Tình hình phát triển các khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 40 - 88)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.2. Tình hình phát triển các khu vực kinh tế

3.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua, huyện Na Rì đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơ chế chính sách mới phù hợp. Trong năm 2010 giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp đạt 55% giá trị sản xuất xuất của toàn huyện.

3.2.2.1.1. Ngành sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt: Đây vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của huyện, cây trồng chính là lúa ruộng và ngô. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2010 thực hiện được 8.724 ha, tăng so với năm 2009 là 373 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 28.000 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 879 kg/người/năm. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8 tỷ đồng, hệ số sử dụng đất cả năm đạt 1,71%. Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng nhanh đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn huyện.

Bảng 3.2: Diện tích, sản lƣợng một số sản phẩm chủ yếu năm 2010

TT Loại sản phẩm Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)

1 Lúa 3.471,70 15.598

2 Ngô 3.414,90 11.938,49

3 Đậu tương 297,72 289,27

4 Lạc 239,7 253,90

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 huyện Na Rì)

* Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm được coi trọng, đáp ứng được nhu cầu về sức kéo, thực phẩm và dần trở thành hàng hóa. Công tác thú y được quan tâm, đặc biệt như triển khai công tác tiêm phòng dịch cúm gia cầm, phun thốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn huyện. Đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh nhưng chưa thật ổn định

Mặc dù góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian qua, song tốc độ phát triển chăn nuôi nhìn chung còn chậm và mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, chưa tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn và ổn định cho phát triển công nghiệp chế biến trong huyện cũng như trong vùng.

* Dịch vụ nông nghiệp: Dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển. Dịch vụ mới phát triển trong lĩnh vực làm đất, tưới tiêu nhưng ở mức độ hạn chế. Các mặt dịch vụ khác trong nông nghiệp như: sản xuất cung ứng giống, vật tư

trong nông nghiệp tính trong lĩnh vực lưu thông. Dịch vụ khoa học trong nông, lâm nghiệp không tính hết vì thế giá trị dịch vụ nông nghiệp đạt thấp.

3.2.2.1.2. Ngành lâm nghiệp

Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng thường xuyên được quan tâm, tuy nhiên tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ quí hiếm vẫn xảy ra và ngày càng phức tạp, đặc biệt là tại khu rừng giáp ranh giữa khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ với các huyện khác. Năm 2010 tổng diện tích trồng rừng đạt 1.324,23 ha, tăng so với năm 2009 là 817,90 ha. Trong đó:

- Trồng rừng theo dự án 661 được 848,04 ha: trong đó có 55,08 ha là trồng rừng phòng hộ và 792,96 ha là trồng rừng sản xuất.

- Trồng rừng nguyên liệu đạt 110,55 ha: Trong đó dân tự bỏ vốn trồng rừng là 365,60 ha.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện trong những năm gần đây có xu hướng tăng, năm 2010 đạt 18 tỷ đồng.

Công tác bảo vệ, quản lý rừng được chú trọng. Diện tích rừng bị phá giảm nhiều so với những năm trước. Công tác chăm sóc và tu bổ rừng được thực hiện thường xuyên, hiện nay một số diện tích rừng trồng có thể khai thác gỗ, bổ sung nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất mộc dân dụng.

Tóm lại, ngành lâm nghiệp của huyện Na Rì trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả quan trọng, song nhìn chung chưa phát triển mạnh. Mặc dù rừng và nghề rừng có liên quan đến gần 70% dân cư trong huyện (đặc biệt ở vùng cao và vùng xa cuộc sống của gần 100% dân cư liên quan trực tiếp đến rừng), song rừng chưa tạo được nhiều việc làm thường xuyên, thu nhập của những người làm nghề rừng còn thấp, kinh tế rừng chưa thực sự đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ che phủ của rừng tuy tăng nhanh nhưng vẫn chưa bảo đảm được chức năng phòng hộ của khu vực.

3.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp

Tổng giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh là 10.738,51 triệu đồng (theo giá hiện hành), trong đó giá trị công nghiệp khai thác đạt 2.079,5 triệu đồng, giá trị công nghiệp chế biến đạt 8.502,557 triệu đồng, giá trị sản xuất phân phối điện nước đạt 156,45 triệu đồng.

Sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện được sản xuất trực tiếp từ các nguồn tài nguyên khoáng sản và nguyên liệu nông - lâm sản tại chỗ, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất tại địa phương.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp đã mạnh dạn mở rộng sản xuất đáp ứng một phần nhu cầu của địa phương, góp phần làm tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp cũng như thu hút thêm lao động, tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn huyện.

3.2.3. Tình hình phát triển dân số, lao động, việc làm

3.2.3.1. Dân số

Hiện nay toàn huyện Na Rì có 37.351 người, trong đó dân số nam có 19.086 người, chiếm 51,10% dân số toàn huyện, dân số thành thị có 3.402 người, chiếm 9,14% dân số toàn huyện. Mật độ dân số bình quân của huyện là 37 người/km2, phân bố không đồng đều. Trên địa bàn huyện gồm có các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông,..., tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,85%.

3.2.3.2. Lao động và việc làm

Năm 2010 số người trong độ tuổi lao động là 23.777 người, chiếm 61,14% tổng dân số toàn huyện, trong đó lao động trong ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp có 18.075 người, chiếm tỷ lệ lớn 48,60%; lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ còn thấp như: lao động khai thác mỏ có 35 người, lao động công nghiệp chế biến có 291 người, xây dựng có 239 người.... Nhìn chung số lao động tham gia vào lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện chưa thật sự hợp lý. Nguồn lao động dồi dào song số lao động qua đào tạo chưa cao. Tình trạng không có việc làm đối với thanh niên học sinh

mới ra trường cũng là vấn đề bức xúc cần giải quyết, đặc biệt là trong khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động chưa cân đối nặng nề về sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển chậm gây hạn chế rất lớn đến khẳ năng khai thác nguồn nhân lực của huyện.

3.2.3.3. Thu nhập và mức sống

Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện đã có những thay đổi đáng kể. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 182 USD/người/năm, đến năm 2010 tăng lên 380 USD/người/năm. Theo kết quả rà soát xác định hộ nghèo của Phòng Thương binh lao động và xã hội huyện Na Rì thì năm 2010 toàn huyện còn 4137 hộ nghèo, chiếm 45,90% tổng số hộ. Để công tác xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả, từ đầu năm huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các xã, thị trấn; đồng thời tích cực chỉ đạo, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chính sách hỗ trợ, tín chấp vay vốn,... để phát triển sản xuất.

3.2.4. Tình hình phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

3.2.4.1. Về phát triển đô thị

Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội của huyện với diện tích 421,45 ha, chiếm 0,50% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số đô thị có 3.402 người, chiếm 9,14% dân số toàn huyện, bình quân diện tích đất đô thị là 806 người/km2. Trong đó: đất ở đô thị có 21,52 ha, tương ứng với bình quân diện tích đất ở mỗi hộ là 165,54 m2; đất nông nghiệp trong đô thị còn 289,49 ha, đất xây dựng đô thị có 56,28 ha.

Trong những năm qua bộ mặt của thị trấn đã có nhiều thay đổi, các công trình xây dựng cơ bản đã và đang được đầu tư xây dựng. Mạng lưới giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình,... cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.2.4.2. Về phát triển khu dân cư nông thôn

Do đặc điểm địa hình và lịch sử phát triển, Na Rì là một huyện miền núi với nhiều dân tộc anh em sinh sống nên khu dân cư nông thôn được phát triển với nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc và địa hình, mức sống của từng khu vực, với các điểm dân cư truyền thống như làng, bản. Huyện có 21 xã với diện tích 808,52 ha, chiếm 0,95% diện tích tự nhiên, với dân số là 33.949 người, bình quân 239,63 m2/người dân nông thôn.

