Phân cấp mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 40 - 53)

sinh học

3.4.3.1. Phân cấp yếu tố quản lý rừng

* Xây dựng bảng phân cấp

Dựa trên các số liệu và bản đồ thể hiện tình trạng quản lý rừng do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế IUCN cung cấp, tiến hành xây dựng bảng phân cấp mức độ quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân cấp yếu tố quản lý rừng

STT Phân cấp Mô tả

1 Cấp 1 Rừng được quản lý khá chặt chẽ, ít bị tàn phá, hệ

sinh thái tương đối ổn định

2 Cấp 2 Công tác quản lý rừng đã thu được những kết quả

khả quan nhưng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn

3 Cấp 3 Công tác quản lý chưa tốt, rừng bị khai phá bừa bãi

và chưa có biện pháp bảo vệ

* Xây dựng bản đồ phân cấp mức độ quản lý rừng

Dựa trên các tiêu chí phân cấp trong bảng phân cấp theo tình hình quản lý ở trên, tiến hành xác định vị trí các khu vực trên bản đồ. Kết quả thu được là bản đồ thể hiện tình hình quản lý rừng theo các cấp độ khác nhau. Tổng hợp kết quả phân cấp quản lý rừng được cho trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả phân cấp yếu tố quản lý rừng

STT Phân cấp Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Cấp 1 16.802.000 41,29 2 Cấp 2 4.540.710 11,16 3 Cấp 3 19.354.500 47,56 Tổng 40.697.210 100,00

Qua bảng trên ta thấy, trong tổng số 40.697.210 m2 đất có rừng tại khu

vực nghiên cứu, diện tích rừng được đánh giá có mức độ quản lý là cấp 1 chiếm 41,29 %, chủ yếu là rừng do Vườn quốc gia Ba Bể quản lý; cấp 2 chiếm 11,16 %, chủ yếu do cộng đồng quản lý và cấp 3 chiếm 47,56 %, chủ yếu là rừng thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân xã.

3.4.3.2. Phân cấp yếu tố thủy văn

* Xây dựng bảng phân cấp mức độ ảnh hưởng của yếu tố thủy văn

Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá về khả năng ảnh hưởng của yếu tố thủy văn đến đời sống của hệ động - thực vật, tiến hành xây dựng bảng phân cấp mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố sông và suối đối với bảo tồn đa dạng sinh học như bảng 3.5 và 3.6.

Bảng 3.5. Phân cấp mức độ ảnh hƣởng của hệ thống sông

STT Phân cấp Mô tả

1 Cấp 1 Các khu vực nằm cách sông hơn 4000 m

2 Cấp 2 Các khu vực nằm cách sông hơn 2000 m

3 Cấp 3 Các khu vực nằm cách sông hơn 1000 m

4 Cấp 4 Các khu vực nằm cách sông hơn 500 m

5 Cấp 5 Các khu vực nằm cách sông không quá 500 m

Bảng 3.6. Phân cấp mức độ ảnh hƣởng của hệ thống suối

STT Phân cấp Mô tả

1 Cấp 1 Các khu vực nằm cách suối hơn 2000 m

2 Cấp 2 Các khu vực nằm cách suối trên 1000 m

3 Cấp 3 Các khu vực nằm cách suối trên 500 m

4 Cấp 4 Các khu vực nằm cách suối trên 200 m

Tổng hợp kết quả phân cấp mức độ tác động của từng yếu tố sông và suối là bảng phân cấp tổng hợp thể hiện mức độ ảnh hưởng của yếu tố thủy văn đối với đa dạng sinh học trong khu vực nghiên cứu như bảng 3.7.

Bảng 3.7. Phân cấp mức độ ảnh hƣởng của yếu tố thủy văn

STT Phân cấp Mô tả

1 Cấp 1 Các khu vực nằm rất xa sông, suối, hầu như không

chịu sự tác động của hệ thống thủy văn

2 Cấp 2 Các khu vực nằm xa sơng, suối và rất ít chịu sự ảnh

hưởng của yếu tố thủy văn

3 Cấp 3 Các khu vực nằm gần sông, suối và sự ảnh hưởng của yếu tố thủy văn chưa nhiều

4 Cấp 4 Các khu vực nằm khá gần sông, suối và chịu nhiều

sự tác động của yếu tố thủy văn

5 Cấp 5

Các khu vực nằm gần sông suối nhất, chịu ảnh hưởng trực tiếp trước những thay đổi của hệ thống thủy văn

* Bản đồ phân cấp mức độ ảnh hưởng của yếu tố thủy văn

Sau khi đã xây dựng được bảng phân cấp riêng lẻ cho từng yếu tố sông và suối, sử dụng công cụ buffer của phần mềm ArcGIS để xây dựng các bản đồ chuyên đề thể hiện sự ảnh hưởng của hệ sông và hệ suối đối với đa dạng sinh học.

