E lần 6.14 5.35

Nhìn vào báng 2.5 ta thấy các hệ số sinh lời năm 2012 đã giảm đáng kể so với năm 2011. Cụ thể tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trên doanh thu năm 2012 giảm 1,8% so với năm 2011, tỉ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên vốn kinh doanh giảm 0,98%, tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh 0,9%, tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh giảm 0,8%, tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm 2,42%, tỉ suất lợi nhuận giá thành giảm 2,57%.

Các hệ số sinh lời đều giảm, trong đó tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và tỉ suất lợi nhuận giá thành có sự giảm sút khá lớn, nguyên nhân là do trong khi lợi nhuận sau thuế giảm mạnh thì vốn chủ sở hữu lại tăng và tổng giá thành sản phẩm tăng với tốc độ khá lớn.

So sánh các hệ số sinh lời của công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai với một số công ty khác cùng ngành và khá tương đồng về đặc điểm sản xuất kinh doanh.

BẢNG 2.6: CÁC HỆ SỐ SINH LỜI CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CÙNG NGÀNH NĂM 2012 NĂM 2012

Chỉ tiêu LNST/VKDTỉ suất LNST/DTTỉ suất LN/VCSHTỉ suất

Công ty CPXM Vicem Hoàng Mai 5,28% 7,31% 12,22%

Công ty CPXM Bỉm Sơn 1,17% 1,92% 6,32%

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty cổ phần xi măng vicem hoàng mai (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w