Đánh giá mức độ phục hồi sau rét của các giống trên các điểm thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 69 - 73)

3. Nghiên cứu cải tiến và chọn tạo giống cao su tại Việt Nam

3.2.3.Đánh giá mức độ phục hồi sau rét của các giống trên các điểm thí

Thời điểm đánh giá phục hồi được đánh rá ít nhất sau đợt rét 2 tháng. Đánh giá mức độ phục hồi của các giống căn cứ theo mức độ mọc chồi và ra lá để phân cấp đánh giá. Thời điểm đánh giá mức độ phục hồi được tiến hành vào tháng 5 năm 2011. Kết tổng hợp đánh giá mức độ phục hồi của các giống trên các điểm thí nghiệm được thể hiện dưới đây.

3.2.3.1.Tại Phú Hộ - Phú Thọ

Bảng 3.17 : Khả năng phục hồi phân theo cấp của các giống tháng 5 năm 2011

STT Giống Tỷ lệ phục hồi (%) Cao trình (m)

0 1 2 3 4 5 40 - 50 1 GT1 18,3 8,4 15,0 58,3 2 VNg 77-2 11,7 88,3 3 VNg 77-4 13,3 86,7 4 VN 73- 46 15,0 28,3 56,7

Kết quả tại bảng 3.17 cho thấy: tại Phú Hộ - Phú Thọ khả năng phục hồi sau rét của các giống là khác nhau. VNg 77-2 và VNg 77-4 có tỷ lệ phục hồi cấp 5 cao (86,7 - 88,3%), trong khi VN 73 46 và GT 1 có tỷ lệ phục hồi cấp 5 chỉ đạt 56,7 - 58,3%.

3.2.3.2. Tại Yên Bái

Bảng 3.18 : Khả năng phục hồi phân theo cấp của các giống tháng 5 năm 2011

STT Giống Tỷ lệ phục hồi (%) Cao trình (m)

0 1 2 3 4 5 54 - 110 1 GT1 16,7 3,3 18,3 61,7 2 VNg 77-2 10,0 90,0 3 VNg 77-4 11,7 88,3 4 VN 73- 46 16,7 18,3 65,0

Đánh giá mức độ phục hồi của các giống tại Yên Bái cho thấy: các giống có tỷ lệ phục hồi chủ yếu ở cấp 5, VNg 77-2 và VNg 77-4 vẫn là hai giống có tỷ lệ

phục hồi cao (88,3 -90%) vượt so với GT 1 và VN 73 - 46 (61,7 - 65%). Tỷ lệ phục hồi cấp 0 của VNg 77-2 và VNg 77-4 từ 10 - 11,7% trong khi của GT 1 và VN 73 - 46 là 16,7%.

3.2.3.3. Tại Lai Châu

Bảng 3.19: Khả năng phục hồi phân theo cấp của các giống tháng 5 năm 2011

STT Giống Tỷ lệ phục hồi (%) Cao trình (m)

0 1 2 3 4 5 400 - 550 1 GT1 5,0 95,0 2 VNg 77-2 0 100 3 VNg 77-4 3,3 96,7 4 VN 73- 46 3,3 96,7

Đánh giá khả năng phục hồi của các giống thời điểm tháng 5 tại Lai Châu cho thấy: tỷ lệ phục hồi của các giống đều đạt mức cao (95 - 100%) cấp 5. Các giống hầu như sinh trưởng bình thường sau đợt rét.

3.2.3.4. Tại Sơn La

Bảng 3.20: Khả năng phục hồi phân theo cấp của các giống tháng 5 năm 2011

Điểm

điều tra Giống

Tỷ lệ phục hồi (%) Cao trình (m) 0 1 2 3 4 5 Chiềng Ban - Mai Sơn GT1 35,0 15,0 33,3 16,7 760 - 800 VNg 77-2 21,7 30,0 48,3 VNg 77-4 23,3 31,7 45,0 VN 73- 46 26,7 11,7 46,7 15,0 Chiềng Kheo - Mai Sơn GT1 100 878 - 984 VNg 77-2 95,0 5,0 VNg 77-4 95,0 5,0 VN 73- 46 100

Kết quả bảng 3.20 cho thấy: tai Sơn La, khả năng phục hồi phụ thuộc vào giống và cao trình trồng. Ở cao trình 878 - 984m, các giống hầu như không còn khả năng phục hồi, tỷ lệ chết 95 - 100%. Ở cao trình trồng 760 - 800m, VNg 77-2 và VNg 77-4 có tỷ lệ phục hồi cấp 5 đạt trên 45 % (45 - 48,3%) và tỷ lệ phục hồi cấp 0 thấp (21,7 - 23,3%). Giống GT1 và VN 73 - 46 có cấp độ phục hồi từ 3 - 5, tỷ lệ phục hồi cấp 5 thấp (15 - 16,7%) và tỷ lệ phục hồi cấp 0 cao ( 26,7 - 35%),

