Những khó khăn trong cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 61 - 63)

27 Khang Ninh Khuổi Luông 160 109 68,12 00 51 31,88 28 Khang Ninh Nà Kiêng 320 232 72,50 0 0 82 ,

3.6.1.Những khó khăn trong cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học

Dân số tăng lên kéo theo nhu cầu về đất canh tác, nhà ở và gỗ làm nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thực vật và đa dạng sinh học, đây là nguy cơ quan trọng tác động đến tài nguyên thực vật.

Việc mở rộng diện tích đất nơng nghiệp sẽ làm co hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài thực vật bản địa và các lồi q hiếm khác. Bên cạnh đó, các hoạt động của con người trong nơng nghiệp cịn ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật như mang theo các mầm mống cỏ dại xâm chiếm sinh cảnh của các loài bản địa. Một số dân tộc thiểu số vẫn còn tập quán chăn thả gia súc theo hình thức thả rơng, hiện tượng này gây nên sự tàn phá trên diện rộng các loài cây tái sinh.

Vào mùa khơ hạn, rất có khả năng xảy ra các vụ cháy rừng, nguyên nhân chủ yếu là do người dân sống trong khu vực gây nên, họ đi vào rừng để thu hái lâm sản, làm rẫy và có thể vơ ý gây ra các vụ cháy ảnh hưởng trực tiếp đến các loài cây tái sinh và các loài cây thân thảo, cây con, chồi non, đồng thời hủy diệt phần lớn các sinh vật đất.

Đói nghèo cũng là một trong những nguyên nhân dân đến hành động tàn phá môi trường sinh thái tự nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh học trong vùng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo khơng chỉ là vì diện tích đất sản xuất thấp mà cịn do tập quán lập địa đất canh tác rất xấu, bạc màu, đa số dân tôc thiểu số chưa có kinh nghiệm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập của người dân nơi đây luôn thấp hơn rất nhiều so với bình qn chung của tỉnh và huyện, điều đó càng làm tăng áp lực đối với rừng tự nhiên. Tuy thu nhập từ hoạt động săn bắt chiếm tỷ lệ thấp, nhưng xét ở góc độ bảo tồn thì hoạt động này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng, nếu không ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả sẽ dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong vùng.

Nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của đa dạng sinh học còn chưa cao, điều này là do công tác tuyên truyền chưa thực hiện tốt. Nguyên nhân chính là do trình độ dân trí thấp, nhiều người cho rằng tài nguyên rừng là vô tận nên ln muốn tìm cách khai thác và khai thác một cách cạn kiệt khi có cơ hội, nhiều trẻ em khơng thích đến trường mà lại thích vào rừng thu hái lâm sản và chăn thả gia súc.

Nhu cầu lâm sản, thực phẩm từ rừng trên thị trường tăng cao là một trong các lý do khiến người dân vào rừng khai thác trái phép gỗ, củi, săn bắt động vật hoang dã, mở mang đất đai canh tác, xây dựng nhà cửa trong khu vực quản lý của Vườn quốc gia. Kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hóa xã hội sâu sắc, nhu cầu về vật chất ngày càng tăng thúc đẩy người dân vào rừng khai thác lâm sản để phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình. Mỗi khi các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì đó là động lực kích thích sự khai thác của cộng đồng. Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ quý hiếm làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trộm nhằm thu lợi bất chính.

Tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, nhất là hành vi khai thác gỗ ngày càng tăng, phần lớn các gia đình nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số dùng gỗ để dựng nhà, làm vật dụng, chuồng trại chăn ni, điều này địi hỏi cơng tác bảo vệ rừng, ngăn chặn khai thác gỗ cần phải chú trọng hơn. Nhiều loài cây dược liệu được thu hái với số lượng lớn và có nguy cơ khan hiếm.

Hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng đồng và cán bộ địa phương còn hạn chế, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho cơng tác bảo vệ rừng và chế độ cho cán bộ, công nhân viên, kiểm lâm còn rất thấp ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác bảo tồn. Chính sách đãi ngộ, quan tâm của Nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm chưa thỏa đáng. Kiểm lâm thường xuyên bị đe dọa bởi những đối tượng có hành vi khai thác trộm lâm

sản. Việc nâng cao năng lực kỹ năng về bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi pháp luật cho kiểm lâm chưa ngang tầm nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 61 - 63)