Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 41 - 109)

3. Nghiên cứu cải tiến và chọn tạo giống cao su tại Việt Nam

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống cao su nhập nội tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

a. Bố trí thí nghiệm

- Trên các điểm thí nghiệm, giống được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại (20cây/giống/lần nhắc/điểm). Số ô thí nghiệm là 12 ô/điểm, kích thước ô thí nghiệm là 400 m2

/điểm. Tổng diện tích thí nghiệm là 5.000 m2/điểm (cả dải bảo vệ). Thí nghiệm sử dụng bầu hai tầng lá, bố trí với mật độ 571 cây/ha (7m x 2,5 m); thời gian trồng tháng 9 năm 2009.

Dải bảo vệ ← Dải bảo vệ → Dải bảo vệ NL1 G4 G3 G1 G2 NL2 G1 G2 G4 G3 NL3 G2 G1 G3 G4 ← Dải bảo vệ →

Trong đó: G1: Giống đối chứng GT 1 G2: Giống VNg 77-2 G3: Giống VNg 77-4 G4: Giống VN 73-46

b.Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

- Vanh thân: Vanh thân (chi vi thân) được đo sau khi trồng 2 năm tại vị trí 1m cách đất (đo toàn bộ số cây). Vị trí đo được đánh dấu cố định trên thân cây. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá giống được tiến hành theo Paardekooper (1965). Vanh thân của các giống được đánh giá chia làm 5 cấp tính theo % trên giá trị trung bình của nghiệm thức theo bảng sau:

Phân cấp vanh thân theo Paardekooper (1965)

Cấp Ý nghĩa Vanh (%) 1 Kém < 91 2 Dưới trung bình 91 - 97 3 Trung bình 97 - 103 4 Khá 103 - 109 5 Tốt > 109

- Chiều cao: Tiến hành theo dõi chiều cao vào cuối mùa sinh trưởng trong năm. Dùng thước đo cao từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2: Nghiên cứu khả năng chịu lạnh của các giống cao su nhập nội tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Đánh giá khả năng chịu lạnh của các giống dựa trên phương pháp đánh giá do Huang & Pan (1992) đề xuất và có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế.

a. Đánh giá mức độ thiệt hại

Tiến hành đánh giá khả năng chịu lạnh khi nhiệt độ trung bình ≤ 150

C liên tục trong 7 ngày. Thời điểm đánh giá mức độ thiệt hại tối thiểu sau đợt rét 10 ngày. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thiệt hại do rét phân thành 5 cấp từ 0 - 5. Mức độ thiệt hại được chia ra các cấp độ theo bảng phân cấp.

Cấp Cây non chƣa phân cành

Cây phân cành

Tán lá Thân Gốc

1

Vết cháy xém phía trên 1/3 chiều cao cây

< 1/3 tán lá bị

tổn hại Vết thối < 5cm Vết thối < 5cm 2 Vết cháy sém 1/3-

2/3 chiều cao cây

`1/3-2/3 tán lá bị cháy sém Vết thối 2/6 của vòng thân Vết thối 2/6 của vòng thân 3 Vết cháy sém phía dưới 2/3 chiều cao thân cây > 2/3 tán lá bị cháy sém Vết thối 3/6 của vòng thân Vết thối 3/6 của vòng thân 4 Vết cháy sém toàn bộ thân cây Vết cháy sém phía trên 1m của chiều cao cây

Vết thối 4/6 vòng thân phía trên 1m của chiều cao thân cây Vết thối 4/6 vòng thân của cây 5 Vết cháy sém toàn bộ thân cây (vỏ nâu sẫm, dễ bóc ra khỏi thân) Vết cháy sém toàn bộ thân cây Vết thối 5/6 vòng thân phía trên 1m của chiều cao thân cây.

Vết thối 5/6 vòng thân của cây

b. Đánh giá khả năng phục hồi

Thời điểm đánh giá khả năng phục hồi được tiến hành sau đợt rét 2 tháng. Căn cứ theo mức độ mọc chồi và ra lá để phân cấp đánh giá. Đánh giá khả năng phục hồi phân thành 5 cấp từ 0 - 5.

Cấp Cây non chƣa phân cành Cây phân cành

0 Chết ngược từ 2/3 cây đến chết hoàn toàn

Cành và tán khô, cây chết ngược cách gốc 1-1,5 m hoặc chết hoàn toàn

1 Cây còn sống nhưng chưa mọc chồi lá mới

Cây còn sống, cành và tán chưa xuất hiện chồi và lá mới

2 Xuất hiện một số chồi và lá

nhú chân chim 1/4 cành và tán xuất hiện chồi và lá mới

3 Cây mọc chồi và lá nhưng

tầng lá chưa ổn định 2/4 cành và tán xuất hiện chồi và lá mới

4 Cây ra một tầng lá ổn định 3/4 cành và tán xuất hiện chồi và lá mới

5 Cây ra một tầng lá ổn định,

có chồi và lá mập, khỏe Toàn bộ cành và tán xuất hiện chồi và lá mới

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3: Nghiên cứu mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống cao su nhập nội tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Theo dõi, đánh giá bệnh phấn trắng theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 902: 2006.

