2. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn 70km và thành phố Thái Nguyên 135 km theo quốc lộ 3B và quốc lộ 3. Na Rì có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 232 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý từ 210 55’ đến 220 30’ vĩ độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). - Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.
3.1.1.2. Địa hình
Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500m, cao nhất là núi Phja Ngần (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193m, thấp nhất ở xã Kim Lư với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành 2 dạng địa hình sau:
* Địa hình vùng núi đá: Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa, Cư Lễ.
* Địa hình vùng núi đất: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau có độ cao thay đổi từ 300 - 700m.
Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới.
3.1.1.3. Thủy văn
Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và sông Na Rì.
- Sông Bắc Giang: Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200m thuộc xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn) ở độ cao 1.100 m chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc sang tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na Rì.
- Sông Na Rì: Bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850 m thuộc xã Yên Cư (huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pác Cáp (xã Lương Thành).
(Nguồn lấy từ trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn )
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Đất Na Rì chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một phần hình thành do sự bồi tụ phù sa các hệ thống sông, suối. Toàn huyện gồm có 10 loại được phân thành 2 nhóm chính: nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa thành.
* Nhóm đất địa thành (đồi núi): Có diện tích 81.999 ha, chiếm 96,13% diện tích tự nhiên; nhóm đất này gồm các loại đất sau:
+ Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi cao trên 700 m (FH): Loại đất này có diện tích 3.297 ha, chiếm 3,87% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các
xã Cư Lễ, Vũ Loan, Kim Hỷ, Côn Minh, Đổng Xá, Dương Sơn. Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp, tuy nhiên có thể lựa chọn một số nơi để trồng cây ăn quả như: đào, lê, táo, mơ, mận,…
+ Đất Feralít đỏ nâu trên đá vôi (FQv): Loại đất này có diện tích 23.518 ha, chiếm 27,57% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Côn Minh, Hữu Thác, Cư Lễ, Lam Sơn, Lương Thành, Lạng San, Vũ Loan, Lương Hạ, Văn Minh, Cường Lợi, Văn Học, Kim Hỷ, Ân Tình, Liêm Thuỷ. Loại đất này ngoài khả năng trồng các cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày còn có thể trồng được các cây ăn quả như: mận, đào, táo, lê,… nhưng diện tích không lớn.
+ Đất Feralít đỏ vàng trên đá biến chất (FQj): Loại đất này có diện tích 1.052 ha, bằng 1,23% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Loại đất này chủ yếu dành cho lâm nghiệp.
+ Đất Feralít vàng đỏ trên phiến thạch sét (FQs): Là loại đất có diện tích lớn nhất so với các loại đất khác với 50.416 ha, bằng 59,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu khắp các xã trong huyện. Loại đất này được sử dụng cho lâm nghiệp là chính, một số ít diện tích đã được cải tạo để trồng hoa màu, cây lâu năm và bãi chăn thả gia súc.
+ Đất Feralít màu vàng nhạt trên đá cát (FQq): Loại đất này có diện tích 3.680 ha, chiếm 4,31% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Lượng Thượng, Lạng San, Vũ Loan, Văn Học. Đất thích hợp với nhiều loại cây trồng, khi sử dụng để trồng trọt cần phải thận trọng trong việc lựa chọn tầng đất, độ dốc, chống xói mòn rửa trôi để bảo đảm được thâm canh lâu dài.
* Nhóm đất thủy thành: Có diện tích 1.977 ha, chiếm 2,32% diện tích tự nhiên của huyện và gồm các loại sau:
+ Đất phù sa sông: Phân bố chủ yếu ở các khu vực có địa hình thấp, trũng gần sông Bắc Giang tại các xã (ở địa hình thấp của sông Bắc Giang)
Lương Hạ, Kim Lư, thị trấn Yến Lạc. Loại đất này thuận lợi cho trồng lúa, màu và cây ăn quả.
+ Đất phù sa ngòi, suối: Có diện tích 1.281 ha, chiếm 1,50% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các triền suối thuộc các xã Kim Hỷ, Đổng Xá, Kim Lư,… là sản phẩm bồi tụ phù sa của ngòi, suối. Thích hợp để trồng lúa và hoa màu, khả năng thâm canh tốt.
