Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống cao su nhập nội tại vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 73 - 78)

3. Nghiên cứu cải tiến và chọn tạo giống cao su tại Việt Nam

3.3.Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống cao su nhập nội tại vùng

Trung du và miền núi phía Bắc

Chọn giống kháng bệnh vẫn đang là biện pháp tốt nhất để kiểm soát thiệt hại do nấm bệnh ở cây trồng. Đối với cây cao su, một trong những yếu tố định hướng chính để tuyển chọn giống là tính kháng nhiễm bệnh lá. Bệnh phấn trắng do nấm Oidium heveae là bệnh đặc thù ở hầu hết các nước trồng cao su. Mức độ gây hại của nấm bệnh thay đổi tùy theo kiểu rụng lá qua Đông, dòng vô tính, tuổi lá, mật độ trồng, tuổi cây, vùng, cao trình và các yếu tố môi trường. Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển của bệnh, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự nảy mầm, xâm nhiễm và hình thành bào tử từ 23-250C và ẩm độ không khí trên 90%. Nhiệt độ cao (32-350C) và tia cực tím hoặc bị ướt sẽ giết chết bào tử trong thời gian ngắn. Bệnh phấn trắng thường gây hại vào mùa ra lá mới trên cây cao su. Lá non từ 1đến 10 ngày tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao.

Ở nước ta, bệnh phấn trắng gây hại phổ biến trên các vùng trồng cao su. Bệnh phấn trắng đươc đánh giá gây hại nặng trên vùng trồng bất thuận tại Tây Nguyên (600 - 700m). Tại vùng miền núi phía Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 có điều kiện thuận lợi cho nấm Oidium heveae hình thành và phát triển. Kết quả nghiên cứu bước đầu thuộc đề tài độc lập cấp nhà nước: "Nghiên cứu xác định khả năng phát triển của cây cao su tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc" giai đoạn 2007 - 2011 cho thấy phấn trắng là loại bệnh lá gây hại chủ yếu trên cao su tại vùng miền núi phía Bắc.

Trong khuôn khổ nội dung của đề tài, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ nhiễm bệnh phấn trắng trên các giống thử nghiệm. Mức độ nhiễm bệnh được đánh giá thông qua tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh. Một số kết quả đánh giá thu được dưới đây:

Bảng 3.22: Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống cao su trên các điểm thí nghiệm tháng 4 năm 2011 Giống Mức độ bệnh TLB (%) CSB (%) Phú Thọ Yên Bái Lai Châu Sơn La Phú Thọ Yên Bái Lai Châu Sơn La GT1 38,3 43,3 35,0 41,6 20,0 21,7 20,3 23,9 VNg 77-2 37,3 38,0 31,6 41,7 17,8 19,9 16,1 22,2 VNg 77-4 30,0 30,0 23,3 33,3 16,1 17,2 13,0 18,3 VN 73- 46 43,0 43,0 36,7 50,0 24,4 22,7 21,1 26,1 Pđịa điểm < 0,01 < 0,01

Pđịa điểm*nhắc lại > 0,05 > 0,05

Pgiống < 0,01 < 0,05

Pđịa điểm*giống > 0,05 > 0,05

LSD0,05 địa điểm 4,5 2,4

LSD0,05 giống 2,94 1,51

CV% 11,2 8,5

Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh phấn trắng tại bảng 3.22 cho thấy không có sự tương tác giữa giống và địa điểm đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh. Do vậy, ta phân tích tác động riêng rẽ của từng yếu tố (địa điểm và giống) ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh.

Tỷ lệ bệnh:

Trong các điểm thí nghiệm Sơn La có tỷ lệ bệnh phấn trắng cao nhất (41,6 - 50%), Lai Châu có tỷ lệ bệnh phấn trắng nhẹ nhất (23,3 - 35%), Yên Bái và Phú Thọ chưa thấy có sự sai khác thống kê về tỷ lệ bệnh. Giống khác nhau có tỷ lệ nhiễm bệnh phấn trắng khác nhau: giống VNg 77 -4 có tỷ lệ nhiễm bệnh phấn trắng nhẹ nhất trong 4 giống (23 - 30%). Trong 3 giống nhập nội chỉ có VNg 77-2 và VNg 77-4 có tỷ lệ nhiễm bệnh nhẹ hơn so với GT 1, giống VN 73 - 46 có tỷ lệ nhiễm cao hơn GT 1.

Chỉ số bệnh

Điểm trồng khác nhau ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ bệnh (P < 0,01). Lai Châu là địa điểm có chỉ số bệnh nhỏ nhất trong các điểm (13 - 21,1), Sơn La có chỉ số nhiễm bệnh cao nhất (18,3 - 26,1). Chỉ số bệnh tại điểm trồng Phú Thọ có sự sai khác thống kê với điểm trồng tại Sơn La nhưng chưa có sự sai khác với Yên Bái. Giống trồng có ảnh hưởng khác nhau đến chỉ số nhiễm bệnh phấn trắng (P < 0,05). Trong 4 giống, VNg 77-4 có chỉ số bệnh nhẹ nhất (13 - 18,3), sai khác có ý nghĩa với các giống còn lại, tiếp đến là VNg 77-2 (16,1 - 22,2). Giống VN 73 - 46 có chỉ số nhiễm bệnh cao hơn so với GT 1.