Đánh giá theo từng chồi

Lấy lá chét giữa và 3- 5 lá/chồi, lá giữa nếu bị rụng được đánh giá cấp 5 + Cấp 0: không bệnh

+ Cấp 1: một vài vết bệnh hoặc đốm dầu, nhìn kỹ mới thấy. + Cấp 2: các vết bệnh chiếm 1/8 diện tích lá (12,5%)

+ Cấp 3: Các vết bệnh chiếm 1/4 diện tích lá (25%) + cấp 4: các vết bệnh chiếm 1/2 diện tích lá (50%). + cấp 5: trên 3/4 vết bệnh chiếm trên lá.

Ghi chú: Trong nghiên cứu này, đánh gía mức độ nhiễm bệnh trên toàn bộ số cây trên thí nghiệm.

Số liệu điều tra được tính toán và biểu thị dưới dạng tỷ lệ bệnh (TLB%) và chỉ số bệnh (CSB%). Phương pháp tính như sau:

TLB(%) = 100

scdt

scb

Trong đó: scb: Tổng số cây bị bệnh

scdt: Tổng số cây điều tra CSB (%) =

Tổng số cây bị bệnh từng cấp x cấp bệnh tương ứng Tổng số cây điều tra x trị số cấp bệnh cao nhất

2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm IRRISTAT và EXCEL. Áp dụng mô hình phân tích số liệu qua nhiều nơi trong IRRISTAT đối với các chỉ tiêu: tỷ lệ sống, sinh trưởng vanh thân, chiều cao cây và tỷ lệ bệnh thông qua đề cương phân tích phương sai:

Source of variation (nguồn biến động) Degree of freedom (độ tự do)

Site (địa điểm) s-1

Reps. Within Site (địa điểm và nhắc lại) s(r-1)

Treatment (giống) t-1

Site x Treaatment (địa điểm và giống) (s-1)(t-1) Error (sai số ngẫu nhiên) s(r-1)(t-1)

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khả năng sinh trƣởng của các giống cao su nhập nội tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc. miền núi phía Bắc.

Sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu chính được đánh giá trong quá trình chọn giống. Tốc độ sinh trưởng (khả năng tăng vanh thân qua các năm) là yếu tố quyết định thời gian KTCB của vườn cây ngắn hay dài. Ở nước ta, vùng truyền thống có thời gian kiến thiết cơ bản từ 6 - 7 năm, vùng bất thuận Tây nguyên (trên 600m) thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài 8 - 9 năm. Mặt khác, sinh trưởng ảnh hưởng đến độ dày vỏ, số vòng ống mủ trong thân từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất mủ trong thời kỳ kinh doanh. Mục tiêu của những nhà chọn giống là tạo ra các DVT có tốc độ sinh trưởng nhanh, độ dầy vỏ nguyên sinh khá, chịu thâm canh để có thể rút ngắn thời gian KTCB. Mục tiêu của những nhà kinh doanh là đưa vườn cây vào khai thác càng sớm càng tốt. Sinh trưởng của cao su liên quan đến sự đồng đều của vườn cây trong giai đoạn KTCB, tỷ lệ số cây đưa vào khai thác mủ trong năm cạo đầu tiên và các năm tiếp theo. Khi cây bước sang giai đoạn giao tán, những cây có khả năng sinh trưởng kém, bị chèn ép sẽ tăng vanh rất ít, thường những cây này không thể đưa vào khai thác trong thời kỳ sau. Kết quả bước đầu đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng được thể hiện dưới đây.

3.1.1. Tỷ lệ sống

Đề hình thành một vườn cao su trong sản xuất, có rất nhiều nguồn vật liệu trồng có thể được sử dụng. Trồng bằng hạt sau đó ghép tại lô trồng, sử dụng stump

trần, bầu cắt ngọn, bầu có tầng lá hoặc stump bầu có tầng lá. Mỗi vật liệu trồng có ưu, nhược điểm khác nhau. Nhằm đảm bảo ổn định mật độ vườn cây ngay trong thời gian đầu và tăng cường khả năng sinh trưởng người ta sử dụng chủ yếu hai vật liệu trồng là bầu có tầng lá hoặc stump bầu có tầng lá. Thông thường hai loại vật liệu này được sử dụng khi có 2 đến 3 tầng lá ổn định. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, các điểm thí nghiệm được sử vật liệu trồng là stump bầu có 2 đến 3 tầng lá ổn định. Thời gian tiến hành bố trí thí nghiệm trong tháng 9 năm 2009.