Khu dân cư nông thôn được hình thành trên cơ sở các dòng họ, làng, bản phụ thuộc chủ yếu vào nông - lâm nghiệp. Quy mô làng bản cũng phụ thuộc vào dân tộc, điều kiện địa hình để có thể đảm bảo được cuộc sống của người dân. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn chậm và chưa đồng bộ, chưa có sự quản lý chặt chẽ nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Trong những năm qua, được sự đầu tư của cấp ngành trong tỉnh, hiện trạng cơ sở hạ tầng của khu vực nông thôn ngày một được cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc thiểu số.

3.3. Điều kiện tƣ̣ nhiên - Kinh tế - Xã hội của khu vực nghiên cƣ́u

Văn Minh và Cư Lễ là 2 xã nằm cách trung tâm của huyện Na Rì 10 km về phía Nam, trong đó xã Văn Minh cách trục đường chính quốc lộ 3b là 2km, còn Cư Lễ Nằm ngay gần trục đường chính đi lại trong huyện Na Rì.

Về địa hình có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối kênh rạch. Độ cao trung bình khoảng 500m. Điển hình ở Cư Lễ độ cao trung bình có nơi lên đến 900m như thôn Kéo Đen.

Đất trên địa bàn hai xã Văn Minh và Cư Lễ được hình thành chủ yếu do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một phần do sự bồi tụ phù sa từ các hệ thống suối. Đất đai được chia làm hai loại: Nhóm đất đồi núi, Nhóm đất ruộng.

Nhiệt độ trung bình năm là 22,10c, lượng mưa trung bình năm là

1384 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5-9 chiếm 70%. Độ ẩm giao

Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã qua các năm cho thấy việc phát triển nông lâm nghiệp theo hướng ổn định mà sản phẩm chính là lúa, ngô cho năng suất ổn định, ngoài ra còn đa dạng cây trồng như lạc, đậu tương ngoài ra còn cả dong riềng đã được quan tâm phát triển cả về diện tích cũng như năng suất nhờ vậy mà sản lượng lương thực bình quân hàng năm ổn định và có sự gia tăng ở một số sản phẩm như ngô, sắn và dong riềng.

Về lâm nghiệp: Trong những năm qua tài nguyên rừng của xã ngày một cạn kiệt, mật độ che phủ của cây rừng giảm đi rất nhiều. Chủ yếu là rừng trồng, theo kết quả thống kê tính đến tháng 5 năm 2006 hiện trạng sử dụng đất của xã Văn Minh: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 2993.56 ha chiếm 78.60% tổng diện tích tự nhiên, gồm 2649.31 ha là đất trồng rừng sản xuất và 344.24 ha là diện tích rừng phòng hộ, chủ yếu là cây tái sinh.

Tình hình dân số: Qua tìm hiểu và thu thập số liệu từ UBND xã về tình hình phát triển dân số và thành phân dân tộc của 2 xã được thể hiện qua bảng biểu sau đây:

Bảng 3.3: Thành phần dân tộc, dân số xã Cƣ Lễ và Văn Minh

Thành phần dân tộc Số hộ khẩu Số

Tỉ lệ tăng dân số Dự báo 2020

Cư Lễ Tày, Nùng, Dao, Kinh và một số

ít là thành phần dân tộc khác. 445 2095 0.49% 2199

Văn Minh

Tày, Nùng, Dao, Kinh, Hoa, Mường, trong đó dân tộc Tày là chủ yếu.

310 1460 0.43% 1989

Tóm lại 2 xã triển khai thực hiện đề tài là xã miền núi , tiềm năng thế mạnh là rừng và đất rừng , nhưng chưa được khai thác có hiệu quả để từng bước nâng cao thu nhập cho hộ gia đình , góp phần xóa đói giảm nghèo , cũng như bảo vệ môi trườn sinh thái . Vì vậy cần phải có các nghiên cứu đầy đủ để có giải pháp kỹ thuật, tổ chức hợp lý để quan lý rừng hiệu quả hơn.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Nghiên cứu hiện trạng và các đặc điểm chủ yếu của đất sau canh tác nƣơng rẫy khu vƣ̣c nghiên cƣ́u

