Sinh trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 56 - 61)

3. Nghiên cứu cải tiến và chọn tạo giống cao su tại Việt Nam

3.1.3. Sinh trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ sinh trưởng của các giống. Ở cao su sinh trưởng chiều cao cây gắn liền với sự phát triển của chồi ngọn đề thành một tầng lá mới. Để hình thành một tầng lá, trong điều kiện khí hậu Việt Nam vào mùa mưa cần từ 25 - 35 ngày; vào mùa nắng 40 - 50 ngày [20]. Chiều cao một tầng lá phụ thuộc vào giống, giai đoạn sinh trưởng trong năm. Trên cây cao su non 1 - 2 tuổi, khi chồi ngọn phát triển lên các tầng lá mới thì các lá già ở tầng dưới tự hoại. Tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2004, quy định số tầng lá đạt được trong năm khác nhau theo vùng trồng: Vào thời điểm kiểm kê cuối tháng 12 của năm trồng, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đạt 3 tầng lá trở lên, vùng miền trung từ Hà Tĩnh trở vào cây đạt 2 tầng lá trở lên và vùng Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hoá) đạt 5 tầng lá trở lên. Thời kỳ KTCB của cao su thường kéo dài từ 6 - 8 năm. Trong 1 đến 2 năm sau khi trồng là giai đoạn cao su tăng trưởng mạnh về chiều cao cây. Đồng thời với quá trình sinh trưởng chồi ngọn còn có phát sinh phát triển của chồi bên. Nhằm duy trì mức sinh trưởng của chồi ngọn và tạo đoạn thân kinh tế hợp lý, người ta áp dụng biện pháp tỉa cành có kiểm soát (tỉa hết cành bên ở độ cao cách đất 2,5m, cây cao su được duy trì chồi ngọn và 2 đến 3 tầng lá trong quá trình tỉa). Thông thường người ta đánh giá mức độ sinh trưởng chiều cao cây vào cuối mùa sinh trưởng hàng năm. Kết quả đánh giá sinh trưởng chiều cao cây của các giống sau một năm trồng trên các điểm thí nghiệm thu được tại bảng 3.9.

Bảng 3.9: Sinh trưởng chiều cao cây của các giống đo vào tháng 11 năm 2010 Đơn vị tính: Cm Giống Phú Thọ Yên Bái Lai Châu Sơn La 760 - 800m > 800m GT1 175,0 162,6 201,0 156,7 145,0 VNg 77-2 208,7 211,0 243,0 182,0 165,0 VNg 77-4 214,6 217,6 233,3 178,3 153,0 VN 73- 46 188,0 181,0 207,0 173,3 145,0 Pđịa điểm < 0,01

Pđịa điểm*nhắc lại > 0,05

Pgiông < 0,01

Pđịa điểm*giống > 0,05

LSD05 địa điểm 8,87

LSD05 giống 11,74

CV% 6,1

Kết quả xử lý thống kê tại bảng 3.9 cho thấy: chiều cao cây của các giống cao su ở thời điểm tháng 11 năm 2010 không có sự tương tác giữa giống và địa điểm (P> 0,05). Do vậy , ta phân tích tác động riêng rẽ từng yếu tố (địa điểm và giống) đến sinh trưởng chiều cao cây.

- Về địa điểm: Địa điểm trồng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây của các giống (P < 0,01). Lai Châu là điểm thí nghiệm có chiều cao cây đạt lớn nhất (201 - 243 cm). So với 3 điểm còn lại, Sơn La là điểm thí nghệm có chiều cao cây đạt thấp nhất: ở cao trình từ 760 - 800m, chiều cao cây của các giống dao động trong khoảng (156,7 - 182 cm); ở cao trình > 800 m, các giống có chiều cao cây chỉ đạt 145 - 165 cm; Hai điểm thí nghiệm tại tỉnh Phú Thọ và Yên Bái chiều cao cây không có sự sai khác.

- Về giống: Giống khác nhau có sinh trưởng chiều cao cây rất khác nhau (P < 0,01). Hai giống VNg 77-2 và VNg 77-4 có mức sinh trưởng chiều cao cây tương đương và vượt so với GT1. Mức tăng trưởng chiều cao vượt so với GT1 từ 5,5 - 20,9 %. Giống Vân Nghiên 77-46 có mức tăng trưởng chiều cao chưa có sự khác biệt với GT1.