Kết quả đánh giá tỷ lệ sống của các giống trên các điểm thử nghiệm được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1 : Tỷ lệ sống của các giống sau trồng 1 tháng

Giống Phú Thọ Yên Bái Lai Châu Sơn La 760 - 800m > 800m GT1 86,7 85,0 88,3 86,7 80,0 VNg 77-2 91,7 90,0 88,3 85,0 81,7 VNg77-4 90,0 90,0 90,0 91,7 85,0 VN 73- 46 90,0 91,7 86,7 90,0 83,3 Pđịa điểm > 0,05

Pđịa điểm*nhắc lại > 0,05

Pgiống < 0,01

Pđịa điểm*giống > 0,05

LSD05 địa điểm 5,1

LSD05 giống 2,56

CV% 5,1

Kết quả phân tích thống kê tại bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ sống của các giống cao su sau trồng một tháng không có sự tương tác giữa giống và địa điểm trồng (Pđịa điểm*giống > 0,05). Chính vì thế , ta phân tích tác động riêng rẽ của giống và địa điể m ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sau trồng.

- Về địa điểm : Tỷ lệ sống của các giống trồng chưa có sự sai khác về mặt thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên, tại Sơn La (với cao trình trồng > 800m) tỷ lệ sống thấp hơn các điểm khác.

- Về giống : Giống cao su có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ sống sau trồng (P < 0,01). Tỷ lệ sống của các giống nhập nội đều > 80%. So với đối chứng (giống GT1), tỷ lệ sống sau trồng một tháng của hai giống VNg 77-2 và VNg 77-4 cao hơn. VNg 77-4 có tỷ lệ sống cao nhất tại 5 điểm trồng (89,3%), tiếp đến là VNg 77-2 (88,3%). Tỷ lệ sống sau trồng một tháng của VN 73-46 không có sự sai khác so với GT1.

Sau khi kiểm tra tỷ lệ sống sau trồng một tháng, trên các điểm thí nghiệm các giống đã được trồng dặm bằng cây trồng có mức sinh trưởng tương đương ( stump bầu hai tầng lá ổn định). Thông thường công tác kiểm tra, đánh giá tỷ lệ sống sau trồng của cao su được thực hiện ngay trong năm đầu tiên (sau khi trồng từ 1 đến 2 tháng). Tuy nhiên trong thời gian thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài, vùng

miền núi phía Bắc trải qua đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2010 và đầu năm 2011 đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của các giống trên các điểm thí nghiệm. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đánh giá tỷ lệ sống trên các điểm thí nghiệm sau trồng 20 tháng sau khi kết thúc đợt rét (tháng 5 năm 2011).

Kết quả đánh giá tỷ lệ sống của các giống thu được tại bảng 3.2

Bảng 3.2: Tỷ lệ sống của các giống sau trồng 20 tháng

Giống Phú Thọ Yên Bái Lai Châu Sơn La 760 - 800m > 800m GT1 81,7 83,3 95,0 65,0 0 VNg 77-2 88,3 90,0 98,3 78,3 5 VNg77-4 86,6 88,3 96,7 76,6 5 VN 73- 46 85,0 83,3 96,7 70,0 0 Pđịa điểm < 0,01

Pđịa điểm*nhắc lại > 0,05

Pgiống < 0,01

Pđịa điểm*giống > 0,05

LSD05 địa điểm 3,16

LSD05 giống 2,74

CV% 6,0

Kết quả phân tích thống kê tại bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ sống của các giống cao su sau trồng 20 tháng cũng không có sự tương tác giữa giống và địa điểm trồng (Pđịa điểm*giống > 0,05). Chính vì thế , ta phân tích tác động riêng rẽ của giống và địa điể m ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sau trồng.

- Về địa điểm : Địa điểm trồng khác khau có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ tỷ lệ sống sau trồng 20 tháng (P < 0,01): Điểm thí nghiệm có tỷ lệ sống sau trồng 20 tháng cao nhất là Phong Thổ - Lai Châu (95 - 98,3%) tiếp đến là điểm hai điểm thí nghiệm tại tỉnh Phú Thọ và Yên Bái (81,7 - 90%). Sơn La là điểm thí nghiệm có tỷ lệ sống sau trồng 20 tháng thấp nhất: tại Sơn La (cao trình trồng từ 878 - 984m) tỷ lệ cây sống chỉ còn (0 - 5%); với điểm trồng có cao trình (760 - 800) tỷ lệ sống cao hơn(65 - 78,3%).

