Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 61 - 76)

2. Mục tiêu nghiên cứu

4.2.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồ

Quá trình phục hồi rừng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố khác nhau, có những nhân tố nội tại hay nhân tố ngoại cảnh chúng tác động khác

nhau trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng phục hồi rừng. Do điều kiện giới hạn của đề tài, để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của rừng chúng tôi tiến hành phân tích một số nhân tố tự nhiên và nhân tạo có thể tác động và tập quán canh tác của người dân.

4.2.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên

* Ảnh hưởng của nhân tố địa hình tới khả năng phục hồi rừng

Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới, địa hình là nhân tố quan trọng và quyết định chính trong việc tạo ra dòng ch ảy và là nguyên nhân chính d ẫn đến việc sói mòn đấ t, đặc bi ệt là các loại đất nương rẫy và sau nương rẫy. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đưa ra được các số liệu ở bảng 4.9.

Qua bảng 4.9 dưới đây ta thấy khá rõ ràng sự ảnh hưởng của các nhân tố đến các loài cây tái sinh , càng lên cao số lượng câ y tái sinh có sự thay đổi rõ rệt và có xu hướng giảm dần , do càng lên cao điều kiện về đất đai khí hậu không tốt như ở dưới thấp nên sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng cũng diễn ra mạnh hơn các loài cây cạnh tranh mạ nh mẽ, các loài cây ưa sáng mọc nhanh sẽ lẫn át các loài cây khác để phát triển tạo thành tầng tán chính của rừng. Mật độ các loài cây không thay đổi nhiều ở trạng thái Ic , do các trạng thái này chủ yếu nằm ở các khu vực th ấp có điều kiện về hoàn cảnh khá đồng nhất. Ở trạng thái IIa càng lên cao số loài cây có hiện tượng giảm xuống rõ ràng hơn về mật độ (5440- 4720 cây/ha), do ở trạng thái này các loài cây có sự cạnh tranh phân hóa mạnh mẽ, càng lên cao độ dốc càng cao tầng đất mỏng đi, chỉ có những loài thích nghi được mới phát triển được các cây khác không cạnh tranh được sẽ bị đào thải theo quy luật tự nhiên . Hơn nữa hướng

phơi cũng rất quan trọng, Hướng Đông - Tây các cây sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn hướng Nam và Bắc, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các cây phát triển và phục hồi rừng.

Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của địa hình, hƣớng phơi tới quá trình sinh trƣởng của cây ở trạng thái Ic, IIa

Trạng

thái Địa điểm

OT C Vị trí OTC Mật độ (cây/ha) Số loài cây Hƣớng phơi Độ dốc Ic Cư Lễ

01 Chân 3520 17 Đông - Bắc 25 02 Sườn 3680 17 Tây - Bắc 28 03 Đỉnh 3600 16 Đông - Nam 30

Văn Minh

01 Chân 3440 17 Đông - Bắc 20 02 Sườn 3520 18 Tây - Nam 30 03 Đỉnh 3360 16 Đông - Bắc 35

IIa

Cư Lễ

01 Chân 5440 15 Tây - Nam 20 02 Sườn 5200 17 Đông - Nam 25 03 Đỉnh 4720 19 Đông - Bắc 31

Văn Minh

01 Chân 5520 16 Đông - Bắc 22 02 Sườn 5120 19 Tây - Nam 30 03 Đỉnh 4960 18 Đông Nam 36

(Nguồn; từ số liệu điều tra)

* Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đến khả năng phục hồi của rừng

Địa phận Na Rì nằm trong vùng thung lũng sông Bắc Giang, bị khối núi đá vôi Kim Hỷ án ngữ gió mùa hạ ở phía Tây, vì thế Na Rì là địa phương có lượng mưa ít nhất của tỉnh Bắc Kạn, lượng mưa trung bình năm luôn dưới mức 1.400 mm.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ năm 1990 - 2000 tại trạm Na Rì: 1.279 mm. Lượng mưa trung bình năm từ năm 2001 - 2010 tại trạm Na Rì: 1.157 mm giảm 122 mm so với gia đoạn từ 1990 đến 2000. Kết quả theo dõi các năm thể hiện bằng biểu đồ như sau:

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Lƣợng mƣa (mm)

