2. Mục tiêu nghiên cứu
4.3. xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng trên đất
canh tác nƣơng rẫy
Qua phân tích các chỉ tiêu để phục hồi rừng đề tài cũng đề xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau nương rẫy ở Na Rì đối với các trạng thái rừng nghiên cứu (Ia, Ib, Ic, IIa). Trong các trạng thái này các trạng thái Ia, Ib hầu như chưa có các loài cây tái sinh do mức độ tác động của người dân rất lớn, trạng thái Ic, IIa là các trạng thái mà trong đó đã xuất hiện một số cây tái sinh nhưng thành phần loài chưa nhiều và không ổn định. Một số giải pháp chung được đưa ra là:
- Quy hoạch phát triển lâm nghiệp và có chính sách phù hợp cho các hoạt động nương rẫy
- Lựa chọn các loài cây phù hợp cho việc khôi phục rừng sau nương rẫy - Xác định được đúng đối tượng rừng để tác động
- Nghiên cứu các giải pháp tạo sinh kế ổn định cho người dân sống gần rừng và đời sống chủ yếu phụ thuộc và rừng, giảm áp lực vào rừng...
Một số biện pháp cụ thể cho từng loại trạng thái rừng khu vực nghiên cứu được cụ thể hóa thông qua bảng dưới đây:
Bảng 4.16: Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động trên đất phục hồi sau nƣơng rẫy
Trạng thái Loại rừng Giải pháp kỹ thuật lâm sinh
Ia,Ib
Phòng hộ
- Tiến hành khoanh nuôi đối với các khu rừng có tiềm năng, xa khu dân cư , còn sức sản xuất , độ dốc lớn.
- Trồng mới các diện tích đất trống nhằm bảo vệ nguồn nước, đất chủ yếu trồng các loài cây bản địa lâu năm, tiến hành trồng các loài cây cho quả là chính tạ o sinh kế cho người dân ở khu vực , giúp họ sống ổn định vào rừng
Tuyên truyền người dân không tiến hành các hoạt động nương rẫy khu vực này
Sản xuất
+ Đối với nơi có tuyệt đối ≥ 300 m, độ dốc >250 cần tiến hành trồng rừng với các loài cây có giá trị kinh tế như: Keo, trám, sao
- Phương thức trồng thuần loài
- Kỹ thuật trồng : Mật độ 2500 cây/1ha (2m x2m); làm đất phát dọn thực bì theo băng cuốc hố (30x30x30)cm. Cây con có tuổi trong vườn từ 6 tháng tuổi cây có chiều cao từ 30cm- 35cm. Không cong queo, gẫy ngọn
Trạng thái Loại rừng Giải pháp kỹ thuật lâm sinh
T43 và T 10-T11)kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây
+Đối nơi có độ dốc ≤ 250 cần tiến hành trồng rừng với các loài cây có trị kinh tế khác như : Các loài Keo, Sao, Quế, Hồi những nơi còn tính chất đất rừng và quy hoạch thành nương rẫy cố định cho người dân yên tâm canh tác và ổn định cuộc sống
- Phương thức trồng thuần
- Kỹ thuật trồng: Một độ 2500 cây/1ha (2m x2m); Làm đất phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố (30x30x30) cm, lấp hố, bón NPK, cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn
- Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11, kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây
Ic Phòng hộ
+ Đối với trạng thái mật độ cây tái sinh triển vọng lớn hơn 1000 cây /ha, tập trung ở đầu các lưu vực, độ cao tuyệt đối > 500 m, độ dốc >300
(khu phòng hộ xung yếu): Tiến hành khoanh nuôi tái sinh tự nhiên nghiên cấm mọi tác động. + Những trạng thái có mật độ cây tái sin h triển vọng < 1000 cây/ha, độ cao tuyệt đối < 500 m và độ dốc <300
(khu vực ít xung yếu): Tiến hành trồng rừng với các loài cây chủ yếu: Sấu, các loài Trám, Giổi, Dẻ, Keo, Mỡ, Lát
Trạng thái Loại rừng Giải pháp kỹ thuật lâm sinh
- Phuơng thức: Hỗn giao theo hàng
