Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 30 - 88)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.4.4.Phương pháp thu thập số liệu

(i) Thu thập thông tin về diện tích, phân bố và đặc điểm khu vực

Thống kê diện tích chủ yếu kề thừa các kết quả đã có như: kết quả kiểm kê phân loại 3 loại rừng đã được tỉnh nghiệm thu.(Dùng GPS lập otc, đo các chỉ tiêu về độ cao, độ dốc, chiều dài sườn dốc, đặc điểm thổ nhưỡng,...)

(ii) Thu thập các tiêu chí của thảm thực vật rừng về khả năng phục hồi Điều tra các tiêu chí của cây tầng cao, cây bụi, thảm tươi trên ÔTC theo phương pháp điều tra lâm học:

+ Điều tra cây tầng cao (đối với trạng thái có rừng): Trên ÔTC đo đếm toàn bộ cây tầng cao về các chỉ tiêu theo phụ biểu 03a.

+ Điều tra cây tái sinh, cây bụi thảm tươi: Trên ô tiêu chuẩn lập 05 ô thứ cấp, diện tích mỗi ô là 25 m2. Trên mỗi ô tiến hành điều tra cây tái sinh, kết quả điều tra ghi vào phụ biểu 03b, điều tra cây bụi thảm tươi kết quả ghi vào phụ biểu 04.

+ Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP, %): Điều tra trên các ô 25m2

, được bố trí đều trên 2 đường chéo của ÔTC. Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi tiến hành đo theo 2 đường chéo của ô dạng bản (ÔDB). CP %/ ÔDB là tỷ số giữa chiều dài những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi che kín với tổng chiều dài 2 đường chéo.

+ Điều tra vật rơi rụng dưới tán rừng

- Điều tra lượng rơi rụng dưới tán rừng (kg/ m2): Trên các ÔTC thứ cấp, đặt 5 ôdb có diện tích (1mx1m), gom vật rơi rụng, phơi khô và sấy khô, cân và tính trung bình/m2.

- Xác định độ che phủ của thảm mục (TM, %): xác định trên 5 ÔDB

1m2, tương tự như phương pháp điều tra và tính toán độ che phủ cây bụi

thảm tươi.

- Độ dày vật rơi rụng: đo độ dày theo cấp độ phân giải của thảm mục theo 3 cấp: Chưa phân giải, bán phân giải và phân giải ở vị trí đường chéo của ODB.

- Xác định thành phần vật rơi rụng theo tỷ lệ các thành phần: lá, cành, vật rơi rụng khác.

Kết quả điều tra vật rơi rụng được tổng hợp theo phụ biểu 05.

+ Điều tra mạng hình phần bố cây tái sinh: Để tài nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh trên bề mặt đất thông qua xác định khoảng cách từ một cây tái sinh chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất. Đo trên ô thứ cấp (5m2

) ít nhất khoảng cách của 30 cây đại diện trên hai trạng thái Ic, IIa.

+ Điều tra đất, phân tích các tính chất vật lý của đất

Mỗi đối tượng nghiên cứu tiến hành đào ba phẫu diện đất đại diện - Độ sâu lấy mẫu: 0-10cm, 10-30 cm, 30-60cm.

Các tính chất được xác đinh theo các phương pháp dưới đây: + Xác định kết cấu đất theo phương pháp Savinop

+ Xác định tỷ lệ hạt kết bền trong nước phân tích theo phương pháp rây ướt.

+ Xác định tỷ trọng, dung trọng bằng phương pháp bình tỷ trọng và sấy khô, cân.

+ Xác định độ xốp thông qua dung trọng và tỷ trọng P% = (Tỷ trọng - dung trọng) x 100/ tỷ trọng

+ Xác định độ ẩm đất: Độ ẩm tự nhiên lớp đất mặt xác định tại hiện trường tại các ô thí nghiệm bằng phương pháp cân, sấy khô ở nhiệt độ 110 độ.

Wđ (%) = Trọng lượng của đất ẩm - Trọng lượng đất khô x100%

+ Xác định độ dày tầng đất: Dùng khoan tay xác định trên 5 điểm ngẫu nhiên/ ôtc.

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

* Tính cấu trúc tổ thành (cho cây tầng cao và cây tái sinh) Nj% = (nj/ Σni) x 100

Nếu nj% > 5% được tham gia vào công thức tổ thành

Hệ số tổ thành: Ki = (ni/N) x10

* Mật độ cây tái sinh: Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức: N/ha = 10000 x n/ S (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: S: Tổng diện tích các ô điều tra cây tái sinh n: Số cây tái sinh được điều tra

- Chất lượng cây tái sinh (tính tỷ lệ phần trăm cây tốt, xấu, trung bình). * Tính toán các chỉ số cây bụi, thảm tươi theo phương pháp điều tra lâm học.

