Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 25 - 30)

Đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS trong phân cấp rừng phòng hộ tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của máy tính và cơng nghệ GIS kết hợp phương pháp chuyên gia theo các quy định, quy trình quy phạm kỹ thuật đã thể hiện tính khách quan, khoa học và rất phù hợp với điều kiện địa phương. Phương pháp phân cấp rừng phòng hộ trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại đã đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến xói mịn, so sánh mức độ quan trọng giữa các nhân tố tham gia phân cấp rừng phịng hộ từ đó đưa ra trọng số cho từng nhân tố đó, mang tính khoa học, có khả năng ứng dụng thực tế cao, đặc biệt trong cơng tác rà sốt quy hoạch ba loại rừng trên toàn quốc (Vũ Tiến Điển và cs, 2006) [6].

Đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ nhạy cảm trượt lở đất các tỉnh biên giới Tây Bắc” đã xây dựng được bản đồ nhạy cảm trượt lở đất các tỉnh biên giới Việt Nam, thể hiện một cách tổng quát về mức độ nhạy cảm trượt lở đất, trong đó vai trị của các đới đứt gãy hoạt động rất rõ nét, các vùng nhạy cảm trượt lở mạnh đến rất mạnh thường tập trung dọc theo các đới đứt gãy này. Việc kết hợp phương pháp tính xác suất xuất hiện và đưa mức độ chế ngự vào chỉ số đánh giá tổng hợp đã loại bỏ hoàn toàn những khu vực thiếu số liệu để tính xác suất xuất hiện do đi lại khó khăn. Kết quả cuối cùng đã phản ánh được chính xác tính thực tế khách quan của đối tượng. Từ các kết quả nghiên cứu này cho phép đưa ra các quyết định về quy hoạch lãnh thổ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên cũng như tìm biện pháp phịng chống và giảm thiểu các sự cố về môi trường, đặc biệt là trượt lở đất (Nguyễn Tứ Dần và cs, 2008) [45].

Đề tài “Xây dựng sơ đồ phân vùng tai biến môi trường lãnh thổ Tây Bắc với sự trợ giúp của công nghệ GIS”, nhờ công nghệ hệ thống thông tin địa lý, nhiều bản đồ được tích hợp lại và nhiều thông tin mới được hình thành, các đối tượng khơng gian mới được tạo ra. Các phép chồng chập bản đồ được thực hiện với dữ liệu không gian dạng raster, nhiều bản đồ được tích hợp cùng một lúc nhờ các thuật toán số học, quan hệ hay logic. Kết quả là sơ đồ phân vùng dự báo trượt lở đất và tai biến môi trường vùng Tây Bắc trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng, phân tích đánh giá các nguyên nhân phát sinh và phát triển tai biến (nội sinh, ngoại sinh, nội ngoại sinh phối hợp và dân sinh), xem xét, so sánh, xác định mức độ ảnh hưởng, liên quan của các yếu tố. Sơ đồ phân vùng được thành lập căn cứ vào quy mơ, phạm vi diễn biến, có khái quát hóa số liệu, xác định yếu tố trội, sự lặp đi lặp lại có chu trình, các dạng tai biến được thể hiện trên sơ đồ rõ ràng, dễ hiểu, có thể đánh giá thống nhất tương đối (Nguyễn Quang Mỹ và cs, 2007) [9].

Đề tài “Xây dựng bản đồ nhạy cảm của các hệ sinh thái với tác động môi trường nhằm sử dụng hợp lý cảnh quan lãnh thổ cho mục tiêu phát triển bền vững khu vực ven biển thành phố Hải Phòng”, đã đưa ra vấn đề mới là đánh giá tính nhạy cảm mơi trường theo quan điểm tiếp cận sinh thái và quan điểm tổng hợp, theo đó, tính nhạy cảm mơi trường được nghiên cứu, đánh giá theo đơn vị hệ sinh thái. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và tích hợp thơng tin với sự trợ giúp của các phần mềm viễn thám và GIS hiện đại như ENVI, ArcView, ArcGIS... nhằm xác định chỉ số nhạy cảm và đưa ra bản đồ nhạy cảm mơi trường và mơ hình, quy trình nghiên cứu chi tiết trong ứng dụng viễn thám và GIS để nghiên cứu và xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường (Nguyễn Ngọc Thạch và cs, 2007) [10].

Đề tài “Xây dựng quy trình cơng nghệ phối hợp giữa phần mềm ENVI và Mapinfo để xây dựng bản đồ chuyên đề lớp phủ mặt đất khu vực Hà Nội cũ”, phân loại đối tượng mặt đất từ ảnh viễn thám kết hợp với điều tra thực

điạ cho phép thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất với các thông tin trung thực và chính xác, từ đó giúp cho việc quản lý đất đai nói chung cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên nói riêng, quy hoạch và ra quyết định cho mọi lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, môi trường một cách hợp lý nhất với điều kiện của từng địa phương, khu vực hay phạm vi toàn quốc. Hơn nữa, khi phân tích ảnh cịn có thể tìm ra được các quy luật và đặc điểm phân bố, ghi nhận hiện trạng và biến động của các lớp phủ mặt đất cũng như có thể tiến hành nghiên cứu về các quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau và giữa các nhóm đối tượng tự nhiên với các nhóm đối tượng nhân sinh (Lương Chi Lan, 2009) [4].