Bảng 3.21: Tổng hợp khả năng phục hồi sau rét của các giống cao su theo địa hình và cao trình tháng 5 năm 2011

Cao trình (m) Giống Vùng đồi núi hở Vùng đồi kín gió

< 600 GT 1 81,7 - 83,3 95,0 VNg 77-2 88,3 - 90 100 VNg 77-4 86,7 - 88,3 96,7 VN 73 - 46 83,3 - 85 96,7 760 - 800 GT 1 75,0 VNg 77-2 78,3 VNg 77-4 76,7 VN 73 - 46 73,3 878 - 984 GT 1 0 VNg 77-2 5,0 VNg 77-4 5,0 VN 73 - 46 0

Kết quả bảng 3.21 cho thấy: với cao trình trồng < 600 m, vùng đồi kín gió có tỷ lệ phục hồi của các giống cao hơn vùng đồi núi hở. Tỷ lệ phục hồi ở vùng đồi kín gió đạt cao (95 - 100%), hầu hết các giống có khả năng sinh trưởng bình thường sau đợt rét. Vùng đồi núi hở, tỷ lệ phục hồi của các giống dao động trong khoảng 81,7 - 90%. VNg 77-2 và VNg 77-4 có tỷ lệ phục hồi cao hơn GT 1 ở cả hai dạng địa hình. Với cao trình trồng trên 600 m, tỷ lệ phục hồi của các giống giảm dần theo độ cao: Từ

760 - 800, các giống có tỷ phục hồi trong khoảng 73,3 - 75%. Ở độ cao 878 - 984m, các giống hầu như không còn khả năng phục hồi sau rét, tỷ lệ chết từ 95 - 100%.

Đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2010 và đầu năm 2011 là điều kiện tốt để kiếm tra khả năng chịu lạnh của các giống cao su được thử nghiệm. Kết quả đánh giá thiệt hại của cao su sau rét ở thời điểm tháng 2 cho thấy: trên tất cả các điểm thí nghiệm, khả năng chịu lạnh của VNg 77-2, VNg 77-4 vượt trội so với (GT1). Ở cao trình dưới 600m, các giống VNg 77-2, VNg 77-4 chịu ảnh hưởng nhẹ, cấp độ thiệt hại chủ yếu từ 1-2, tỷ lệ chết < 5%, trong khi giống GT1 thiệt hại chủ yếu ở cấp 3 và 4, tỷ lệ chết từ 8,9 – 18,3%. Ở cao trình trên 600m, tỷ lệ thiệt hại của các giống nhập nội có tăng nhưng vẫn thấp hơn đối chứng. Các giống có tỷ lệ chết 83 – 95% khi trồng ở cao trình từ 878 – 984m.

Kết quả đánh giá khả năng phục hồi của các giống sau đợt rét vào thời điểm tháng 5 năm 2011 cho thấy: cấp độ phục hồi từ cấp 0 - 5 tuỳ theo giống và điểm trồng. Điểm có mức độ phục hồi sau rét tốt nhất là Phong Thổ - Lai Châu ( >95% phục hồi cấp 5). Tại đây các giống có khả năng sinh trưởng bình thường sau rét. Điểm có mức độ phục hồi kém nhất là Chiềng Kheo - Mai Sơn - Sơn La (95 - 100 % phục hồi cấp 0). Tại Phú Hộ - Phú Thọ và Trấn Yên - Yên Bái, cấp độ phục hồi của các giống từ 3 - 5 và tập trung ở cấp 5 (56,7 - 90%). Ở cao trình <600 m, giống VNg 77-2 và VNg 77- 4 có khả năng phục hồi vượt trội so với GT 1 trên tất cả các điểm trồng. Mức độ phục hồi ở cấp tốt nhất (cấp 5) của VNg 77-2 và VNg 77-4 chiếm tỷ lệ cao (83 -100%) và tỷ lệ phục hồi cấp 0 thấp (0 - 13,3% ( trong khi GT 1 có mức độ phục hồi cấp 5 đạt (58,3 - 95%) và tỷ lệ phục hồi cấp 0 cao (5 - 18,3%). Ở cao trình > 600 mức độ phục hồi của VNg 77-2 và VNg 77-4 có giảm nhưng vẫn cao hơn so với đối chứng. Tỷ lệ phục hồi của các giống giảm dần theo độ cao: từ 760 - 800, các giống có tỷ phục hồi trong khoảng 73,3 - 75%. Ở độ cao 878 - 984m, các giống hầu như không còn khả năng phục hồi sau rét, tỷ lệ chết từ 95 - 100%. Tỷ lệ phục hồi của các giống ở vùng đồi kín gió đạt cao (95 - 100%), hầu hết các giống có khả năng sinh trưởng bình thường sau đợt rét. Vùng đồi núi hở, tỷ lệ phục hồi của các giống dao động trong khoảng (81,7 - 90%).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 69 - 73)