* Các đặc điểm phân bố mưa được xác định thông qua các chỉ tiêu được biểu diễn bằng phương pháp lập bảng kết hợp với biểu đồ

* Tính toán mạng hình phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang Sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố chuẩn) của Clark và Evans.

  0,26136 n . 0,5 λ r U  Trong đó:

r là giá trị bình quân của n lần quan sát khoảng cách đến cây gần nhất.  là mật độ cây tính trên đơn vị diện tích (m2)

n là số lần đo khoảng cách giữa các cây tái sinh (n>30).

Nếu: - 1,96 <U< 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên U > 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều.

U < -1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm. * Mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với đặc điểm tái sinh rừng thông qua phân tích giưa các nhân tố tại 2 trạng thái Ic, IIa, các nhân tố được lập thành một bảng và đánh giá các đặc điểm cây tái sinh sau nương rẫy

* Các chỉ tiêu nghiên cứu về sinh trưởng của cây tái sinh được tính toán theo phương pháp thống kê toán học trên các phần mềm chuyên dụng Excel.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tƣ̣ nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện Na Rì

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn 70km và thành phố Thái Nguyên 135 km theo quốc lộ 3B và quốc lộ 3. Na Rì có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 232 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý từ 210 55’ đến 220 30’ vĩ độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.

- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). - Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.

3.1.1.2. Địa hình

Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500m, cao nhất là núi Phja Ngần (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193m, thấp nhất ở xã Kim Lư với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành 2 dạng địa hình sau:

* Địa hình vùng núi đá: Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa, Cư Lễ.

* Địa hình vùng núi đất: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau có độ cao thay đổi từ 300 - 700m.

Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới.

3.1.1.3. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và sông Na Rì.

- Sông Bắc Giang: Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200m thuộc xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn) ở độ cao 1.100 m chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc sang tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na Rì.

- Sông Na Rì: Bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850 m thuộc xã Yên Cư (huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pác Cáp (xã Lương Thành).

(Nguồn lấy từ trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn )

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất Na Rì chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một phần hình thành do sự bồi tụ phù sa các hệ thống sông, suối. Toàn huyện gồm có 10 loại được phân thành 2 nhóm chính: nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa thành.

* Nhóm đất địa thành (đồi núi): Có diện tích 81.999 ha, chiếm 96,13% diện tích tự nhiên; nhóm đất này gồm các loại đất sau:

+ Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi cao trên 700 m (FH): Loại đất này có diện tích 3.297 ha, chiếm 3,87% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các

xã Cư Lễ, Vũ Loan, Kim Hỷ, Côn Minh, Đổng Xá, Dương Sơn. Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp, tuy nhiên có thể lựa chọn một số nơi để trồng cây ăn quả như: đào, lê, táo, mơ, mận,…

+ Đất Feralít đỏ nâu trên đá vôi (FQv): Loại đất này có diện tích 23.518 ha, chiếm 27,57% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Côn Minh, Hữu Thác, Cư Lễ, Lam Sơn, Lương Thành, Lạng San, Vũ Loan, Lương Hạ, Văn Minh, Cường Lợi, Văn Học, Kim Hỷ, Ân Tình, Liêm Thuỷ. Loại đất này ngoài khả năng trồng các cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày còn có thể trồng được các cây ăn quả như: mận, đào, táo, lê,… nhưng diện tích không lớn.

+ Đất Feralít đỏ vàng trên đá biến chất (FQj): Loại đất này có diện tích 1.052 ha, bằng 1,23% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Loại đất này chủ yếu dành cho lâm nghiệp.

+ Đất Feralít vàng đỏ trên phiến thạch sét (FQs): Là loại đất có diện tích lớn nhất so với các loại đất khác với 50.416 ha, bằng 59,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu khắp các xã trong huyện. Loại đất này được sử dụng cho lâm nghiệp là chính, một số ít diện tích đã được cải tạo để trồng hoa màu, cây lâu năm và bãi chăn thả gia súc.

+ Đất Feralít màu vàng nhạt trên đá cát (FQq): Loại đất này có diện tích 3.680 ha, chiếm 4,31% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Lượng Thượng, Lạng San, Vũ Loan, Văn Học. Đất thích hợp với nhiều loại cây trồng, khi sử dụng để trồng trọt cần phải thận trọng trong việc lựa chọn tầng đất, độ dốc, chống xói mòn rửa trôi để bảo đảm được thâm canh lâu dài.