Tổng hợp bản đồ phân cấp theo từng yếu tố sông và suối bằng cách sử dụng các công cụ intersect và disolve của phần mềm ArcGIS 9.2, kết quả thu được là bản đồ phân cấp tổng hợp đối với yếu tố thủy văn được cho dưới bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả phân cấp mức độ ảnh hƣởng của yếu tố thủy văn STT Phân cấp Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Cấp 1 25.000.000 29,91 2 Cấp 2 28.595.000 34,21 3 Cấp 3 23.331.707 27,91 4 Cấp 4 6.116.900 7,32 5 Cấp 5 541.394 0,65 Tổng 83.585.001 100,00

Qua bảng phân cấp trên ta thấy, do hệ thống sơng, suối trong khu vực nghiên cứu ít nên diện tích những vùng nằm gần hệ thống thủy văn nhất và chịu sự tác động trực tiếp của những biến đổi của yếu tố thủy hệ, tức là cấp độ 4 và 5 chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 7,97% tổng diện tích khu vực. Đây cũng là khu vực gần những khu dân cư nên ít xuất hiện các loại động - thực vật quý hiếm. Còn lại chủ yếu là các khu vực nằm xa sông suối, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thủy hệ.

3.4.3.3. Phân cấp yếu tố giao thông

* Xây dựng bảng phân cấp mức độ ảnh hưởng của yếu tố giao thông

Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố giao thông đối với điều kiện sống của hệ động - thực vật, xây dựng bảng phân cấp mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố giao thông, bao gồm hệ thống đường giao thông liên xã và hệ thống đường mòn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học như bảng 3.9 và 3.10.

Bảng 3.9. Phân cấp mức độ ảnh hƣởng của yếu tố đƣờng liên xã

STT Phân cấp Mô tả

1 Cấp 1 Cách đường liên xã trên 4000 m

2 Cấp 2 Cách đường liên xã trên 2000 m

3 Cấp 3 Cách đường liên xã trên 1000 m

4 Cấp 4 Cách đường liên xã trên 500 m

Bảng 3.10. Phân cấp mức độ ảnh hƣởng của yếu tố đƣờng mòn STT Phân cấp Mơ tả 1 Cấp 1 Cách đường mịn trên 2000 m 2 Cấp 2 Cách đường mòn trên 1000 m 3 Cấp 3 Cách đường mòn trên 500 m 4 Cấp 4 Cách đường mòn trên 200 m 5 Cấp 5 Cách đường mòn dưới 200 m

Tổng hợp kết quả phân cấp mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đường liên xã và đường mòn là bảng phân cấp tổng hợp thể hiện mức độ ảnh hưởng của yếu tố giao thông đối với đa dạng sinh học trong khu vực nghiên cứu như bảng 3.11.

Bảng 3.11. Phân cấp mức độ ảnh hƣởng của yếu tố giao thông

STT Phân cấp Mô tả

1 Cấp 1 Các khu vực nằm rất xa đường giao thông, hầu như không chịu sự ảnh hưởng của yếu tố giao thông

2 Cấp 2 Các khu vực nằm xa đường giao thơng, rất ít chịu ảnh

hưởng của yếu tố giao thông

3 Cấp 3 Các khu vực nằm gần đường giao thông nhưng chịu sự

tác động của yếu tố giao thông không thường xuyên

4 Cấp 4 Các khu vực nằm khá gần đường giao thông, chịu

nhiều sự ảnh hưởng của yếu tố giao thông

5 Cấp 5 Các khu vực nằm rất gần đường giao thông và chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố giao thông

* Xây dựng bản đồ phân cấp mức độ ảnh hưởng của yếu tố giao thông

Sau khi đã xây dựng được bảng phân cấp riêng lẻ cho từng yếu tố đường liên xã và đường mịn, sử dụng cơng cụ buffer của phần mềm ArcGIS để xây dựng các bản đồ chuyên đề thể hiện sự ảnh hưởng của từng yếu tố đó đối với đa dạng sinh học.