Trong thời gian thực hiện đề tài, chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao cây tiếp tục được đánh giá trong năm 2011. Kết quả đánh giá mức độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống từ năm 2010 đến năm 2011 được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10 : Tăng trưởng chiều cao cây của các giống năm 2010 - 2011

Đơn vị tính: Cm Giống Phú Thọ Yên Bái Lai Châu Sơn La 760 - 800m > 800m GT1 176,0 189,0 202,3 148,3 - VNg 77-2 199,0 200,0 235,0 162,0 - VNg 77-4 188,7 194,0 232,7 179,0 - VN 73- 46 161,0 164,0 202,0 158,3 - Pđịa điểm < 0,01

Pđịa điểm*nhắc lại > 0,05

Pgiông < 0,01

Pđịa điểm*giống > 0,05

LSD05 địa điểm 13,66

LSD05 giống 14,06

CV% 6,4

Kết quả xử lý thống kê tại bảng 3.10 cho thấy khả năng tăng trưởng chiều cao cây của cao su cũng không có sự tương tác giữa giống và địa điểm . Do vậy, ta phân tích riêng rẽ từng yếu tố (địa điểm và giống) ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng chiều cao cây.

- Về địa điểm: Địa điểm trồng cao su khác nhau có mức tăng trưởng chiều cao cây khác nhau (P <0,01). Tại Sơn La ở điểm trồng 760 - 800 m, các giống có mức tăng trưởng chiều cao thấp nhất so với các điểm trồng khác, dao động từ 148,3cm - 179,0cm. Tại Lai Châu có mức tăng trưởng chiều cao lớn nhất so với 3 điểm thử nghiệm, mức tăng trưởng chiều cao đạt cực đại (235cm). Hai điểm trồng: Phú Thọ, Yên Bái có mức tăng trưởng chiều cao cây chưa có sự sai khác về thống kê.

- Về giống: Hai giống VNg 77-2 và VNg 77-4 có mức tăng trưởng chiều cao từ 2010 - 2011 tương đương nhau và vượt so với GT1. Mức tăng trưởng chiều cao vượt so với GT1 từ 9,3 - 16,3%. Giống Vân Nghiên 77-46 có mức tăng trưởng chiều cao chưa có sự khác biệt với GT1.

Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống cho thấy:

- Tỷ lệ sống của các giống sau trồng một tháng và 20 tháng không có sự tương tác giữa giống và địa điểm. Sau trồng một tháng, tỷ lệ sống trên các điểm trồng chưa có sự sai khác (P > 0,05). So với đối chứng (giống GT1), tỷ lệ sống sau trồng một tháng của hai giống VNg 77-2 và VNg 77-4 cao hơn. Giống VNg 77-4 có tỷ lệ sống cao nhất tại 5 điểm trồng (89,3%), tiếp đến là VNg 77-2 (88,3%). Tỷ lệ sống sau trồng một tháng của VN 73-46 không có sự sai khác so với GT1.

- Sau trồng 20 tháng, địa điểm và giống có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ sống sau trồng cụ thể:

+ Địa điểm trồng khác khau có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ sống sau trồng (P < 0,01): Điểm thí nghiệm có tỷ lệ sống sau trồng 20 tháng cao nhất là Lai Châu (95 - 98,3%) tiếp đến là điểm hai điểm thí nghiệm tại tỉnh Phú Thọ và Yên Bái (81,7 - 90%). Sơn La là điểm thí nghiệm có tỷ lệ sống thấp nhất (0 - 78,3%).

+ Giống cao su có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ sống sau trồng 20 tháng (P < 0,01). So với đối chứng (GT1), tỷ lệ sống sau trồng 20 tháng của 2 giống VNg 77-2, VNg 77-4 đều cao hơn và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Hai giống VNg 77-2 và VNg 77-4 có tỷ lệ sống sau trồng 20 tháng tương đương nhau: VNg 77-2 (72%), VNg 77-4 (70,6%) và lớn hơn VN 73 - 46 (67%).

- Mức sinh trưởng vanh thân cao su năm thứ 2 không có sự tương tác g iữa giống và địa điểm (P> 0,05). Như vậy, mức tăng trưởng vanh thân chịu ảnh hưởng của địa điểm và giống trồng.