- Kỹ thuật trồng: Một độ 2000 cây/1ha (2m x2,5m); Làm đất phá t dọn toàn diện, cuốc hố (30x30x30) cm. Và lấp hố trước khi trồng từ 10- 15 ngày; trồng vào thời gian từ thá ng 2-5 khi trời có mưa , râm mát ; Cây con có tuổi trong vườn từ 4,5 tháng - 12 tháng tùy theo từng loài khi cây có chiều cao từ 40cm - 60cm, cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn
- Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11, kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây
Sản xuất
+Đối với trạng thỏi cú mật độ cây tái sinh triển vọng >1000 cây/ha, độ cao tuyệt đối >500 m: Cần tiến hành trồng rừng với cỏc loài cây có giá trị kinh tế khác như: Các loài Trám, Sa mộc, Sao - Phương thức trồng thuần theo băng bề rộng của băng 10-12 m, băng chừa 2,5-3 m
- Kỹ thuật trồng : Mật độ 1600 cây/1ha (2,5m x2,5m); Làm đất phát dọn thực bì theo băng cuốc hố (30x30x30) cm. Cây con có tuổi trong vườn từ 8 tháng - 12 tháng tuổi cây có chiều cao từ 30cm- 40cm. Cây không cong queo, gẫy ngọn - Chăm só c 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2- T43 và T10-T11) kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây
Trạng thái Loại rừng Giải pháp kỹ thuật lâm sinh
+ Trạng thái có mật độ cây tái sinh triển vọng <1000 cây/ha hoặc > 1000 cây/ha, độ cao tuyệt đối <500 m cần tiến hành trồng rừng với các loài cây có trị kinh tế khác như : Các loài mỡ, keo, sao, quế, hồi
- Phương thức trồng thuần
- Kỹ thuật trồng: Một độ 2500 cây/1ha (2m x2m); Làm đất phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố (30x30x30)cm. Và lấp hố , bón NPK, Cây không cong queo sâu bệnh, gẫy ngọn
- Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T3 và T10-T11, kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây
Iia Phòng hộ
+Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đường kính trung bình từ 6-8cm >700 cây/ha, độ cao tuyệt đối > 500 m và độ dốc >300
phân bố ở đầu lưu vực nước (vựng rừng phũng hộ xung yếu) Áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh bảo vệ rừng, nghiêm cấn mọi hoạt động ảnh hưởng đến tái sinh diễn thế tự nhiên của rừng
+ Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đường kính trung bình từ 6-8cm <700 cây/ha, độ cao tuyệt đối <500 m trở lên và độ dốc <300
(vùng rừng phòng hộ í t xung yếu). Biện pháp k ỹ thuật lâm sinh là xúc tiến tá i sinh tự nhiên : Trong 3 năm đầu phát luông dây leo bụi rậm vào T2-T3,
Trạng thái Loại rừng Giải pháp kỹ thuật lâm sinh
để lại các cây có mục đích , dọn vệ sinh rừng theo băng, tạo điều kiện cho cây mẹ gieo giống chú trọng phát triển nhóm loài cây chính sau sau: Bồ đề, Re hương, Xoan nhừ, Dẻ, Trám đen, Xoan ta, Giổi xanh , Giổi bà , Xoan mộc , Trám trắng, Xoan nhừ, Kháo vàng, Sến, Sấu.
Sản xuất
+Đối với trạng thái có mật độ cây gỗ có đường kính trung bình từ 6-8cm >700 cây/ha, độ cao tuyệt đối > 500 m và độ dốc >300
. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng : xúc tiến tái sinh kết hợp làm giầu rừng bằng việc trồng bổ xung một số loài như: Keo,Thông, sa mộc, Sao, Trám, sấu - Xúc tiến tái sinh tự nhiên : Trong 3 năm đầu phát luống dây leo bụi rậm vào T2-T3, để lại cây có mục đích , dọn vệ sinh rừng theo băng, tạo điều kiện cho cây mẹ gieo giống chú trọng phát triển nhũng loài cây chính sau: Bồ đề, De bầu, Khỏo vàng, De hương, Xoan nhừ, Dẻ, Trám đen, Xoan ta, Giổi xanh , Giổi bà , Xoan mộc , Trám trắng, Xoan nhừ, Sến, Sấu.