Tiến hành tổng hợp các bản đồ phân cấp riêng lẻ theo từng yếu tố giao thông đã xây dựng được bằng cách sử dụng các công cụ intersect và disolve của phần mềm ArcGIS 9.2, kết quả thu được là bản đồ phân cấp tổng hợp mức độ ảnh hưởng của yếu tố giao thông đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu. Tổng hợp kết quả được cho dưới bảng 3.12.

Bảng 3.12. Kết quả phân cấp mức độ ảnh hƣởng của yếu tố giao thơng

STT Phân cấp Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) 1 Cấp 1 13.509.500 16,16 2 Cấp 2 37.049.800 44,33 3 Cấp 3 24.908.000 29,80 4 Cấp 4 7.587.593 9,08 5 Cấp 5 530.108 0,63 Tổng 83.585.001 100,00

Do hệ thống đường giao thơng trong khu vực nghiên cứu cịn nghèo nàn, trục đường giao thông liên xã chỉ đi đến khu trung tâm xã, mọi hoạt động trao đổi giao lưu của người dân chủ yếu là bằng đường mòn nằm rải rác. Những nơi nằm gần đường giao thông sẽ thường xuyên chịu tác động của các hoạt động đi lại, trao đổi của người dân. Bên cạnh đó, giao thơng thuận tiện sẽ là cơ hội tốt cho các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và sinh vật, khai thác, tàn phá làm suy thoái hệ động - thực vật. Chính vì vậy, những khu vực nằm ven đường giao thông được đưa vào cấp độ nhạy cảm cao nhất (cấp 5) và cần được bảo vệ nghiêm ngặt nhất, càng xa đường giao thơng thì mức độ tác động sẽ giảm dần.

Qua bảng trên ta thấy, mức độ tác động của yếu tố giao thông đối với đa dạng sinh học tăng dần từ cấp 1 đến cấp 5. Những khu vực nằm ở cấp độ 4, 5 chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (tương đương 9,71%), nhưng đây là những khu vực cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt để tránh sự khai thác bừa bãi trái phép và tàn phá của con người.

3.4.3.4. Phân cấp mức độ che phủ

* Xây dựng bảng phân cấp độ che phủ

Dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu, có thể phân chia các mức độ che phủ của thảm thực vật thành các cấp như bảng 3.13.

Bảng 3.13. Phân cấp mức độ che phủ

STT Phân cấp Mơ tả

1 Cấp 1 Có độ che phủ cao, thảm thực vật chủ yếu là

những cây gỗ to, tán rộng, xanh quanh năm

2 Cấp 2 Có độ che phủ trung bình, thảm thực vật là

những cây gỗ có kích thước nhỏ

3 Cấp 3 Có độ che phủ thấp, thảm thực vật chủ yếu

là những cây nhỏ, cây bụi, thân cỏ...

4 Cấp 4 Có độ che phủ rất thấp, chủ yếu là đất trống,

đất hoang...

* Xây dựng bản đồ phân cấp độ che phủ

Trên cơ sở các chỉ tiêu phân cấp độ che phủ đã xây dựng được, tiến hành phân cấp, cho điểm các vùng trên bản đồ, kết quả thu được là bản đồ thể hiện rõ sự khác biệt về độ che phủ ở các vị trí khác nhau. Kết quả phân cấp độ che phủ trong phạm vi khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả phân cấp mức độ che phủ

STT Phân cấp Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) 1 Cấp 1 15.104.700 18,07 2 Cấp 2 4.806.320 5,75 3 Cấp 3 27.498.200 32,90 4 Cấp 4 36.175.781 43,28 Tổng 83.585.001 100,00

Qua bảng trên ta thấy, trong tổng diện tích khu vực nghiên cứu, những vùng có độ che phủ từ thấp đến rất thấp chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 76,18%), diện tích này chủ yếu là đất cây bụi và một số cây tạp khác có tán hẹp, đất khơng được che phủ thường xuyên, chất dinh dưỡng nghèo kiệt, khô cằn, nguy cơ thối hóa đất là rất cao; diện tích đất có độ che phủ từ trung bình đến cao chiếm tỷ lệ ít hơn (chiếm 23,82%), đây chủ yếu là các khu rừng giàu và trung bình, có hệ thực vật phong phú với nhiều lồi có giá trị cao, trữ lượng lớn, có ý nghĩa to lớn về kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.

