Kết quả phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 58 - 61)

27 Khang Ninh Khuổi Luông 160 109 68,12 00 51 31,88 28 Khang Ninh Nà Kiêng 320 232 72,50 0 0 82 ,

3.5.Kết quả phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm

Chồng ghép các bản đồ đầu vào ta có được bản đồ phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm đối với tổng hợp các yếu tố địa hình, giao thơng, thủy văn, thực vật và quản lý. Kết quả chồng ghép các bản đồ phân cấp chuyên đề là bản đồ tổng hợp được phân thành các cấp theo các tiêu chí theo bảng 3.24.

Bảng 3.24. Phân cấp mức độ nhạy cảm đối với tổng hợp các yếu tố

STT Phân cấp Mô tả

1 Cấp 1

Là khu vực rất xa đường giao thông, thảm thực vật phong phú, địa hình rất khó khăn, được quản lý rất chặt chẽ, rất xa khu dân cư và chịu rất ít tác động của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người

2 Cấp 2 Là khu vực cách xa đường giao thông, độ che phủ khá,

được quản lý tốt, cách xa khu dân cư

3 Cấp 3

Là khu vực ít chịu ảnh hưởng của yếu tố giao thông và thủy văn, thảm thực vật ít phong phú, quản lý tương đối tốt, cách khá xa khu dân cư

thủy văn, thảm thực vật ở mức trung bình, quản lý khá chặt chẽ, chịu ít ảnh hưởng của khu dân cư

5 Cấp 5

Là khu vực nằm không quá xa đường giao thơng, hệ thực vật ít đa dạng, quản lý khá hiệu quả, không quá gần khu dân cư

6 Cấp 6

Là khu vực khá gần đường giao thông và hệ thống thủy văn, quản lý chưa thật hiệu quả, hệ sinh thái ít phong phú, cách khu dân cư không quá xa

7 Cấp 7

Là khu vực nằm gần đường giao thông và hệ thống thủy văn, hệ thực vật phong phú, quản lý chưa đạt hiệu quả cao, khá gần khu dân cư

8 Cấp 8

Là khu vực nằm gần đường giao thơng và hệ thống thủy văn, tình hình quản lý cịn bộc lộ nhiều yếu kém, tình trạng khai thác tài ngun bừa bãi, khó kiểm sốt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người

9 Cấp 9

Là những khu vực có địa hình bằng phẳng, rất gần đường giao thơng, có độ che phủ cao, có nhiều lồi q hiếm, tình hình quản lý cịn lỏng lẻo, khai thác trái phép tài nguyên còn phổ biến, chịu tác động mạnh mẽ từ khu dân cư liền kề

Kết quả phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm với tổng hợp các yếu tố địa hình, thủy văn, giao thơng, thực phủ và tình hình quản lý trong phạm vi phu vực nghiên cứu được thể hiện theo bảng 3.25.

Bảng 3.25. Tổng hợp kết quả phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm STT Phân cấp Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Cấp 3 26.057,34 0,03 2 Cấp 4 8.638.512,31 10,33 3 Cấp 5 49.446.314,73 59,06 4 Cấp 6 22.482.420,79 26,80 5 Cấp 7 2.969.210,48 3,51 6 Cấp 8 22.485,35 0,27 Tổng 83.585.001,00 100,00

Qua bảng trên ta thấy, tổng hợp điểm phân cấp bảo tồn đa dạng sinh học cho các vùng trong phạm vi khu vực nghiên cứu được đặt ở cấp độ nhạy cảm tăng dần từ 3 đến 8. Điều đó có nghĩa là, trong khu vực nghiên cứu, những vùng được đánh giá ở cấp nhạy cảm 7, 8 là cao nhất, mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 3,78 % tổng diện tích) nhưng đây là những địa điểm xung yếu, có nguy cơ bị suy giảm đa dạng sinh học do tác động của các yếu tố ngoại cảnh, đó là kết quả của việc khai thác bừa bãi tài nguyên sinh học như chặt phá rừng, săn bắt động vật q hiếm do cơng tác quản lý cịn yếu kém, chưa được quan tâm hoặc có quản lý nhưng chưa thật sự hiệu quả.

Các vùng được cảnh báo ở cấp độ nhạy cảm 3, 4, 5 và 6 chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 96,22 %), ở đây chịu sự tác động yếu hơn của các yếu tố ngoại cảnh, nằm xa hệ thống đường giao thông, xa khu dân cư hơn, được quản lý chặt chẽ hơn... nhưng nếu khơng được quan tâm bảo vệ thì hệ sinh thái tự nhiên và môi trường sống của hệ động - thực vật ở những nơi này cũng vẫn có nguy cơ đe dọa bị suy thái và khi đó cấp độ xung yếu sẽ tăng lên cấp độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 58 - 61)