Hiện trạng đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 47 - 88)

2. Mục tiêu nghiên cứu

4.1.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp

Bảng 4.1: Hiện trạng đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu

TT Loại đất, loại rừng Diện tích đất tự nhiên (ha) Cƣ lễ Văn Minh Rƣ̀ng PH (ha) Rƣ̀ng SX (ha) Rƣ̀ng PH (ha) Rƣ̀ng SX (ha) Diện tích tự nhiên 9826,0 530,9 5097,0 242,0 3188,0 I Đất lâm nghiệp 9057,9 530,9 5097,0 242,0 3188,0 1 Rừng tự nhiên 6342,7 272,9 3798,9 101,3 2169,6 1.1 Rừng gỗ lá rộng 3014,1 45,8 1918,4 101,3 948,6 a Rừng giầu (IIIa3) 0,0 0,0 0 0,0 0 b Rừng trung bình (IIIa2) 227,4 0,0 227,4 0,0 0 c Rừng nghèo(IIIa1) 472,3 22,6 449,7 0,0 0 d Rừng phục hồi (IIa +IIb) 2314,4 23,2 1241,3 101,3 948,6 1.2 Rừng hỗn giao 1600,1 12,3 675,7 0,0 912,1 a Gỗ - tre, nứa 1600,1 12,3 675,7 0,0 912,1 b Lá rộng - lá kim 0,0 0,0 0 0,0 0 1.3 Rừng lá kim 0,0 0,0 0 0,0 0 1.4 Rừng tre, nứa 1140,7 0,0 903,9 0,0 236,8 1.5 Rừng núi đá 587,8 214,8 300,9 0,0 72,1 2 Rừng trồng 628,6 0,0 335,3 0,0 293,3 2.1 RT có trữ lượng 193,9 0,0 185,9 0,0 8,0 2.2 RT chưa có trữ lượng 0,0 0,0 0 0,0 0 2.3 RT đặc sản 434,7 0,0 149,4 0,0 285,3 2.4 Tre, luồng 0,0 0,0 0 0,0 0 3 Đất chưa có rừng 2086,6 258,0 962,8 140,7 725,1 3.1 IA 375,9 62,5 199,7 18,1 95,6 3.2 IB 102,6 0,0 10 92,6 0 3.3 IC 530,8 135,5 172,2 30,0 193,1 3.4 Đất khác 1077,3 60,0 580,9 0,0 436,4 II Các loại đất khác 768,1 389 379

Qua bảng trên cho thấy diện tích đất lâm nghiệp của 2 xã khu vực nghiên cứu còn khá lớn 9057,9 chiếm 92,18% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất chủ yếu là đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: Trong đó diện tích đất có rừng là 6342,7 chiếm 64,55%, đất chưa có rừng 2086,6 chiếm 23,04%, diện tích đất lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp hiện nay chủ yếu là đất rừng nghèo kiệt, diện tích đất rừng trồng còn thấp, diện tích đất trống còn tương đối lớn thể hiện sự tác động mạnh thông qua việc khai thác quá mức tài nguyên rừng, phát nương làm rẫy để lại hậu quả là các loại rừng nghèo phục hồi sau nương rẫy hiện nay khá lớn điều này tác động đến việc cải tạo phục hồi rừng cũng như trồng rừng của khu vực. Sự quản lý của các cấp chính quyền và hộ gia đình đối với đất lâm nghiệp hiện nay tác động không nhỏ đến việc phục hồi rừng của các trạng thái rừng nghèo kiệt sau nương rẫy, điều này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2: Hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu

STT Diện

tích (ha)

Phân theo chủ thể quản lý (ha) HGD và cá nhân Cộng đồng Tổ chức kinh tế UBND 1 Văn Minh 3429,319 3004,20 187,32 237,80 2 Cư Lễ 5570,65 2328,94 1471,20 1770,52 Tổng 8999,97 5333,13 187,32 1471,20 2008,32 Tỷ lệ (%) 59,26 2,08 16,35 22,63

(Theo số liệu rà soát diện tích đất của dự án 3PAD Bắc Kạn năm 2009)

Hiện nay trên khu vực nghiên cứu có 4 hình thức quả lý và sử dụng đất lâm nghiệp: Hộ gia đình và cá nhân 5333,13 chiếm 59,26%, cộng đồng 187,32 chiếm chiếm 2,08%, tổ chức kinh kế (Lâm trường) 1471,20 chiếm 16,35%, Ủy ban nhân dân xã 2008,32 chiếm 22,31%. Qua đấy ta thấy rất rõ hiện nay hình thức quản lý đất của khu vực nghiên cứu chủ yếu là giao cho hộ

gia đình cá nhân quản lý, có một phần nhỏ giao cho cộng đồng quản lý, thực chất đây cũng là giao cho nhóm hộ nông dân cùng nhau quản lý, diện tích do UBND xã quản lý hiện nay còn rất ít chủ yếu là núi đá, địa hình khó khăn người dân không thể canh tác đuợc.