Hình 4.1. Diễn biến lượng mưa qua các năm tại trạm Na

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ năm 1990 - 1995 là: 22,20C. Từ năm 1996 - 2000 là: 22,50C tăng 0,30C so với giai đoạn năm 1990 đến năm 1995. Từ năm 2001 - 2005 là: 22,60C tăng 0,10C so với giai đoạn năm 1996 đến năm 2000. Từ năm 2006 - 2010 là: 22,80C tăng 0,20C so với giai đoạn năm 2001 đến năm 2005. Diễn biến nhiệt độ được thể hiện ở dạng biểu đồ như sau:

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm Nhiệt độ (0C) Nhiệt độ cao nhất Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ thấp nhất

Hình 4.2. Diễn biến nhiệt độ qua các năm tại trạm Bắc Kạn

(Kết quả theo dõi khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn)

Qua các số liệu phân tích lượng mưa, nhiệt độ độ ẩm ta có thể thấy huyện Na Rì có nhiệt độ trung bình khoảng 20,50 và lượng mưa khá ít như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc canh tác nương rẫy của người dân, do thiếu nước nên người dân có xu hướng canh tác các loại cây trồng phù hợp với đất lâm nghiệp có khả năng chịu hạn cao, dẫn đến việc bỏ hóa của các diện tích nương rẫy ngày càng ít, làm cho đất thoái hóa ngày càng cao, khả năng các nương rẫy có thể phục hồi chuyển hóa thành rừng trồng hoặc rừng tự nhiên là thấp, các nương rẫy có thể tự phục hồi được chủ yếu là do xa khu dân cư, đi lại vận chuyển khó khăn, người dân không còn canh tác lâu năm thì mới có khả năng phục hồi rừng được.

* Ảnh hưởng của nhân tố đất đến khả năng phục hồi của rừng:

Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh và diễn thế rừng, mức độ thoái hóa của đất bỏ hóa sau nương rẫy liên quan đến tình hình tái sinh tự nhiên phục hồi của thảm thực vật nên nó liên quan với biện pháp xử lý kỹ thuật lâm sinh. Biểu thị cho mức độ thoái hóa đất là dựa vào nhóm loài cây ưu

thế chỉ thị, hình thái đất (độ ẩm, độ xốp, xói mòn). Qua phân tích tính chất lý học của các trạng thái ta thu được các kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.10: Tính chất lý học đất các trạng thái rừng khu vực nghiên cứu Vị trí Tầng đất Độ dày (cm) Màu sắc Thành phần Cấu tƣợng Độ chặt Độ ẩm Đá lẫn (%) Rễ cây (%) Ia

A 5 Nâu xám Thịt Tảng Hơi chặt TB 10 5 AB 5-12 Vàng nâu Thịt Cục Chặt TB 10 2 B 12-50 Vàng đỏ Sét nhẹ Cục Rất chặt TB 20 2 Ib A 0-15 Xám đen Thịt Tảng Chặt Cao 25 10

B 15-54 Vàng đen Thịt Tảng Chặt Cao 40 5

Ic

Ao 0 - 1 Xám Thảm mục Xốp TB

A 1 - 14 Đen Shịt nhẹ Tảng Chặt Cao 40 35 B 14 - 37 Vàng đen Sét nhẹ Cục Hơi chặt Cao 30 25 BC 37 - 80 Vàng Sét Tảng Chặt TB 30 15

IIa

Ao 0 - 3 Xám Thảm mục Xốp TB

A 3 - 18 Nâu vàng Thịt nhẹ Tảng Chặt Cao 4 35 B 18-42 Vàng nhạt Sét nhẹ Cục Hơi chặt Cao 25 25 BC 42-100 Vàng Sét Tảng Chặt Cao 30 15

Qua các tính chất lý học đất ta thấy rất rõ ràng các tầng đất ở các trạng thái rừng rất khác nhau, trạng thái Ia, Ib là hai trạng thái hiện nay người dân vẫn còn canh tác nhưng được trải qua quá trình bỏ hóa mặc dù thời gian bỏ hóa hiện nay rất ngắn, tầng đất ở trạng thái này rất dày và rất tốt cho việc canh tác các loại cây lương thực ngắn ngày, ở các trạng thái Ic đất được chia thành nhiều tầng hơn và bắt đầu xuất hiện tầng A0 là tầng thảm mục do trên đất đã có cây tái sinh phát triển, chính các tầng thảm mục sau này chính là nguồn hữu cơ rất tốt cho các loài cây sử dụng để phát triển và cho các sinh vật đất hoạt động làm cho đất ngày càng tơi xốp hơn. Các tính chất lý tính của các trạng thái được phân tích thông qua các chỉ số về độ ẩm, tỷ trọng, dung trọng, độ xốp được thể hiện ở dưới bảng dưới đây:

Bảng 4.11: Một số tính chất lý học đất của các trạng thái nghiên cứu Trạng thái Độ Ẩm TB (%) Dung trọng TB (D.g/cm3) Tỷ trọngTB (d.g/cm3) Độ xốp TB (%) Ia 74,41 0,86 1,078 20,12 Ib 76,75 0,80 1,141 29,88 Ic 70,99 0,79 1,439 45,10 IIa 76,92 0,65 1,708 64,94

Độ ẩm và độ xốp của đất ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phục hồi của rừng, các cây tái sinh muốn phát triển cần có một độ ẩm và độ tơi xốp nhất định thì mới phát triển và phục hồi được. Qua bảng 4.11 ta thấy độ ẩm đất của các trạng thái là tương đối đồng đều nhưng ở trạng thái rừng IIa rừng có độ ẩm cao nhất (76,92%), thể hiện sự phong phú và độ dà y của các cây tái sinh cao và cũng là điều kiện thuận lợi cho việt phát triển và phục hồi rừng. Ngoài ra sau khi phân tích tính toán độ xốp của các trạng thái rừng ta thấy độ xốp của các trạng thái rừng tăng dần từ các trạng thái rừng Ia đến IIa, điều này cũng thể hiện rõ sự ảnh hưởng của các loài cây đến đất và ngược lại. Ở các trạng thái rừng càng nhiều tầng cây cao và cây tái sinh (IIa) thì độ ẩm càng cao, đất càng tơi xốp cây càng phát triển tốt và khả năng phục hồi thành rừng càng cao.

* Ảnh hưởng của đặc điểm rừng trước canh tác nương rẫy

Các trạng thái nghiên cứu của đề tài trước canh tác nương rẫy chủ yếu là các lạo trạng thái rừng cây gỗ lá rụng thường xanh. Rừng phát huy tác dụng rất cao đối với đất - nước - môi trường của huyện, rừng có tác dụng phòng hộ tốt đối với nguồn nước, ngăn chặn xói mòn và thoái hóa đất, điều hòa khí hậu thể hiện rất rõ rệt. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong phú.

Chủ yếu là các loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những năm qua, do sự phát triển của dân số, sức ép của thị trường, rừng bị khai thác không theo quy hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu trước mắt của người dân nên diện tích rừng đang bị suy kiệt mạnh, diện tích rừng nhất là rừng gỗ quý hiếm giảm nhanh chóng và diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên. Kể từ khi có chủ trương của nhà nước về việc tăng cường giao đất, giao rừng cho nông dân nên diện tích rừng của huyện đã được phục hồi theo hướng tích cực, độ che phủ rừng ngày càng được nâng cao. Đến nay độ che phủ rừng của huyện đã đạt 75,46%.

4.2.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội * Ảnh hưởng của tập quán canh tác

Huyện Na Rì là nơi tập trung các dân tộc Tày, Nùng, Dao, H’mông trong đó các dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số, tập quán canh tác nương rẫy của các dân tộc này chủ yếu là tập trung ở các vùng thấp ven các sườn dốc thấp, đặc biệt sau khi có chính sách về giao đất giao rừng cho các hộ gia đình cá nhân của nhà nước các diện tích đất rừng và nương rẫy đã được giao cho các hộ gia đình quản lý. Vì vậy các hộ dân hiện nay chỉ canh tác trên một diện tích nhất định, phần lớn các nương rẫy chuyển dần sang các nương rẫy cố định, người dân chuyển dần sang canh tác từ “Quảng canh” sang “ Thâm canh” là chủ yếu, một số nương rẫy ở xã khu dân cư vẫn được người dân bỏ hóa nhưng khả năng thành rừng là rất khó khăn vì thời gian quay vòng của các nương rẫy này rất ngắn. Người dân chủ yếu sử dụng diện tích đất lâm nghiệp được giao vào mục đích để trồng r ừng là chủ yếu và trồng một số cây lương thực ngắn ngày nhưng không nhiều, cây ngắn ngày hiện nay được trồng chủ yếu ở các soi bãi là chính . Một số nương rẫy hiện nay người dân đã bỏ hẳn hiện đang được phục hồi nhưng chủ yếu các loài cây hiện nay vẫn là các loài cây ưa sáng mọc nhanh, giá trị kinh tế thấp.