+ Đất dốc tụ trồng lúa nước: Có diện tích 139 ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Xuân Dương, Ân Tình, Hảo Nghĩa, Lương Thành. Thích hợp cho trồng lúa nước và cây hoa màu, tuy nhiên về mặt giá trị sử dụng không bằng đất phù sa ngòi, suối.
+ Đất dốc tụ trồng lúa nước ảnh hưởng Cacbonat (LdK): Có diện tích 211ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các xã có núi đá vôi như Liêm Thuỷ, Xuân Dương, Côn Minh, Dương Sơn, Lương Hạ, Kim Lư.
+ Đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước (Lf): Có diện tích 346 ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Vũ Loan, Cường Lợi, Hảo Nghĩa, Quang Phong, Hữu Thác.
Nhìn chung đất đai Na Rì cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên phần lớn đất của huyện là đất bị xói mòn trơ sỏi đá, thoái hoá nghiêm trọng, nên việc phục hồi, nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trọng trong sử dụng đất.
(Nguồn: Theo số liệu báo cáo của phòng tài nguyên và môi trường huyện Na Rì)
3.1.2.2. Tài nguyên nước
Nước mặt: Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Na Rì khá phong phú. Do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy
cần có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai.
Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm ở Na Rì chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, song qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Hiện nay, huyện có 66.949,96 ha đất lâm nghiệp, chiếm 78,49% diện tích tự nhiên; trong đó rừng sản xuất chiếm 64,14% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 19,04% đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng 16,82% đất lâm nghiệp. Rừng được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện.
Rừng của Na Rì ngày nay liên quan mật thiết với những đặc trưng địa lý tự nhiên và quá trình diễn biến tài nguyên rừng, thảm thực vật rừng của huyện. Rừng phát huy tác dụng rất cao đối với đất - nước - môi trường của huyện, trong điều kiện hiện tại thuộc tính phòng hộ của rừng đối với nguồn nước, ngăn chặn xói mòn và thoái hóa đất, điều hòa khí hậu thể hiện rất rõ rệt. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong những năm qua, do rừng bị khai thác không theo quy hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu trước mắt của người dân nên diện tích rừng đang bị suy kiệt mạnh, diện tích rừng nhất là rừng gỗ quý hiếm giảm nhanh chóng và diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên. Kể từ khi có chủ trương của Nhà nước về việc tăng cường giao đất, giao rừng cho nông dân nên diện tích rừng của huyện đã được phục hồi theo hướng tích cực, độ che phủ rừng ngày càng được nâng cao. Đến nay độ che phủ rừng của huyện đã đạt 75,46%. Thảm thực vật rừng của huyện được chia thành 2 dạng sau:
* Thảm thực vật tự nhiên: Rừng tự nhiên ở Na Rì chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, được phát triển chủ yếu trên địa
hình núi cao, các khe suối và hợp thuỷ có nhiều tầng và nhiều loài có độ che phủ tốt, tầng thảm mục dày, đất tơi xốp. Loại rừng này có diện tích rất lớn, đây là nguồn tài nguyên quý không chỉ riêng của huyện, của tỉnh mà còn chung của cả nước. Các khu rừng này đã và đang được quy hoạch thành các khu rừng cấm, rừng đầu nguồn để bảo vệ môi trường thiên nhiên sinh thái và các loài động thực vật quý hiếm nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch danh lam thắng cảnh.
Các kiểu rừng khác ở Na Rì có diện tích không lớn, được phát triển trên địa hình đồi lượn sóng và trên nhiều loại đất với cây tiêu biểu là các loại rừng thứ sinh, có nơi xen kẽ cây gỗ, trúc, tre, nứa,...
Rừng non tái sinh và cây bụi là kết quả của việc khai thác qua nhiều năm, rừng cây lá rộng đã nhường lại cho cây non phát triển, cây cao từ 2 - 15 m, phân bố ở hầu khắp các vùng trên địa bàn huyện, trên các dạng địa hình và các loại đất khác nhau với thảm thực vật chủ yếu là các cây họ dầu, đậu, xoan, dẻ, gai, sim, cỏ lau... Hiện nay loại rừng này là đối tượng bị khai thác mạnh nhất do việc chuyển mục đích sử dụng sang trồng cây nông nghiệp.