Đề tài “Ứng dụng GIS thành lập bản đồ độ dốc vùng núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã sử dụng công nghệ GIS phân chia ra 5 cấp độ dốc sau: độ dốc dưới 10 %, độ đốc 10 - 25%, độ dốc 25 - 40%, độ dốc từ 40 - 55% và trên 55% (Nguyễn Huy Anh, 2008) [1].

Trong quá trình phát triển và ứng dụng GIS ở Việt Nam, giới làm GIS và các địa phương đang gặp những khó khăn từ nhiều phía, có cả những khó khăn do chính họ tạo ra.

Khó khăn thứ nhất là vẫn chưa có một định hướng chiến lược, một chương trình tổng thể về phát triển và ứng dụng GIS của quốc gia và các địa phương.

Khó khăn thứ hai là đến nay, trong Cơng nghệ thơng tin nói chung và GIS nói riêng, Nhà nước chưa ban hành các loại chuẩn, bao gồm các chuẩn thơng tin, dữ liệu, quy trình và khơng có quy định buộc phải áp dụng chuẩn. Mà thiếu chuẩn thì thơng tin, dữ liệu khơng thể tích hợp, trao đổi và chia sẻ, các bản đồ không thể ghép nối được với nhau. Thông tin, dữ liệu nếu không được tích hợp thì sẽ ít giá trị gia tăng, nếu không được trao đổi và chia sẻ cũng có nghĩa là ít người được sử dụng thì vơ cùng lãng phí và kém giá trị. Vì vậy rất cần có tiếp cận đúng về chia sẻ thông tin. Nhận thức của thời đại ngày

nay về thông tin là nguồn lực cho phát triển và là tài sản của xã hội, cần được dùng chung, phải được tuyên truyền phổ biến và luật hóa để nó trở thành nhận thức chung của tồn xã hội.

Khó khăn thứ ba là trong mục tiêu của chương trình cơng nghệ thơng tin từ cấp quốc gia đến các ngành, các cấp, các hệ thống thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, được xây dựng theo chuẩn thống nhất, phù hợp với chuẩn quốc tế nhằm chia sẻ, trao đổi được trong phạm vi quốc gia và quốc tế, tích hợp được vào hệ thống chung toàn quốc chưa được chú trọng. Các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước ít người truy cập vì người ta tìm thấy ở đó ít thơng tin hữu ích, cập nhật. Đến nay, vẫn chưa có quy định nào của Nhà nước về xây dựng, cập nhật, nâng cấp, sử dụng và quản lý các cơ sở dữ liệu tổng hợp và chuyên ngành Luật Cơng nghệ thơng tin có quy định về việc giao cho các Bộ, ngành hoặc các tỉnh /thành phố các nhiệm vụ này. Nhưng bao giờ các nhiệm vụ đó phải được thực hiện và hồn thành thì khơng được quy định.

Khó khăn lớn nhất, khó vượt qua nhất trong việc phát triển và ứng dụng GIS là sự thiếu hợp tác của các tổ chức và cá nhân được giao trách nhiệm nắm giữ các loại thông tin, dữ liệu. GIS sẽ ra sao nếu không đủ thông tin, nếu dữ liệu không đáng tin cậy? Các tổ chức làm GIS chưa được tập hợp lại thành một tổ chức đủ mạnh, đủ năng lực làm được những việc có quy mơ và tầm ảnh hưởng lớn. ít người nghĩ đến việc trao đổi, chia sẻ và tích hợp các dữ liệu và xây dựng những hệ thống thông tin quốc gia hoặc địa phương.

Về bản chất GIS là một hệ thống. Hệ thống ở đây được hiểu là tập hợp của nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, làm thành một thể thống nhất, đồng thời còn được hiểu là phương pháp, cách thức phân loại, sắp xếp các yếu tố đó một cách trật tự, logic. Các yếu tố cấu thành GIS là phần cứng, phần mềm, các cơ sở dữ liệu, quy tắc vận hành hệ thống và con người. Trong các yếu tố này, các cơ sở dữ liệu có vai trị cực kỳ quan trọng trong hệ thống, làm

nên sức mạnh của hệ thống, thông thường chiếm đến ba phần tư thời gian, công sức và tiền bạc của một dự án GIS, nhưng lại chưa thật sự được quan tâm. Quy tắc vận hành, bao gồm các quy chuẩn kỹ thuật và quy tắc hành chính là cần thiết cho bất kỳ một hệ thống nào hoạt động trơn tru, hiệu quả, nhưng thật đáng tiếc là hầu hết các dự án GIS hiện nay ở Việt Nam đang bỏ qua thành phần quan trọng này. Có thể, khi xây dựng và quyết định đầu tư một dự án GIS chúng ta chưa chú ý đến việc phối hợp các mục tiêu, hướng đến các đối tượng tiềm năng sẽ hưởng thụ thành quả dự án thông qua việc chia sẻ và trao đổi thông tin liên ngành với quốc gia, quốc tế. Nếu chú ý đến mục tiêu đó, thì tự nhiên phải quan tâm đến việc khớp nối, liên kết các cơ sở dữ liệu được xây dựng một cách độc lập bởi một bộ chuẩn đầy đủ.

Hy vọng rằng với tinh thần hội nhập, chúng ta cũng sẽ hội nhập cả về cách làm, để GIS của nước ta khơng cịn là những kết quả đơn lẻ, phân tán, khơng thể tập hợp lại thành hệ thống như chính tên gọi của nó (Mai Thị Ái Tuyết, 2009) [13].

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)