* Nhóm đất thủy thành: Có diện tích 1.977 ha, chiếm 2,32% diện tích tự nhiên của huyện và gồm các loại sau:

+ Đất phù sa sông: Phân bố chủ yếu ở các khu vực có địa hình thấp, trũng gần sông Bắc Giang tại các xã (ở địa hình thấp của sông Bắc Giang)

Lương Hạ, Kim Lư, thị trấn Yến Lạc. Loại đất này thuận lợi cho trồng lúa, màu và cây ăn quả.

+ Đất phù sa ngòi, suối: Có diện tích 1.281 ha, chiếm 1,50% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các triền suối thuộc các xã Kim Hỷ, Đổng Xá, Kim Lư,… là sản phẩm bồi tụ phù sa của ngòi, suối. Thích hợp để trồng lúa và hoa màu, khả năng thâm canh tốt.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước: Có diện tích 139 ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Xuân Dương, Ân Tình, Hảo Nghĩa, Lương Thành. Thích hợp cho trồng lúa nước và cây hoa màu, tuy nhiên về mặt giá trị sử dụng không bằng đất phù sa ngòi, suối.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước ảnh hưởng Cacbonat (LdK): Có diện tích 211ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các xã có núi đá vôi như Liêm Thuỷ, Xuân Dương, Côn Minh, Dương Sơn, Lương Hạ, Kim Lư.

+ Đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước (Lf): Có diện tích 346 ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Vũ Loan, Cường Lợi, Hảo Nghĩa, Quang Phong, Hữu Thác.

Nhìn chung đất đai Na Rì cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên phần lớn đất của huyện là đất bị xói mòn trơ sỏi đá, thoái hoá nghiêm trọng, nên việc phục hồi, nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trọng trong sử dụng đất.

(Nguồn: Theo số liệu báo cáo của phòng tài nguyên và môi trường huyện Na Rì)

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Nước mặt: Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Na Rì khá phong phú. Do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy

cần có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai.

Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm ở Na Rì chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, song qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Hiện nay, huyện có 66.949,96 ha đất lâm nghiệp, chiếm 78,49% diện tích tự nhiên; trong đó rừng sản xuất chiếm 64,14% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 19,04% đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng 16,82% đất lâm nghiệp. Rừng được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện.

Rừng của Na Rì ngày nay liên quan mật thiết với những đặc trưng địa lý tự nhiên và quá trình diễn biến tài nguyên rừng, thảm thực vật rừng của huyện. Rừng phát huy tác dụng rất cao đối với đất - nước - môi trường của huyện, trong điều kiện hiện tại thuộc tính phòng hộ của rừng đối với nguồn nước, ngăn chặn xói mòn và thoái hóa đất, điều hòa khí hậu thể hiện rất rõ rệt. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong những năm qua, do rừng bị khai thác không theo quy hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu trước mắt của người dân nên diện tích rừng đang bị suy kiệt mạnh, diện tích rừng nhất là rừng gỗ quý hiếm giảm nhanh chóng và diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên. Kể từ khi có chủ trương của Nhà nước về việc tăng cường giao đất, giao rừng cho nông dân nên diện tích rừng của huyện đã được phục hồi theo hướng tích cực, độ che phủ rừng ngày càng được nâng cao. Đến nay độ che phủ rừng của huyện đã đạt 75,46%. Thảm thực vật rừng của huyện được chia thành 2 dạng sau:

* Thảm thực vật tự nhiên: Rừng tự nhiên ở Na Rì chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, được phát triển chủ yếu trên địa

hình núi cao, các khe suối và hợp thuỷ có nhiều tầng và nhiều loài có độ che phủ tốt, tầng thảm mục dày, đất tơi xốp. Loại rừng này có diện tích rất lớn, đây là nguồn tài nguyên quý không chỉ riêng của huyện, của tỉnh mà còn chung của cả nước. Các khu rừng này đã và đang được quy hoạch thành các khu rừng cấm, rừng đầu nguồn để bảo vệ môi trường thiên nhiên sinh thái và các loài động thực vật quý hiếm nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch danh lam thắng cảnh.

Các kiểu rừng khác ở Na Rì có diện tích không lớn, được phát triển trên địa hình đồi lượn sóng và trên nhiều loại đất với cây tiêu biểu là các loại rừng thứ sinh, có nơi xen kẽ cây gỗ, trúc, tre, nứa,...

Rừng non tái sinh và cây bụi là kết quả của việc khai thác qua nhiều năm, rừng cây lá rộng đã nhường lại cho cây non phát triển, cây cao từ 2 - 15 m, phân bố ở hầu khắp các vùng trên địa bàn huyện, trên các dạng địa hình và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 30 - 88)