4.1.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp

Bảng 4.1: Hiện trạng đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu

TT Loại đất, loại rừng Diện tích đất tự nhiên (ha) Cƣ lễ Văn Minh Rƣ̀ng PH (ha) Rƣ̀ng SX (ha) Rƣ̀ng PH (ha) Rƣ̀ng SX (ha) Diện tích tự nhiên 9826,0 530,9 5097,0 242,0 3188,0 I Đất lâm nghiệp 9057,9 530,9 5097,0 242,0 3188,0 1 Rừng tự nhiên 6342,7 272,9 3798,9 101,3 2169,6 1.1 Rừng gỗ lá rộng 3014,1 45,8 1918,4 101,3 948,6 a Rừng giầu (IIIa3) 0,0 0,0 0 0,0 0 b Rừng trung bình (IIIa2) 227,4 0,0 227,4 0,0 0 c Rừng nghèo(IIIa1) 472,3 22,6 449,7 0,0 0 d Rừng phục hồi (IIa +IIb) 2314,4 23,2 1241,3 101,3 948,6 1.2 Rừng hỗn giao 1600,1 12,3 675,7 0,0 912,1 a Gỗ - tre, nứa 1600,1 12,3 675,7 0,0 912,1 b Lá rộng - lá kim 0,0 0,0 0 0,0 0 1.3 Rừng lá kim 0,0 0,0 0 0,0 0 1.4 Rừng tre, nứa 1140,7 0,0 903,9 0,0 236,8 1.5 Rừng núi đá 587,8 214,8 300,9 0,0 72,1 2 Rừng trồng 628,6 0,0 335,3 0,0 293,3 2.1 RT có trữ lượng 193,9 0,0 185,9 0,0 8,0 2.2 RT chưa có trữ lượng 0,0 0,0 0 0,0 0 2.3 RT đặc sản 434,7 0,0 149,4 0,0 285,3 2.4 Tre, luồng 0,0 0,0 0 0,0 0 3 Đất chưa có rừng 2086,6 258,0 962,8 140,7 725,1 3.1 IA 375,9 62,5 199,7 18,1 95,6 3.2 IB 102,6 0,0 10 92,6 0 3.3 IC 530,8 135,5 172,2 30,0 193,1 3.4 Đất khác 1077,3 60,0 580,9 0,0 436,4 II Các loại đất khác 768,1 389 379

Qua bảng trên cho thấy diện tích đất lâm nghiệp của 2 xã khu vực nghiên cứu còn khá lớn 9057,9 chiếm 92,18% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất chủ yếu là đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: Trong đó diện tích đất có rừng là 6342,7 chiếm 64,55%, đất chưa có rừng 2086,6 chiếm 23,04%, diện tích đất lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp hiện nay chủ yếu là đất rừng nghèo kiệt, diện tích đất rừng trồng còn thấp, diện tích đất trống còn tương đối lớn thể hiện sự tác động mạnh thông qua việc khai thác quá mức tài nguyên rừng, phát nương làm rẫy để lại hậu quả là các loại rừng nghèo phục hồi sau nương rẫy hiện nay khá lớn điều này tác động đến việc cải tạo phục hồi rừng cũng như trồng rừng của khu vực. Sự quản lý của các cấp chính quyền và hộ gia đình đối với đất lâm nghiệp hiện nay tác động không nhỏ đến việc phục hồi rừng của các trạng thái rừng nghèo kiệt sau nương rẫy, điều này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2: Hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu

STT Diện

tích (ha)

Phân theo chủ thể quản lý (ha) HGD và cá nhân Cộng đồng Tổ chức kinh tế UBND 1 Văn Minh 3429,319 3004,20 187,32 237,80 2 Cư Lễ 5570,65 2328,94 1471,20 1770,52 Tổng 8999,97 5333,13 187,32 1471,20 2008,32 Tỷ lệ (%) 59,26 2,08 16,35 22,63

(Theo số liệu rà soát diện tích đất của dự án 3PAD Bắc Kạn năm 2009)

Hiện nay trên khu vực nghiên cứu có 4 hình thức quả lý và sử dụng đất lâm nghiệp: Hộ gia đình và cá nhân 5333,13 chiếm 59,26%, cộng đồng 187,32 chiếm chiếm 2,08%, tổ chức kinh kế (Lâm trường) 1471,20 chiếm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 40 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)