- Làm già u rừng: Phương thức làm già u theo đám, theo băng
Kỹ thuật trồng: Một độ 900- 1000 cây/1ha (3,0m x3,5m); Làm đất phát dọn thực bì theo băng hoặc đám tùy theo điều kiện khoảng trống cụ thể, cuốc hố (30x30x30)cm. Trồng vào thời gian
Trạng thái Loại rừng Giải pháp kỹ thuật lâm sinh
từ tháng 2-5 khi trời có mưa, râm mát
- Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T4 và T10-T11 kết hợp với bón thúc năm thứ nhất 100g NPK cho mỗi cây
+Trạng thái có mật độ cây gỗ có đường kính trung bì nh từ 6-8cm <700 cây/ha, độ cao tuyệt đối <500 m trở lên và độ dốc <300
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng: Tiến hành cải tạo bằng cách trồng một số loài cây có giá trị kinh tế như: Quế, Mỡ, Trám, Xoan ta, Keo, Thông, Sa mộc - Phương thức trồng thuần
- Kỹ thuật trồng: Một độ 2500 cây/1ha (2m x2m); Làm đất phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố (30x30x30)cm. Trồng vào thời gian từ tháng 2-5 khi trời có mưa, râm mát;
- Chăm sóc 3 năm đầu mỗi năm 2 lần vào T2-T4 và T10-T11
Chƣơng 5
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, rút ra một số kết luận như sau: Hiện trạng đất đai khu vực nghiên cứu
Diện tích đất lâm nghiệp còn khá lớn 9057 ha chiếm 92,18% diện tích đất tự nhiên. Hình thức quản lý đất lâm nghiệ p khu vực nghiên cứu bao gồm: Hộ gia đình và cá nhân 5333,13 ha chiếm 59,26%, cộng đồng 187,32 ha chiếm 2,08%, tổ chức kinh kế (Lâm trường) 1471,20 ha chiếm 16,35%, Ủy ban nhân dân xã 2008,32 ha chiếm 22,31%. Trong đó hình thức quản lý là hộ gia đình là tốt nhất. Hình thức quản lý là UBND xã hiện nay tỏ ra là kém hiệu quả nhất
Tiêu chí phản ánh khả năng phục hồi rừng * Tổ thành loài cây cao:
- Xã Cư Lễ có 29 loài xuất hiện và có 9 loài tham gia vào công thức tổ thành - Xã Văn Minh có 48 loài tham gia thì có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành.
*Tổ thành loài cây tái sinh : Tổ thành loài cây tái sinh ở các trạng thái IIa có số loài và hệ số tổ thành cao hơn . Thể hiện số loài cây tái sinh ở trạng thái này cao hơn trạng thái Ic , sự tác động vào rừng của Cư Lễ ít hơn xã Văn Minh, khả năng phục hồi rừng của xã Cư Lễ khả quan hơn xã Văn Mình.
*Mật độ cây tái sinh : Mật độ cây tá i sinh ở trạng thái IIa (4960 - 5520 cây/ha) lớn hơn trạng thái Ic (3520 - 3600 cây/ha)
* Chất lượng cây tái sinh , nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu là từ hạt với tỷ lệ cây tốt 46,8%, với các cây có phẩm chất tốt và trung bình chiếm số lượng lớn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hổi rừng * Nhân tố tự nhiên:
- Đất đai ở hai xã khu vực nghiên cứu tac động đến tái không nhiều , tầng đất của các vị trí có độ dầy khác nhau cây tá i sinh cũng sinh trưởng khác nhau, nơi có tầng đất dầy thì cây sinh trưởng tốt hơn
- Độ cao, dộ dốc ảnh hưởng rỗ ràng nhất đến cây tái sinh càng lê n cao thì đất càng mỏng, dộ dốc cũng lớn hơn nên đất đai bị rửa trôi và sói mòn nên diều kiện về dinh dưỡng không bằng ở dưới thấp.
- Hướng phơi là nhân tố giúp các cây tái sinh quang hợp những nơi có nhiều ánh sáng thì cây sinh trưởng phát triển cũng tốt hơn và to lớn hơn cụ thể hướng Đông Tây cây nhận được nhiều ánh sáng hơn nên cây tái sinh cũng phát triển hơn, những cây ở bìa rừng cũng sinh trưởng phát triển tốt hơn.
- Cây bụi thảm tươi là nhân tố tác động mạnh mẽ đến cây tái sinh , đây chính là nhân tố cạnh tranh mạnh mẽ nhất đến cây tái sinh cả về chất dinh dưỡng, ánh sáng đến không gian sống của cây tái sinh.