Quan điều tra nhanh một số người dân quanh khu vực nghiên cứu thì trước năm 80 diện tích đất có rừng tự nhiên còn khá nhiều với các loài cây có giá trị kinh tế cao như cây Trai, Nghiến, Đinh,… Nhưng sau năm 80 do sức ép dân số, quá trình đốt nương làm rẫy, một phần do sự quản lý còn yếu và chưa chặt chẽ nên các diện tích này đã dần mất đi cùng với sử mở rộng của các con đường giúp thuận tiện cho việc đi lại thì sự phá hủy rừng và xâm hại diện tích đất lâm nghiệp ngày càng trầm trọng hơn.

Từ năm 1992 khi mà bắt đầu thực hiện việc giao đất giao rừng người dân đã được giao đất để quản lý và khoanh nuôi bảo vệ, diện tích rừng có tăng lên nhưng không nhiều do áp lực về thị trường cũng như nhu cầu về gỗ ngày càng cao nên các loài cây có giá trị kinh tế cao đã dần mất đi.

Từ năm 2009 đến nay huyện Na Rì nói chung và 2 xã vùng dự án nói riêng hiện nay đang được hưởng lợi từ các dự án như 3PAD, Childfun, 661,147 đầu tư vào cho việc phát triển rừng trồng và sinh kế trên đất lâm nghiệp hiện nay rừng trồng của 2 xã vùng dự án đã tăng lên đáng kế, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc tăng độ che phủ cũng như giảm hiệu ứng nhà kính. Hơn nữa dự án 3PAD còn thực hiện việc giao đất lâm nghiệp (những diện tích đất sản xuất do UBND xã quản lý) cho người dân cũng góp phần tăng tỷ lệ quản lý đất của hộ gia đình cá nhân trong việc phát triển sản xuất.

4.1.2. Đặc điểm đất sau canh tác nương rẫy

Canh tác nương rẫy thường được hiểu là du canh hoặc chặt cây đốt nương, trồng cây nông nghiệp (Lúa, ngô, khoai, sắn, đậu...) hoặc trồng cây công nghiệp (Chè, bông...) sau một chu kỳ canh tác đất được bỏ hoá để phục hồi lại độ phì đáp ứng được cho chu kỳ canh tác sau.

Nương rẫy đang canh tác của các hộ đồng bào dân tộc tại các xã trong huyện Na Rì là hơn 2.851ha (Theo điều tra của công ty tư vấn lâm nghiệp năm 2009) phân bố khắp các xã trong huyện, tập trung chủ yếu trên đất rừng sản xuất, ở những đồi núi trung bình và đồi núi thấp.

Phương thức canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc ít người chủ yếu là quảng canh, hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất trên một đơn vị diện tích rất thấp. Theo tập quán và truyền thống đồng bào dân tộc ở Bắc Kạn canh tác nương rẫy theo kiểu canh tác nương rẫy tiến triển và nương rẫy quay vòng, nương rẫy chỉ được canh tác trong một vài năm đến khi đất bạc màu thì sẽ bỏ hoang hoặc nương rẫy canh tác một số năm sau đó bỏ hoá một thời gian để đất và thực bì được phục hồi tự nhiên rồi lại phát dọn thực bì canh tác chu kỳ tiếp theo.

Cơ cấu cây trồng trong canh tác nương rẫy: Cây trồng trong nương rẫy ở Bắc Kạn chủ yếu được trồng các loại cây lương thực như: Ngô, Lúa Nương, Sắn, Đậu tương… Trong đó cây Sắn, Ngô chiếm 70% diện tích, còn lại là các loại cây đậu đỗ…

Nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực với các chủ trương chính sách hỗ trợ nhằm ưu tiên cho sự phát triển nông thôn, miền núi, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc ở vùng sâu vùng xa đang gặp khó khăn. Tuy nhiên các chính sách và thể chế về quản lý nương rẫy đang là vấn đề phức tạp và còn nhiều hạn chế.