+ Địa điểm khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng vanh thân của các giống (P < 0,01). Các giống trồng tại Lai Châu đều có mức sinh trưởng tốt nhất và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với các điểm trồng khác. Tại Phú Thọ và Yên Bái các giống có mức sinh trưởng tương đương. Tại Sơn La (760 - 800 m), các giống có mức sinh trưởng thấp nhất dao động trong khoảng từ 6,2 - 7,1cm.

+ Giống: VNg 77-2 có mức sinh trưởng vanh thân cao nhất (7,1 - 7,9cm). Trong 3 giống nhập nội , chỉ có VNg 77-2 và VNg 77-4 có mức sinh trưởng vanh thân vượt so với GT 1 và tiêu chuẩn vanh thân của quy trình kỹ thuật cây cao su năm thứ 2 từ 1,4 - 12,8%. (Tiêu chuẩn vanh thân của quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2 là 7 cm).

- Đánh giá mức độ tăng vanh ở năm tuổi 2 đến tuổi 3 của các giống không có sự tương tác giữa giống và địa điểm (P> 0,05). Địa điểm trồng khác nhau có ảnh hưởng rất khác nhau đến mức tăng trưởng vanh thân của các giống (P < 0,01). Lai Châu là điểm thí nghiệm có mức tăng trưởng vanh thân cao nhất (5,2 - 6,3 cm). Hai điểm thí nghiệm tại tỉnh Phú Thọ và Yên Bái có mức tăng trưởng vanh thân tương đương. Sơn La (760 - 800 m) là điểm thí nghiệm có mức tăng trưởng vanh thân năm tuổi 2 đến 3 đạt thấp nhất (2,5 - 3,0 cm). Giống cao su có ảnh hưởng rất khác nhau tới mức tăng trưởng vanh thân năm tuổi 2 đến 3 (P < 0,01). Giống VNg 77-2, VNg 77-4 có mức tăng vanh vượt so với đối chứng GT1 từ (7,1 - 23,9%). Hai giống VNg 77-2 và VNg 77-4 đều đạt mức sinh trưởng khá trên các thí nghiệm (cấp 4), trong khi GT 1 và VN 73 - 46 có mức sinh trưởng dưới trung bình (cấp 2). Động thái tăng trưởng vanh thân không có sự khác nhau giữa các giống mà phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng trong năm và điểm trồng. Sơn La có thời gian duy trì không tăng trưởng dài hơn Phú Thọ, Yên Bái và Lai Châu.

- Chiều cao cây của các giống cao su sau một năm trồng không có sự tương tác giữa giống và địa điểm (P> 0,05).

+ Địa điểm trồng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây của các giống (P < 0,01). Lai Châu là điểm thí nghiệm có chiều cao cây lớn nhất đạt (201 - 243 cm); Sơn La là điểm thí nghiệm có chiều cao cây thấp nhất (145 - 182cm). Hai điểm thí nghiệm tại tỉnh Phú Thọ và Yên Bái chiều cao cây chưa có sự sai khác về mặt thống kê.

+ Giống khác nhau có sinh trưởng chiều cao cây rất khác nhau (P < 0,01). Hai giống VNg 77-2 và VNg 77-4 có mức sinh trưởng chiều cao cây tương đương và vượt so với GT1. Mức tăng trưởng chiều cao vượt so với GT1 từ 5,5 - 20,9 %. Giống Vân Nghiên 77-46 có mức tăng trưởng chiều cao chưa có sự khác biệt với GT1.

- Địa điểm trồng cao su khác nhau có mức tăng trưởng chiều cao cây khác nhau (P < 0,01). Tại Sơn La, các giống có mức tăng trưởng chiều cao thấp nhất so

chiều cao lớn nhất so với 3 điểm thử nghiệm, mức tăng trưởng chiều cao đạt cực đại (235cm). Hai điểm trồng: Phú Thọ, Yên Bái có mức tăng trưởng chiều cao cây chưa có sự sai khác về thống kê.

Hai giống VNg 77-2 và VNg 77-4 có mức tăng trưởng chiều cao vượt so với GT1 từ 9,3 - 16,3%. Giống Vân Nghiên 77-46 có mức tăng trưởng chiều cao chưa có sự khác biệt với GT1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)