- Mạng hình phân bố cây tái sinh khu vực nghiên cứu chủ yếu có dạng phân bố ngẫu nhiên với chỉ số U năm trong khoảng - 1,96 <U< 1,96
* Nhóm nhân tố KT -XH:
- Phong tục tập quán các dân tộc Tày , Nùng, Dao. Với tập quán canh tác tại các vù ng thấp đồi núi thoai thoải , thời gian quay vòng nhanh ảnh hưởng sinh trưởng của cây tái sinh và khoanh nuôi phục hổi rừng.
- Tỷ lệ đói nghèo là nhân tố tác động lớn đến các trạng thái rừng sau nương rẫy, đây có thể coi là nhân tố q uan trong ảnh hưởng tới các biện pháp phục hồi rừng trong khu vực nghiên cứu , các hộ nghèo chủ yếu sống và thu nhập chính là từ sản xuất (trồng rừng) nương rẫy (cây lương thực ngắn ngày).
- Chính sách lâm nghiệp cho việc phục hồi rừng ở khu vực hiện nay chỉ có 2 chương trình dự án lớn đang hỗ trợ là chương trình 147 của chính phủ và
dự án 3PAD đang đầu tư cho các hộ dân thông qua quỹ phát triển cộng đ ồng, mà đối tượng tác động chính là người nghèo (cho cây giống và cho người dân vay tiền để phát triển rừng , tạo ra sinh kế cho người dân, mở các lớp tập huấn đào tạo về nông lâm nghiệp ) điều này góp phần tăng thu nhập cho người dân và ổn định cuộc sống gắn vào rừng.
- Mối quan hệ giữa các nhân tố khá là khăng khít từ độ cao, độ dốc, các thành phần cơ giớ i, cây bụi thảm tươi , đất có tác động tới các cây tái sinh và giữa chúng có mỗi quan hệ qua lại với nhau , càng lên cao tầng đất càng mỏng và độ dốc cũng tăng lên , các loài cây càng cạnh tranh mạnh về dinh dưỡng dẫn đến việc đào thải lẫn nhau, các tiêu chí về cây bụi về thành phần đất chưa tác động nhiều cây tái sinh.
* Phân loại khả năng phục hồi rừng của các đối tượng canh tác nương rẫy được phân ra thành 3 nhóm:
- Nhóm không thể phục hồi lại rừng (Ia, Ib) - Nhóm khó có khả năng thành rừng (Ic)
- Nhóm có khả năng thành rừng và nhóm đã thành rừng thứ sinh nghèo kiệt (IIa)
* Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài đã đề xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng trạng t hái, trên cơ sở mục đích kinh doanh xuất phát từ kết quả nghiên cứu.
5.2. Tồn tại
- Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trên các trạng thái rừng Ia , Ib,Ic, IIa mà trong đó tập trung nhiều vào hai trạng thái chính Ic , IIa còn các trạng thái Ia, Ib chưa đi sâu vào phân tích. Các đối tượng phục hồi rừng là cây tre, nứa, là đối tượng chiếm phần đa số ở cá c rừng nghèo kiệt phục hồi sau nương rẫy.
- Mới chỉ bước đầu đi phân tích một số nhân tố chính, chưa đưa ra được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với tiêu chí phục hồi rừng một cách thuyết phục hơn.
5.3. Kiến nghị
- Cần có chính sách hợp lý trong việc quy hoạch phát triển các diện tích rừng sau nươ ng rẫy, giúp người dân có thể sống d ựa vào rừng mộ t cách bền vững phát triển sinh kế trên các diện tích được giao sử dụng và khoanh nuôi bảo vệ. Các chính sách giúp người dân yên tâm ổn định vào việc phát triển rừng như việc khuyến khích trồng rừng phục hồi rừng, bảo vệ rừng.
- Áp dụng bốn giải pháp kỹ thuật lâm sinh đã đề xuất đi kèm các điều kiện kinh tế, kỹ thuật và xã hội cụ thể trong triển khai thực hiện dự án trồng rừng của địa phương.
- Tiếp tục nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn các đối tượng đang nghiên cứu để đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nƣớc
1. Bộ NN&PTNT, Chiến lược phát triển lâm nghiệp,
2. Bộ NN&PTNT, Số liệu công bố về độ che phủ rừng toàn quốc năm 2007 3. Trang thông Bộ NN&PTNT tin Điện tử tỉnh Bắc Cạn và báo cáo hiện trạng
lưu vực sông cầu, 2006
4. Số liệu điều tra 3 loại rừng của tỉnh Bắc Kan năm 2007
5. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng tây nam Nghệ An, Luận án tiến sĩ sinh học, Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An