Dân cư và thu nhập của đồng bào miền núi: Hầu hết đồng bào dân tộc các huyện trong tỉnh điều có hoạt động nương rẫy do tập quán canh tác từ lâu đời, đặc biệt là các dân tộc Dao, Mông… chỉ canh tác trên nương rẫy với phương thức lạc hậu, du canh do vậy năng suất cây trồng thấp, đất đai bị sói mòn, bạc màu nên họ lại tiếp tục phá rừng để mở mới diện tích canh tác.

4.1.3. Đặc điểm một số trạng thái đất rừng khu vực nghiên cứu

Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các trạng tháng Ia, Ib, Ic, IIa qua quá trình nghiên cứu và điều tra chúng tôi nhận thấy đặc điển của các loại đất này như sau:

Trạng thái rừng Ia: Đây là trạng thái được đặc trưng bởi lớp thực bì, lau lách hoặc chuối rừng.

Trạng thái rừng Ib: Trạng thái này này được đặc trưng bởi lớp thực bì cây bụi, có thể có một số cây gỗ, tre mọc rải rác.

Trạng thái rừng Ic: Trạng thái này đặc trưng bởi lớp cây thân gỗ tái sinh với số lượng đáng kể nằm trong hai kiểu trên. Số lượng cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1m đạt từ 1000 cây/ha trở lên.

Rừng phục hồi (IIa): Loại rừng này được đặc trưng bởi những loài cây tiên phong, ưa sáng, khá đều tuổi, ưu thế chưa rõ ràng, cấu trúc tầng đơn giản. Đường kính (D1.3) của cây rừng trong lâm phần còn nhỏ (8-10 cm), rừng chưa có trữ lượng, khả năng tái sinh mạnh. Rừng đã có khả năng phòng hộ, bảo vệ đất và hạn chế xói mòn. Trạng thái này phân bố ở hầu hết các khu vực trong xã.

4.2. Xác định các tiêu chí phản ảnh khả năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nƣơng rẫy

4.2.1. Đánh giá các tiêu chí phản ánh khả năng phục hồi tự nhiên của rừng

Để đánh giá các tiêu chí phản ánh khả năng phục hồi của rừng sau nương rẫy đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các chỉ tiêu về thực vật rừng. Trong đó các chỉ tiêu về cấu trúc tổ thành loài cây gỗ, cây tái sinh, mật độ cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh được lưu ý và phân tích. Trong các trạng thái nghiên cứu của đề tài chúng tôi tiến hành các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu ở hai trạng thái Ic, IIa, các trạng thái Ia, Ic chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu các chỉ số về đất , vật rơi rụng là chủ yếu, phục vụ cho quá trình nghiên cứu và so sánh các trạng thái.

4.2.1.1.Cấu trúc tổ thành loài cây gỗ

Trong các trạng thái nghiên cứu Ia, Ib, Ic, IIa thì trạng Ia, Ib chủ yếu là các loại trảng cỏ, bui cây do quá trình bỏ hóa của người dân mà hình thành các loài cây trong này chủ yếu là các loại cỏ, dây leo… vì vậy để xác định công thức tổ thành chúng tôi tiến hành xác định tổ thành của các trạng thái Ic, IIa đây là các trạng thái đã và đang có các loài cây tái sinh phát triển, bắt đầu hình thành cấu trúc tổ thành loài, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tính toán và đưa ra được công thức tổ thành của các trạng thái IIa như sau:

Bảng 4.3a: Tổ thành và mật độ cây gỗ trạng thái rừng IIa Tại Xã Cƣ Lễ

TT Loài cây N(C/ha) Ni Ai (%) Gi Di (%) IVI (%)

1 Bồ đề 27 20 10,5 4359,069 13,495 12,001 2 Dẻ 29 22 11,6 4530,701 14,027 12,803 3 Lim xẹt 19 14 7,37 3297,557 10,209 8,789 4 Kháo 24 18 9,47 2948,002 9,127 9,3 5 Vang 15 11 5,79 2156,958 6,678 6,234 6 Xoan đào 15 11 5,79 1920,153 5,945 5,945 7 Tông dù 17 13 6,84 1460,105 4,52 5,681 8 Xoan 12 9 4,74 1756,561 5,438 5,087 9 Mương 12 9 4,74 2000,172 6,192 5,645 9 loài có IVI>5% 170 127 66,9 24429,278 75,631 71,485 20 loài có IVI<5% 83 63 33,2 7871,6029 24,369 28,515 Tổng: 29 loài 253 190 100 32300,881 100 100

(Nguồn: Từ kết quả điều tra thực địa tầng cây gỗ )

Qua bảng trên và phụ lục ta thấy: Có 29 loài xuất hiện thì có 9 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là: Bồ đề (Bđ), Dẻ (D), Lim xẹt (Lx), Kháo (Kh), Vang (V), Xoan đào (Xđ), Tông dù (Td), Xoan (X), Mương (M).