- Về Giống: giống cao su có ảnh hưởng rất khác nhau đến tỷ lệ sống sau trồng 20 tháng (P < 0,01). So với đối chứng (GT1), tỷ lệ sống sau trồng 20 tháng của 2 giống VNg 77-2, VNg 77-4 đều cao hơn và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả xử lý cho thấy hai giống VNg 77-2 và VNg 77-4 có tỷ lệ sống sau trồng 20 tháng tương đương nhau: VNg 77-2 (72%), VNg 77-4 (70,6%) và lớn hơn VN 73 - 46 (67%).

3.1.2. Sinh trưởng vanh thân

Vanh thân (chu vi thân) là một chỉ tiêu quan trọng trong vấn đề đánh giá giống khả năng sinh trưởng của giống. Vanh thân được theo dõi trong suốt quá trình KTCB. Trong giai đoạn KTCB, vanh thân được tiến hành đánh giá sau trồng 2 năm. Vị trí đo được đánh dấu cố định tại vị trí 1m cách mặt đất sau mỗi lần theo dõi. Mức sinh trưởng vanh thân theo được quy trình kỹ thuật cây cao su quy định theo từng hạng đất khác nhau và năm trồng. Đất trồng hạng I có thời gian KTCB là 6 năm. Đất trồng hạng II có thời gian KTCB là 7 năm và đất trồng hạng III có thời gian KTCB là 8 năm. Đất trồng cho các nội dung thí nghiệm của đề tài được đánh giá là đất hạng III. Kết quả đánh giá vanh thân ở năm trồng thứ 2 của các giống được thể hiện tại bảng 3.3.

Bảng 3.3 : Sinh trưởng vanh thân các giống tháng 11 năm 2011

Đơn vị tính: Cm Giống Phú Thọ Yên Bái Lai Châu Sơn La 760 - 800m > 800m GT1 6,7 6,6 7,0 6,3 - VNg 77-2 7,4 7,3 7,9 7,1 - VNg77-4 7,3 7,2 7,7 7,0 - VN 73- 46 6,6 6,8 7,1 6,2 - Pđịa điểm < 0,01

Pđịa điểm*nhắc lại > 0,05

Pgiống < 0,01

Pđịa điểm*giống > 0,05

LSD05 địa điểm 0,31

LSD05 giống 0,14

Kết quả phân tích số liệu bảng 3.3 cho thấy m ức sinh trưởng vanh thân cao su không có sự tương tác giữa giống và địa điểm ( Pđịa điểm*giống > 0,05). Do vậy ta phân tích riêng rẽ từng yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng vanh thân cao su.

- Về địa điểm: Địa điểm khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng vanh thân của các giống (P < 0,01). Các giống trồng tại Lai Châu đều có mức sinh trưởng tốt nhất và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với các điểm trồng khác. Tại Phú Thọ và Yên Bái các giống có mức sinh trưởng tương đương. Tại Sơn La (760 - 800 m), các giống có mức sinh trưởng thấp nhất (dao động 6,2 - 7,1cm).

- Về giống: Giống cao su khác nhau có mức sinh trưởng vanh thân năm thứ 2 khác nhau (P < 0,01). Giống VNg 77-2 có mức sinh trưởng vanh thân cao nhất (7,1 - 7,9cm). Trong 3 giống nhập nội, chỉ có VNg 77-2 và VNg 77-4 có mức sinh trưởng vanh thân cao hơn có ý nghĩa với GT1. Trên các điểm trồng, VNg 77-2 và VNg 77-4 đều có mức sinh trưởng vanh thân đạt và vượt so với tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2 (7cm); mức sinh trưởng vượt so với tiêu chuẩn của quy trình từ 1,4 - 12,8%.

Mức tăng trưởng vanh thân cao su quyết định đến khả năng sinh trưởng của giống. Chỉ tiêu này quyết định thời gian KTCB của các giống ngắn hay dài và có quan hệ chặt với độ dầy vỏ nguyên sinh và số vòng ống mủ trong thân cây. Mức tăng trưởng vanh thân phụ thuộc vào giống, thời gian sinh trưởng sau trồng (1 năm, 2 năm…), điều kiện vùng trồng và kỹ thuật thâm canh. Trong thời kỳ KTCB, vườn cây được chăm sóc tốt, có mức độ tăng trưởng vanh thân cao và độ dầy vỏ nguyên sinh lớn sẽ đạt tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn đưa vào khai thác mủ cao. Mức tăng trưởng vanh thân cao su đạt mức cao trong năm thứ 3 và thứ 4 sau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (Trang 41 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)