Bảng 3.23: Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống cao su trên các điểm thí nghiệm tháng 4 năm 2012 Giống Mức độ bệnh TLB (%) CSB (%) Phú Thọ Yên Bái Lai Châu Sơn La Phú Thọ Yên Bái Lai Châu Sơn La GT1 33,3 35,0 25,0 38,3 17,8 18,3 14,7 20,0 VNg 77-2 26,0 31,7 26,6 35,0 15,0 16,8 13,9 18,3 VNg 77-4 21,7 25 20,0 30,0 13,3 15,0 11,6 17,8 VN 73- 46 33,0 35 28,3 40,0 19,4 20,5 16,7 22,7 Pđịa điểm < 0,01 < 0,01

Pđịa điểm*nhắc lại > 0,05 > 0,05

Pgiống < 0,01 < 0,05

Pđịa điểm*giống > 0,05 > 0,05

LSD0,05 địa điểm 3,0 2,8

LSD0,05 giống 2,5 0,81

Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống tại thời điểm tháng 4 năm 2012 cho thấy chưa có sự tương tác giữa giống và địa điểm đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh (p > 0,05). Do vậy, ta phân tích tác động riêng rẽ của từng yếu tố (địa điểm và giống) ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh.

Tỷ lệ bệnh

Địa điểm trồng khác nhau, ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ bệnh phấn trắng (P < 0,01). Trong các điểm thí nghiệm Sơn La có tỷ lệ bệnh phấn trắng cao nhất (30 - 40%), Lai Châu có tỷ lệ bệnh phấn trắng nhẹ nhất (20 - 28,3%), Yên Bái và Phú Thọ chưa thấy có sự sai khác thống kê về tỷ lệ bệnh.

Giống khác nhau có tỷ lệ nhiễm bệnh phấn trắng khác nhau: Giống VNg 77 -4 có tỷ lệ nhiễm bệnh phấn trắng nhẹ nhất trong 4 giống (23 - 30%). Trong 3 giống nhập nội chỉ có VNg 77-2 và VNg 77-4 có tỷ lệ nhiễm bệnh nhẹ hơn so với GT 1, giống VN 73 - 46 có tỷ lệ nhiễm cao hơn GT 1.

Chỉ số bệnh

Điểm trồng khác nhau ảnh hưởng rất khác nhau đến chỉ số bệnh (P < 0,01). Điểm trồng có chỉ số bệnh nhỏ nhất là Lai Châu (11,6 - 16,7), tiếp đến là Phú Thọ (13,3 - 19,4), Yên Bái (15 - 20,5) và Sơn La (17,8 - 22,7). Lai Châu là địa điểm có chỉ số bệnh sai khác có ý nghĩa với Yên Bái và Sơn La những chưa có sự sai khác với Phú Thọ. Điểm trồng Phú Thọ có chỉ số bệnh sai khác có ý nghĩa với Sơn La nhưng chưa có sự khai khác với Yên Bái

Giống trồng có ảnh hưởng khác nhau đến chỉ số nhiễm bệnh phấn trắng (P < 0,05). Cả 4 giống đều có chỉ số bệnh sai khác có ý nghĩa về mặt thồng kê. Trong 3 giống nhập nội VNg 77-4 có chỉ số bệnh nhỏ nhất trên 4 điểm thí nghiệm (11,6 - 17,8) tiếp đến là VNg 77-2 (13,9 - 18,3) và VN 73 - 46 (16,7 - 22,7). Như vậy so sánh với GT 1 (14,7 - 20,0) thì VNg 77-2 và VNg 77-4 nhiễm bệnh phấn trắng nhẹ hơn.

So sánh với kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh phấn trắng ở cùng thời điểm tháng 4 năm 2011, chỉ số bệnh trên tất cả các điểm của tất cả các giống tháng 4 năm 2012 đều thấp hơn. Như vậy có thể thấy, mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống trong năm 2012 giảm so với năm 2011.

Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng chưa thấy có sự tương tác giữa giống và địa điểm (P > 0,05). Mức độ nhiễm bệnh phụ thuộc vào giống vào địa điểm. Trong các điểm thí nghiệm, Sơn La là điểm có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao nhất. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh có chiều hướng giảm theo thứ tự các tỉnh từ Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ và Lai Châu. Mức độ nhiễm tại Lai Châu thấp hơn so với Yên Bái và Sơn La những chưa có sai khác với Phú Thọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giống VNg 77-4 có chỉ số bệnh thấp nhất ( 11 - 18,3), tiếp đến là VNg 77-2 (13,9 - 22,2), GT1 (14,7 - 23,9) và VN 73 - 46 (16,7 - 26,1). So với GT1, VNg 77-2 và VNg 77-4 có mức độ nhiễm bệnh phấn trắng nhẹ hơn.

Chƣơng 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 73 - 78)