Với công thức tổ thành của ÔTC như sau: 2,8D+12Bd+9,3Kh+8,8Lx+ 6,2V+

Các loài tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là các loài cây có giá trị kinh tế thấp với mức độ quan trọng là 71,49. Loài quan trọng nhất là cây Dẻ đạt 12,8, Bồ đề là loài chiếm vị trí thứ 2 đạt 12,0 trong các loài tham gia vào công thức tổ thành. Số loài cây có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ thấp. Mật độ rừng đạt 253 cây/ha, trong đó các loài cây có tần số xuất hiện nhiều nhất là Dẻ, Bồ đề và Kháo. Các loài cây ưu sáng mọc nhanh đã chiếm hầu hết trong công thức tổ thành. Tuy sức phát triển của các loài cây này rất nhanh nhưng mức độ đóng góp của chúng vào chức năng của rừng chưa cao.

Bảng 4.3b:Tổ thành và mật độ cây gỗ trạng thái rừng IIa xã Văn Minh

TT Loài cây N(C/ha) Ni Ai(%) Gi Di(%) IVI(%)

1 Lim 16 12 7,5 1843,744 5,95 6,723 2 Mé cò ke 12 9 5,63 1631,403 5,26 5,443 3 Thành ngạnh 13 10 6,25 2320,124 7,48 6,866 3 loài có IVI>5% 41 31 19,4 5795,271 18,7 19,033 45 loài có IVI<5% 172 129 80,6 25211,37 81,3 80,96% Tổng: 48 loài 213 160 100 31006,64 100 100

(Nguồn: Từ kết quả điều tra thực địa tầng cây gỗ )

Qua bảng trên ta thấy: Có 48 loài xuất hiện thì có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành đó là: Lim (L), Mé cò ke (Mck), Thành ngạnh (Thng). Với

công thức tổ thành của ÔTC như sau: 6,8Thng+6,7L+5,4Mck

Tổng mức độ quan trọng của các loài trên là 19,03. Những cây tham gia vào công thức tổ thành ít nhiều có giá trị kinh tế nhưng không cao. Những cây có giá trị kinh tế cao như Lim đạt 12 cây/ha, với mức độ quan trọng là 6,72. Còn lại là những cây ít có giá trị về kinh tế chiếm đa số. Đồng thời chúng đã có khả năng phòng hộ bảo vệ đất và chống xói mòn khá tốt.

4.2.1.2. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh

Trong các trạng thái rừng nghiên cứu, các loài cây tái sinh cũng được tập trung điều tra nghiên cứu ở các trạng thái Ic và IIa ở các vị trí chân, sườn, đỉnh trong khu vực nghiên cứu. Qua phân tích chúng tôi đã tính toán và đưa ra được công thức tổ thành của các trạng thái tại khu vực nghiên cứu như sau:

Biểu 4.4: Công thức tổ thành các loài cây ở trạng thái Ic, IIa tại khu vực nghiên cứu

Tên

Trạng

thái OTC Các loài cây chính Công thức tổ thành

Cư Lễ

Ic

Chân

Mán đỉa, Thành ngạnh, Me rừng, Màng tang, Sau sau, Mé cò ke, Xoan ta, Loài khác

1,13Mđ+1,13Mt+0,9Xt+0,9Ss+0, 68Tn+0,68Mr+0,68Mck+3,68Lk

Sườn

Thành ngạnh, Xẻ ba, Màng tang, Kháo, Mán đỉa, Mé cò ke, Sung rừng, Vạng trứng, Kkhác

1,3Mck,1,08Mt+0,87Vt+0,86 Thng+0,65Xb+0,65K+0,65 Mđ+0,65Sr+4,13Lk

Đỉnh

Bò đề, Mán đỉa, Thẩu tấu, Xẻ Ba, Màng tang, Kháo, Núc Nác, Mé cò ke,Dẻ đỏ, Khác

1,33Mđ,1,33Nn,11,11Mck+0,89X b+0,89Mt+0,67Bđ+0,67Tt+0,67 Kn+0,67Dđ+4,2Lk

IIa

Chân

Bồ đề, Mán đỉa, Thẩu tấu, Máu chó, Màng tang, Kháo, Núc Nác, Găng gai, Loài khác

1,47Kh1,32Bđ1,18Tht1,03Mch+ 0,88Mt+0,74Mđ+0,74Nn+ 0,59Gg2,06Lk.

