mức độ nhạy cảm tại vùng đệm Vƣờn quốc gia Ba Bể
Sơ đồ 3.1: Quy trình thành lập bản đồ phân vùng bảo tồn đa dạng sinh học theo mức độ nhạy cảm Địa hình Thực phủ Quản lý Phân cấp mức độ ảnh hưởng của các yêu tố:
Chồng ghép bản đồ
Bản đồ phân vùng bảo tồn đa dạng sinh học theo mức độ nhạy cảm
Bản đồ nền Điều tra, khảo sát thực địa Giải đốn ảnh vệ tinh Thủy văn Giao thơng Mật độ DS K/c đến khu dân cƣ Cơ cấu LĐ
Sự đa dang loài, đa dạng hệ sinh thái... chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: địa hình, thủy văn, giao thông, dân số, mức độ quản lý, sự phong phú và giá trị của các loài động – thực vật, nhu cầu thị trường, mức sống của người dân trong khu vực, ý thức bảo vệ mơi trường, trình độ nhận thức, hiểu biết của con người về tầm quan trọng của đa dạng sinh học... Trong phạm vi đề tài này chỉ xét đến sự ảnh hưởng của một số yếu tố cơ bản, đó là thủy văn, giao thơng, địa hình, thực vật, mức độ quản lý, mật độ dân số, cơ cấu lao động và khoảng cách từ hệ sinh thái đến khu dân cư.
Nhìn vào sơ đồ trên, có thể mơ tả những nội dung cơng việc cần làm như sau: Dựa trên nền ảnh SPOT - 5 chụp huyện Ba Bể năm 2009 do Công ty Spatial Decision Ấn Độ trụ sở tại Việt Nam cung cấp và các bản đồ thu thập được, cùng với kết quả điều tra, khảo sát, đối chiếu ngoài thực địa, tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Sau đó, xây dựng bảng phân cấp mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố địa hình, thủy văn, giao thơng, thực phủ, quản lý, mật độ dân số, cơ cấu lao động và khoảng cách từ hệ sinh thái đến khu dân cư đối với đa dạng sinh học và thành lập bản đồ chuyên đề thể hiện các mức độ tác động của từng yếu tố đó bằng cách sử dụng các cơng cụ thành lập bản đồ, phân tích, xử lý, trình bày trên giao diện phần mềm ArcGIS 9.2 hoặc ArcView 3.2. Bản đồ phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm có được là kết quả của việc chồng ghép các bản đồ chuyên đề.