3.4.3.5. Phân cấp theo yếu tố độ dốc

Dựa trên mơ hình DEM được cung cấp bởi Cơng ty Spatial Decision Ấn Độ trụ sở tại Việt Nam, sử dụng các công cụ xử lý, phân tích trên phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ độ dốc. Kết quả thu được của quá trình xử lý là ảnh raster thể hiện độ dốc tại các địa điểm khác nhau. Sau đó, tiến hành xây dựng bảng phân cấp yếu tố độ dốc theo địa hình trong phạm vi khu vực nghiên cứu theo bảng 3.15.

Bảng 3.15. Phân cấp yếu tố độ dốc STT Phân cấp Độ dốc (0 ) 1 Cấp 1 0 - 5 2 Cấp 2 5 - 10 3 Cấp 3 10 - 15 4 Cấp 4 15 - 20 5 Cấp 5 20 - 25 6 Cấp 6 25 - 30 7 Cấp 7 30 - 35 8 Cấp 8 35 - 40 9 Cấp 9 40 - 45 10 Cấp 10 45 - 90

3.4.3.6. Phân cấp yếu tố khoảng cách tới khu dân cư

*/ Phân cấp yếu tố khoảng cách từ hệ sinh thái tự nhiên đến khu dân cư

Việc phân cấp yếu tố khoảng cách từ hệ sinh thái tự nhiên đến khu dân cư được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu về mức độ tác động đến hệ sinh thái tự nhiên của khu dân cư liền kề, đó là việc khai thác tài nguyên rừng như chặt phá rừng, săn bắn động vật quý hiếm, thu lượm các loại thảo mộc, cây quý từ rừng để phục vụ cho cuộc sống hoặc nhằm mục đích kinh doanh… Khoảng cách từ hệ sinh thái tự nhiên đến khu dân cư càng ngắn thì nguy cơ bị tàn phá càng cao. Giá trị khoảng cách được phân cấp sao cho phù hợp nhất với địa bàn nghiên cứu, mức độ tác động tới đa dạng sinh học tăng từ cấp 1 đến cấp 5 thể hiện ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Phân cấp yếu tố khoảng cách từ hệ sinh thái tự nhiên đến khu dân cƣ

STT Phân cấp Khoảng cách tới khu

dân cƣ (m) 1 Cấp 1 2000 2 Cấp 2 1200 3 Cấp 3 800 4 Cấp 4 400 5 Cấp 5 200 6 Cấp 6 100

*/ Kết quả phân cấp yếu tố khoảng cách từ hệ sinh thái tự nhiên đến khu dân cư

Dựa vào bảng phân cấp 3.16 đã xây dựng ở trên, sử dụng công cụ buffer và intersect của phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ phân cấp yếu tố khoảng cách từ hệ sinh thái tự nhiên đến khu dân cư. Kết quả phân cấp mức độ ảnh hưởng của yếu tố khoảng cách từ khu dân cư tới hệ sinh thái tự nhiên được tổng hợp ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả phân cấp yếu tố khoảng cách từ hệ sinh thái tự nhiên đến khu dân cƣ

STT Phân cấp Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Cấp 1 1.258.426,37 1,50 2 Cấp 2 5.455.244,73 6,53 3 Cấp 3 19.163.436,91 22,93 4 Cấp 4 20.277.353,08 24,26 5 Cấp 5 14.978.193,96 17,92 6 Cấp 6 22.452.345,95 26,86 Tổng 83.585.001,00 100,00

Do ảnh hưởng của tính chất chia cắt của địa hình nên khu vực nghiên cứu có sự phân bố rải rác các cụm dân cư. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc của con người vào tự nhiên, họ sống dựa vào những nguồn lợi sẵn có từ rừng, chặt gỗ để làm nhà, săn bắt động vật, thu hái thực vật rừng nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, ở thiết yếu. Càng nằm gần khu dân cư thì nguy cơ bị suy giảm đa dạng càng mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 3.17 cho thấy, những vùng nằm gần khu dân cư (cấp 4, 5 và 6) chiếm tỷ lệ rất cao (gần 70% tổng diện tích), đây là những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân, và hệ sinh thái ở những khu vực này luôn bị đe dọa trước nguy cơ bị khai thác và tàn phá.

3.4.3.7. Phân cấp yếu tố mật độ dân số

*/ Mật độ dân số của khu vực nghiên cứu

Với đặc điểm địa hình chia cắt nên số dân của hai xã Khang Ninh và Cao Thượng còn thấp, dân cư thưa thớt. Thơn có mật độ dân số cao nhất là

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)