Tại Malaysia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 25 - 26)

2. Nghiên cứu cải tiến và chọn tạo giống cao su trên thế giới

2.2.Tại Malaysia

Chương trình cải tiến giống cao su tại Malaysia chủ yếu do Viện nghiên cứu cao su Malaysia RRIM (Rubber Research Institute of Malaysia, thành lập 1925) và công ty cao su tư nhân Prang Besar (thành lập năm 1921) thực hiện. Công ty Prang Besar đã tuyển chọn được một số cây mẹ đầu dòng xuất sắc những năm 1920 - 1930: PB 24, PB 49, PB 86... sau đó thực hiện chương trình lai tạo giống theo phương pháp giao phấn mở rộng giữa các giống và chọn lọc theo đa tính trạng. Đã có nhiều DVT xuất sắc: PB 235, PB 255, PB 311, PB 330, PB 350, PB 355... Công ty cũng đã xây dựng từ năm 1928 các vườn thụ phấn tự do giữa các cha mẹ chọn lọc, không cận thân và được cách ly (Prang Besar Isolated Gaden). Đã sản sinh nhiều quần thể đa giao PBIG có giá trị cao và được khuyến cáo trồng ở những nơi có điều kiện môi trường khó khăn (PBIG/GG6, PBIG/GG7) và cây mẹ đầu dòng tạo nên các DVT xuất sắc (PB 28/59, PB 280, RRIC 7...). Hiện nay, công ty Prang Besar đã ngừng hoạt động nghiên cứu về cao su .

Kết quả cải tiến giống ở Malaysia được đánh dấu bằng sự tiến bộ về năng suất của những giống xuất hiện rộng qua từng giai đoạn từ 1950 đến nay. Chương trình cải tiến giống của RRIM tiến bộ chậm dần vì sự hạn hẹp của vốn di truyền ban đầu [39].

Năm 1981, RRIM trở thành trung tâm lưu trữ nguồn gen do IRDB sưu tập, hiện còn 9.748 kiểu di truyền dạng cây thực sinh. Nguồn gen hoang dại Nam Mỹ (A) được RRIM sử dụng trong các kiểu giao phấn với các giống Đông Nam Á (W) cao sản PB 324, PB 330, PB 5/51, PR255, RRIM 600. Đến 1995, nhằm tạo tuyển giống cao su có năng suất gỗ - mủ, RRIM đã thu thập thêm 70.000 hạt từ cao su

rừng sinh trưởng khỏe về khảo sát và tìm hướng sử dụng. Đợt khuyến cáo giống của RRIM (1995-1997) đã mạnh dạn đưa nhiều giống mới có năng suất từ 2.100 - 3.100 kg/ha/năm và nhiều giống có trữ lượng gỗ cao (0,5 - 0,8m3/cây) [16].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 25 - 26)