Sườn

Thành ngạnh, Máu chó, Màng Tang, Kháo, Mán đỉa, Mé Cò ke, Chẩn, Loài khác 1,54Ch1,38Mck1,23Mt1,08Mch+ 0,92Mđ+ 0,92Kh+ 0,77Thng2, 15Lk. Đỉnh Mán đỉa, Thành ngạnh, Bồ đề, Màng tang, Sau sau, Mé cò ke, Chẩn, Loài khác 1,53Mck1,36Mt1,19Bđ1,02Mđ+0 ,85Thng+0,68Ss+0,51Ch2,88Lk. Văn Minh Ic Chân Kháo, Màng tang, Bồ đề, Thành ngạnh, Dẻ đỏ, Mé cò ke, Núc nác, khác

1,4Nn,1,16Thng+0,9Dđ+0,7Kn+ 0,7Mt+0,7Mck+0,69Bđ +3,95LK

Tên

Trạng

thái OTC Các loài cây chính Công thức tổ thành

Sườn

Mé cò ke, Hu đay, Ràng ràng mít, Bồ đề, Thành nghạnh, Thẩu tấu, Khác

1,36Hđ,1,13Bđ+0,9Thng+0,9Tt+ 0,68MCk+0,68Rrm+4,09Lk

Đỉnh

Ba chạc, Sau sau, bồ đề, Thành ngạnh, chấn, Mé cò ke, Thẩu tấu, Cánh kiến, Xoan ta, khác

Bc1,19,Mck1,19+0,95Ss+0,95Thn g+0,71Xt+0,7Ck+0,7Tt+0,7Bđ+0 ,7Ch+4,04Lk

IIa

Chân

Hu đay, Sau sau, Bồ đề, Thành ngạnh, Chẩn, Mé cò ke, Thẩu tấu,Xoan ta, Loài khác

1,45Xt1,3Tht1,16Thng1,01Bđ+0, 87Hđ+0,72Ss+0,72Mck+0,58Ch2, 17Lk.

Sườn

Màng Tang, Bồ đề, Thành ngạnh, Núc nác, Dẻ đỏ, Mé cò ke, loài khác 1,41Mck1,25Thng1,09Bđ+ 0,94Nn+0,78Mt+0,63Dđ3,91Lk Đỉnh Vạng trứng, Ràng ràng mít, Bồ đề, Thành ngạnh, Chẩn, Thấu tấu, loài khác 1,45Tht1,29Thng1,13Bđ+0,97Vtr +0,81Rrm+0,65Ch3,71Lk.

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy các loài cây xuất hiện trong các công thức tổ thành rất đơn giả n chủ yếu là các loài cây tiên pho ng ưa sáng không có giá trị về kinh tế, mà chỉ có chức năng phòng hộ cụ thể như sau:

+ Ở xã Cư Lễ : Loài cây xuất hiện nhiều nhất ở trạng thái Ic là : Cây Mán đỉa (vị trí chân ); Mé cò ke , Màng tang (vị trí sườn ); Mán đỉa, Núc nác, Mé cò Ke (ở vị trí đỉnh). Ở trạng thái IIa là: Cây Kháo, Bồ đề, Thẩu tấu, Máu chó (vị tí chân ); Chẩn, Mé cò Ke , Màng tang, Máu chó (vị trí sườn ); Mé Cò ke, Màng tang, Bồ đề, Mán đỉa (vị tí đỉnh).

+ Ở xã Văn Minh: Loài cây xuất hiện nhiều nhất ở trạng thái Ic là : Núc nác, Thành ngạnh (vị trí chân), Hu đay, Bồ đề (vị Trí Sườn); Ba chạc, Mé cò ke (vị trí đỉnh ). Ở trạng thái IIa là : Xoan ta, Thẩu tấu , Thành ngạnh (vị trí chân); Máu chó, Thành ngạnh, Bồ đề (vị trí sườn ); Thẩu tấu, Thành ngạnh, Bồ đề (vị trí đỉnh).

Trong hai xã nghiên cứu thì hệ số tổ thành ở xã Văn Minh cao hơn xã Cư Lễ ở trạng thái Ic , nhưng trạng thái IIa ở xã Cư Lễ lại cao hơn xã Văn Minh. Qua đấy ta có thể thấy rằng sự tác động vào rừng của xã Cư Lễ ít hơn ở xã Văn Mình , các loài cây tái sinh có điều kiện phát triển hình thành nên nhiều các thế hệ cây tái sinh khác nhau , cây tái sinh sinh trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 47 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)