Thảm cỏ tự nhiên: Loại hình này là kết quả của nhiều lần khai phá, đốt nương làm rẫy, các loại cây gỗ bị phá bỏ nhường chỗ lại cho thảm cỏ tự nhiên phát triển.
* Thảm thực vật trồng: Bên cạnh sự phong phú về thảm thực vật tự nhiên, thảm thực vật trồng ở Na Rì cũng hết sức đa dạng về chủng loại với nhiều loại cây nhiệt đới điển hình như các loại cây Mỡ , Keo, Bạch đàn, Hồi, Quế, các loại cây ăn qủa và nhiều loại cây lương thực khác.
Nhìn chung, Na Rì là huyện có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm ở trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do nạn phá rừng cùng với công tác quản lý chưa được chặt chẽ đã làm cho nguồn tài nguyên phong phú này có nguy cơ bị cạn kiệt.
3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Là huyện có nhiều dân tộc sinh sống như Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông,… (trong đó đông nhất là dân tộc Tày và dân tộc Nùng). Trong suốt chiều dài lịch sử, Na Rì luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Các lễ hội văn hóa truyền thống phi vật thể vẫn được tổ chức thường xuyên như: Hội chợ tình truyền thống Xuân Dương (ngày 23/5 âm lịch), lễ hội Lồng Tồng (ngày 8/01 âm lịch),… Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội
3.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội huyện Na Rì
3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với xu hướng phát triển chung của tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua, nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 317 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 16 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 3,2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 của huyện đạt 8,5 triệu đồng/người.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn từ năm 2005 - 2010 đạt 9%/năm. Trong đó:
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 7,00%; + Khu vực kinh tế công nghiệp tăng 22,9%; + Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 15,4%.
Trong năm 2010 tổng nguồn thu nhân sách trên địa bàn huyện đạt 32.400 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 8.424 triệu đồng.
Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2005 - 2010 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Giá trị (tỷ đồng) Cơ Cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ Cấu (%)
Giá trị sản xuất (giá hiện hành) 153,7 100 317 100
Khu vực kinh tế nông nghiệp 102 58.9 175 55
Khu vực kinh tế công nghiệp 28,1 16,2 60 19
Khu vực kinh tế dịch vụ 23,6 24,8 82 26
(Nguồn: Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Na Rì)
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi khá đều theo hướng tích cực ở cả ba khu vực kinh tế cho thấy sự chuyển dịch là đúng hướng, phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh và của cả nước và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp tăng khá nhanh và ngày càng chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất của huyện, cùng với đó cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện, đặc biệt là giao thông, giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông,... đã giúp huyện Na Rì phát triển trở thành một huyện hiện đại trong tương lai không xa.
3.2.2. Tình hình phát triển các khu vực kinh tế
3.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua, huyện Na Rì đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơ chế chính sách mới phù hợp. Trong năm 2010 giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp đạt 55% giá trị sản xuất xuất của toàn huyện.
3.2.2.1.1. Ngành sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt: Đây vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của huyện, cây trồng chính là lúa ruộng và ngô. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2010 thực hiện được 8.724 ha, tăng so với năm 2009 là 373 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 28.000 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 879 kg/người/năm. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8 tỷ đồng, hệ số sử dụng đất cả năm đạt 1,71%. Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng nhanh đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn huyện.
Bảng 3.2: Diện tích, sản lƣợng một số sản phẩm chủ yếu năm 2010
TT Loại sản phẩm Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)
1 Lúa 3.471,70 15.598
2 Ngô 3.414,90 11.938,49
3 Đậu tương 297,72 289,27
4 Lạc 239,7 253,90
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 huyện Na Rì)
* Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm được coi trọng, đáp ứng được nhu cầu về sức kéo, thực phẩm và dần trở thành hàng hóa. Công tác thú y được quan tâm, đặc biệt như triển khai công tác tiêm phòng dịch cúm gia cầm, phun thốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn huyện. Đàn gia súc, gia cầm