Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 63 - 68)

27 Khang Ninh Khuổi Luông 160 109 68,12 00 51 31,88 28 Khang Ninh Nà Kiêng 320 232 72,50 0 0 82 ,

3.6.2.Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Nâng cao nhận thức: Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo từ cấp tỉnh đến

các cấp chính quyền địa phương thơng qua hội thảo bảo tồn và phát triển. Đối với người dân, tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường... Tổ chức các nhóm tuyên truyền do lực lượng thanh niên làm nịng cốt có sự tham gia của cộng đồng. Để làm được điều này, cần thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, áp phích, pa nơ, phim ảnh... Xây dựng các điểm văn hóa, các tủ sách phổ biến kiến thức tại trung tâm cộng đồng thôn, bản, đặc biệt là ở nhà của trưởng thơn, nhà văn hóa cộng đồng. Khuyến khích người dân xây dựng tủ sách kiến thức gia đình, mua sắm các phương tiện thông tin như đài, báo, ti vi.

Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng: Cùng với các cấp, các ngành chức năng đề xuất thay đổi một số chính sách phù hợp với lịng dân. Có những chính sách hỗ trợ đối với người dân thông qua kế hoạch hoạt động trên nguyên tắc có sự quản lý, giám sát thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống mở). Đề xuất xây dựng, hoàn thiện khung thể chế, tăng cường năng lực quản lý, bảo tồn cho các đơn vị, ngành liên quan. Đặc biệt chú trọng xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với bản, làng, chính quyền địa phương (ban lâm nghiệp xã) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn. Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng nhằm chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thi hành luật pháp một cách nghiêm túc triệt để trong công tác bảo tồn.

Kiểm soát nhu cầu thị trường: Tăng cường lực lượng kiểm lâm cả số

lượng và chất lượng cũng như trang thiết bị, phương tiện cho công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả các vùng, mùa trọng điểm tác động. Xây dựng các tổ, đội tuần rừng theo thôn, xã theo các chương trình trồng rừng. Xây dựng đội cơ động với nhiều thành phần cùng tham gia của các ban, ngành chức năng trong công tác bảo vệ rừng. Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài nguyên hiện có của địa phương, hạn chế khai thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn phục hồi, nghiêm cấm khai thác các nguồn đã bị cạn kiệt, song song với việc khai thác, tiến hành thuần hóa và áp dụng khoa học, cơng nghệ để nhân giống, phát triển nguồn tài nguyên ở bên ngồi rừng (bằng các mơ hình kinh tế vườn rừng, trang trại, bảo tồn chuyển vị...), đó là biện pháp hữu ích của sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Dựa vào nhu cầu thị trường để tiến hành sản xuất, xây dựng một số mơ hình sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chất đốt...).

Nâng cao đời sống cộng đồng: Quy hoạch vùng dân cư có sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho cộng đồng theo chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào thiểu số. Thực tế từ ngàn đời nay cộng đồng phải sống dựa vào rừng. Do vậy, không thể cấm triệt để người dân vào rừng thu hái lâm sản phụ theo phong tục tập quán. Ngoài việc quy hoạch đất đai, cần cho phép họ sử dụng nguồn tài nguyên theo một số nguyên tắc nhất định do Vườn quốc gia, chính quyền địa phương và cộng đồng thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. Hạn chế việc khai thác quá mức làm suy giảm nguồn tài nguyên, tạo các sản phẩm thay thế tương ứng. Thu hút cộng đồng, đặc biệt là lớp trẻ có trình độ tham gia công tác bảo vệ rừng. Chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, vật ni, cây trồng có năng suất cao cho cộng đồng trong sản xuất, chăn ni. Xây dựng mơ hình trang trại rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong thơn, bản, cộng đồng dân

cư vùng đệm thơng qua việc thành lập các nhóm hộ gia đình thực hiện các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm trên địa bàn.

Để từng bước giải quyết vấn đề này, các cơ quan quản lý như Vườn quốc gia, UBND các xã nên giao rừng cho các hộ và nhóm hộ quản lý để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó, cần tăng cường nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và đề xuất các cấp, cách ngành hỗ trợ các dự án để nâng cao năng lực cho lực lượng này.

Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, các nhà khoa học, cộng đồng... giám sát, điều tra, đánh giá lại giá trị về tài nguyên đa dạng sinh học của vùng để từ đó tuyên truyền phổ biến cho dân nhận thức về tâm quan trọng của việc bảo tồn.