Tỷ lệ đói nghèo của cộng đồng dân cư khu vực nghiên cứu là một trong những nhân tố quan trọng trong việc canh tác nương rẫy, quyết định phần lớn đến khả năng phục hồi rừng của các khu rừng tái sinh nghèo kiệt. Cuộc sống của người dân tại các xã sống chủ yếu dựa vào rừng, từ các hoạt động nương rẫy, khai thác gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ đều được lấy ra từ rừng. Theo thống kê của Phòng Lao động và Thương binh xã hội thỉ tỷ lệ nghèo của huyện Na Rì năm 2008 là 29,33%, năm 2011 là 34,03% như vậy tỷ lệ nghèo không những không giảm mà lại tăng lên. Nhưng trong khu vực nghiên cứu tỷ lệ nghèo của xã Văn Minh có xu hướng tăng dân nhưng xã Cư Lễ có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất năm 2011 chỉ còn 5,66%, số liệu được chi tiết trong bảng sau:

Bảng 4.12. Tỷ lệ nghèo tình hình phát triển lâm nghiệp của huyện Na Rì và khu vực nghiên cứu

Năm Tỷ lệ nghèo (%) 2008 2009 2011 Tỷ lệ nghèo (%) Trồng rƣ̀ng (ha) Tỷ lệ nghèo (%) Trồng rƣ̀ng (ha) Tỷ lệ nghèo (%) Trồng rƣ̀ng (ha) Tỷ lệ nghèo cả huyện 29,33 506,90 24,25 506,32 34,03 1969,23 Trong đó: Văn Minh Cư Lễ 44,81 30,00 19,1 234,3 35,84 18,61 137,1 95,3 45,39 5,66 85,75 234,03

(Theo số liệu thống kế của sở LĐTB&XH)

Như vậy sau các năm từ năm 2008 đến 2011 huyện Na Rì tỷ lệ đói nghèo vẫn còn khá cao so với toàn tỉnh là 23,52%, nhưng cùng với vi ệc phát triển kinh tê hoạt động trồng rừng của người dân khu vực nghiên cứu cũng đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội đặ c biết giúp các diện tích nương rẫy được phục hồi lại ổn định hơn. Mặt khác hiện nay cuộc sống người dân chủ yếu vẫn phụ thuộc vào rừng , đặc biệt là xã Văn Minh có sự tác động của người dân vào rừng là khó tránh khỏi đặc biệt là các khu rừng có trữ lượng và rừng ngheo kiệt vì vậy cần có chính sách hỗ trợ người dân hơn nữa trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

* Ảnh hưởng của chính sách lâm nghiệp và quản lý đất đai huyện Na Rì và khu vực nghiên cứu đến thời điểm này đã có các chính sách giao đất giao rừng của nhà nước, chương trình 147, dự án 3PAD đầu tư hỗ trợ phát triển , các chương trình này đã góp phần giúp người dân quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và nâng độ che phủ của huyện Na Rì.

+ Chính sách về giao đất giao rừng của chính phủ hiện nay đã mang lại hiệu quả thiết thực, người dân phần lớn đã được giao đất giao rừng để quản lý bảo vệ, phân tách được các loại rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất, điều này đã khiến các diện tích rừng được phục hồi, đặc biệt là các diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ.

+ Chương trình 147 hiện nay vẫn đang hỗ trợ người dân khoảng 4,7 triệu đồng trên ha , trong đó chủ yếu là cung cấp cây giống để trồng rừng và một chút kinh phí để người dân chăm sóc rừng các năm tiếp theo , nhằm góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng thu nhập cho người dân, để giảm áp lực của người dân vào rừng, đến nay chương trình này đang được người dân hưởng ứng.

+ Dự án 3PAD hỗ trợ từ năm 2009 với mục tiêu xây dựng được khung chương trình phát triển nông - lâm nghiệp bền vững và sinh kế cho nông dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 61 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)