Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 39 - 40)

3. Nghiên cứu cải tiến và chọn tạo giống cao su tại Việt Nam

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Giống: 3 giống nhập nội từ Trung Quốc năm 2009: Vân Nghiên 73-46 (VN 73 - 46), VNg 77-2 , VNg 77-4 và giống đối chứng GT1. Các giống có nguồn gốc từ Trung Quốc được Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc nhập nội từ Trung Quốc năm 2009, trong khuôn khổ nội dung “Dự án phát triển giống cao su vùng Tây Bắc” giai đoạn 2009 - 2010.

VNg 77 -2 là giống do Viện cây trồng nhiệt đới Vân Nam lai tạo từ GT 1 và PR 107. Tháng 12-1999, hội đồng giống Trung Quốc cho phép mở rộng diện tích giống VNg 77-2 ra sản xuất lớn. Kết quả đánh giá sau 6 năm cạo mủ tại Viện cây trồng nhiệt đới Vân Nam cho thấy: năng suất mủ bình quân đạt 1.475 kg/ha (3,6kg/cây/năm), hàm lượng cao su khô trung bình đạt 33,4%. VNg 77- 2 có khả năng chịu lạnh tốt hơn GT 1 và nhiễm bệnh phấn trắng ở mức nhẹ [15].

VNg 77 -4 là giống do Viện cây trồng nhiệt đới Vân Nam lai tạo từ GT 1 và PR 107. Tháng 12-1999, hội đồng giống Trung Quốc cho phép mở rộng diện tích giống VNg 77-4 ra sản xuất lớn. Kết quả đánh giá sau 6 năm cạo tại Viện cây trồng nhiệt đới Vân Nam cho thấy: VNg 77-4 có năng suất mủ bình quân 1.119 kg/ha (2,65 kg/cây/năm), hàm lượng cao su khô là 33,6%. Năng suất mủ vượt so với đối chứng GT1 từ 28 - 36% [15].

VN73 - 46 là giống mới chọn tạo đang được khuyến cáo trồng ở bảng 2 trong cơ cấu giống khuyến cáo tại Trung Quốc.

GT 1 là giống được tuyển chọn từ cây thực sinh đầu dòng tại Indonesia năm 1921. Tại Việt Nam, GT 1 có khả năng sinh trưởng trong giai đoạn KTCB từ trung bình đến khá, đặc biệt sinh trưởng khá tốt trong những vùng có điều kiện môi trường ít thuận lợi ở Tây Nguyên. GT1 có năng suất khởi đầu chậm, năng suất ổn định từ năm cạo thứ 3-4 với mức trung bình >1 tấn/ha/năm với chế độ cạo không kích thích. Đánh giá khả năng nhiễm bệnh cho thấy: GT 1 nhiễm bệnh phấn trắng ở mức trung bình, khá mẫn cảm với bệnh héo đen đầu lá trong

năm trồng mới, khô miệng cạo ở mức trung bình. GT 1 được Bộ NN&PTNT công nhận giống năm 1993. Hiện nay GT1 là giống đang được khuyến cáo trồng trên diện rộng tại vùng miền núi phía Bắc. Trong công tác tạo tuyển giống cao su tại Việt Nam hiện Nay, GT 1 thường được sử dụng làm giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)