KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 68 - 71)

27 Khang Ninh Khuổi Luông 160 109 68,12 00 51 31,88 28 Khang Ninh Nà Kiêng 320 232 72,50 0 0 82 ,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Kết quả phân cấp bảo tồn theo mức độ nhạy cảm đa dạng sinh học tại vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể, thí điểm tại hai xã Khang Ninh và Cao Thượng của huyện Ba Bể như sau:

- Mức độ nhạy cảm đa dạng sinh học đối với tổng hợp các yếu tố điah hình, giao thơng, thủy văn, thực phủ và dân số được đánh giá ở cấp độ 3, 4, 5, 6, 7 và 8.

- Cấp nguy hiểm (cấp 7 và 8) chiếm tỷ lệ 3,78 % tổng diện tích. - Cấp cận kề cấp nguy hiểm (cấp 5 và 6) chiếm 85,86 % tổng diện tích. - Cấp ít nguy hiểm hơn (cấp 3 và 4) chiếm 10,36 % tổng diện tích.

Qua kết quả thu được cho thấy những mối nguy hiểm mà hệ sinh thái tự nghiên nơi đây đang phải hứng chịu, các loài động - thực vật quý hiếm đang hàng ngày bị tàn phá. Mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân đều ẩn chứa những mối nguy cơ đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật, phá hủy môi trường sống tự nhiên của các loài động - thực vật quý hiếm. Những hành động chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, săn bắn động vật,... cũng tạo ra những mối nguy hiểm cho cuộc sống của người dân, đó là sự gia tăng các hiện tượng tai biến môi trường như hạn hán, lũ qt, sạt lở, xói mịn,... đe dọa đời sống của chính người dân. Chính vì vậy, việc thực thi các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ mơi trường khơng chỉ có ý nghĩa đối với sự sinh tồn của các lồi sinh vật mà cịn là bảo vệ chính cuộc sống của con người.

Để giữ được nguồn tài nguyên quý giá này trước nguy cơ bị tuyệt chủng rất cần sự chung tay góp sức của các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng sống trong và ngồi khu vực để có được những chính sách, biện pháp phù hợp và hiệu quả nhằm giảm thiểu các mối nguy hại đối với hệ sinh thái tự nhiên, tránh sự khai thác, sử dụng trái phép tài nguyên rừng, nguồn gen động - thực vật quý hiếm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học của cộng đồng.

2. Kiến nghị

*/ Kiến nghị về mặt quản lý

Cần bổ sung, hồn thiện chính sách giao đất, giao rừng, chính sách đối với người làm cơng tác quản lý bảo vệ rừng, chính sách hưởng lợi của những người sản xuất, bảo vệ rừng. Cần đề cao ý thức trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền địa phương, nơi nào để xảy ra phá rừng, chính quyền nơi đó phải chịu trách nhiệm chính. Ngồi ra, các cơ quan quản lý tăng cường các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ không chỉ việc bảo vệ mà cịn tái sinh và bảo tồn các lồi động thực vật đang bị đe dọa.

Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức môi trường của người dân trong khu vực, từ đó xây dựng và phát triển một ngành du lịch mang tính mơi trường bền vững, đem lại lợi ích trực tiếp cải thiện sinh kế của nhân dân địa phương.

Nhằm thúc đẩy sinh kế cho vùng đệm của vườn quốc gia, xây dựng các dự án hỗ trợ việc lập kế hoạch của địa phương và các cơ quan thực hiện việc lập kế hoạch phát triển bền vững kinh tế vùng đệm với mục tiêu là phác thảo các cơ hội sinh kế thay thế mang tính bền vững và thân thiện với mơi trường, giảm sự phụ thuộc của người dân trong vùng vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của vườn quốc gia.

*/ Kiến nghị các nghiên cứu tiếp theo

- Xây dựng các đề án nghiên cứu cụ thể, chi tiết nhằm xây dựng được bảng phân cấp và quy trình phân cấp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học có độ chính xác cao về mặt khoa học dựa trên sự nghiên cứu mọi khía cạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, để trở thành tài liệu chuẩn có thể sử dụng rộng rãi trong các đề tài nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học cho các vùng khác có điều kiện tương đồng.

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu trên toàn thể khu vực vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Bể và các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển khác trong cả nước, từ đó làm cơ sở để các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn trong việc bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 68 - 71)