Nhưng để thực hiện được công tác bảo tồn, điều quan trọng hơn hết là không tạo thêm sự đối lập giữa nhân dân địa phương và khu bảo tồn, mà phải cộng tác với họ một cách chặt chẽ và chấp nhận những yêu cầu chính đáng của họ và điều quan trọng là phải xem họ có được hưởng những lợi ích trực tiếp gì từ khu bảo tồn. Cần thiết phải tạo thêm công ăn việc làm hợp lý cho nhân dân ở vùng đệm, giúp họ giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống để họ tự nguyện giảm dần sức ép lên khu bảo tồn và rồi tham gia tích cực vào việc bảo vệ vì lợi ích thiết thực của họ.

Để nhân dân tự nguyện bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã, khơng có con đường nào khác là phải tìm các biện pháp phù hợp để thay thế "bát cơm" mà người dân nơi đây đang kiếm hàng ngày bằng "bát cơm khác", có nghĩa là tìm cách nâng cao chất lượng cuộc sống kinh tế, văn hóa của họ bằng cách giúp đỡ họ sử dụng hợp lý, khôn ngoan tài nguyên thiên nhiên, rừng, đất, nước mà họ có và họ được hưởng lợi nhờ bảo vệ được rừng và thiên nhiên trong vùng.

Đề xuất một số hành động cụ thể nhằm giúp nhân dân địa phương nâng cao mức sống và giảm dần việc khai thác các tài nguyên rừng một cách bừa bãi, bằng cách nâng cao nhận thức của họ về tác dụng của rừng, chuyển giao một số kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nông lâm kết hợp, vườn cây ăn quả, vườn rừng để họ tự lựa chọn. Để có thể bảo vệ được rừng, cần thiết phải dành riêng cho họ một diện tích rừng thích hợp để họ có quyền chủ động bảo vệ và đồng thời bảo vệ cả đa dạng sinh học trong đó.

Huấn luyện nhân dân cách xây dựng và quản lý vùng đệm, và tìm cách để chứng minh cho họ thấy họ có khả năng sử dụng một cách bền vững tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở đó và tự nguyện giảm bớt sức ép lên rừng, tự nguyện từ bỏ việc khai thác gỗ, chặt củi, đốt than, săn bắt các động vật, tập trung sức lực thâm canh trồng lúa, trồng cây ăn quả, làm vườn rừng, chăn ni và tích cực tham gia vào việc trồng cây, bảo vệ rừng.

Nước ta đang gặp nhiều khó khăn trong công việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên và sử dụng một cách bền vững tài nguyên thiên nhiên nói chung và xây dựng các khu bảo tồn và vườn quốc gia nói riêng. Thử thách quan trọng nhất đối với nước ta trong công cuộc bảo vệ là sớm tìm được biện pháp ngăn chặn kịp thời sự suy thoái của rừng nhiệt đới, suy thối các hệ sinh thái điển hình cùng với hệ động vật và hệ thực vật phong phú ở đó.

Nước ta là một trong những nước nghèo trên thế giới, dân số lại đơng. Để duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người buộc phải khai thác mọi thứ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời họ đã làm suy thối mơi trường và gây tổn hại cho sự phát triển trong tương lai. Vì vậy để giải quyết vấn đề bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, kể cả những giống cây trồng, vật ni, cứu các lồi khỏi nạn diệt vong, không phải chỉ là vấn đề giáo dục, thực thi pháp luật, nâng cao kỹ thuật và tìm vốn đầu tư mà cịn phải chú ý đến vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, mà chủ yếu là cải thiện mức sống của người dân,

nhất là những người dân nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ mơi trường, rừng, các hệ sinh thái điển hình, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất, rừng, nước, các lồi động thực vật mà họ có trách nhiệm bảo vệ và được quyền quyết định về cách sử dụng tốt nhất cho cuộc sống của họ, con cháu họ và cho cả cộng đồng.

Vì rừng và đa dạng sinh học có vai trị quan trọng trong cơng cuộc phát triển bền vững của đất nước, cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác trồng rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học. Để có thể hồn thành được nhiệm vụ khó khăn này cần phải động viên được sự đồng tâm của đông đảo nhân dân với nhận thức sâu sắc về vấn đề môi trường. Phát động phong trào rộng rãi trong toàn dân về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đẩy mạnh chương trình kế hoạch hố gia đình và sớm hồn thành cơng việc xố đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 63 - 68)