Giai đoạn 2006 – 2007: Giai đoạn tăng trưởng nĩng của TTCKVN.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 47 - 51)

Trong giai đoạn đầu, hoạt động của thị trường rất khĩ khăn. Các yếu tố thị trường chưa hình thành đồng bộ, hiểu biết của NĐT chưa cao, hàng hĩa trên thị trường cịn ít, các DN CPH chưa nhiều và chủ yếu là DN nhỏ, cơ chế phối hợp trong chính sách điều hành, quản lý giám sát thị trường cịn hạn chế, cung cầu CP mất cân đối nên giá bị đẩy lên hàng ngày. UBCK đã đưa ra một số giải pháp hành chính can thiệp vào thị trường, nhằm hạn chế hiện tượng "bong bĩng" của CP. Dẫn đến thị trường hoạt động cầm chừng, DN CPH khơng muốn niêm yết.

Thị trường chỉ phát triển từ năm 2006, sau những thay đổi về mặt chính sách và sự kiện tồn hệ thống luật pháp. Cụ thể:

− Luật Doanh nghiệp được Quốc Hội thơng qua ngày 29/11/2005, cĩ hiệu lực thi hành từ 01/07/2006 hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp.

− Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X (tháng 04/2006) khẳng định: “…đẩy mạnh CPH DN nhà nước và phát triển các DN cổ phần mới, để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế…”.

− Luật CK được Quốc Hội thơng qua ngày 29/06/2006, cĩ hiệu lực thi hành ngày 01/01/2007, đã xây dựng được một thị trường làm định hướng cho sự phát triển của các thành phần tham gia.

− Luật Đầu tư cĩ hiệu lực từ 01/07/2006 thay đổi một cách căn bản về quan điểm hạn chế đầu tư vào DN Việt Nam của đối tượng NĐT nước ngồi.

− Ngày 07/11/2006 là ngày Việt Nam được chính thức cơng nhận là thành viên thứ 150 của WTO. Liên quan đến TTCK, các cam kết tại WTO của Việt Nam là cho phép các DN nước ngồi được thành lập cơng ty CK 100% vốn nước ngồi sau 5 năm kể từ ngày gia nhập.

− Chính sách cắt giảm ưu đãi thuế cho DN niêm yết từ ngày 01/01/2007. Chính sách này đã cĩ ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lên sàn của nhiều DN.

Cùng với các chính sách hỗ trợ tích tụ trong nhiều năm, tích tụ về lượng dẫn đến tích tụ về chất, tạo sự đột biến phát triển thị trường giai đoạn 2006 – 2007:

Năm 2006: được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường CK Việt

Nam một diện mạo hồn tồn mới với hoạt động giao dịch sơi động tại cả 3 “sàn”: SGDCK TP.HCM, TTGDCK Hà Nội và thị trường OTC.

Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm, với HASTC- Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung so với đầu năm Vn-Index tăng 144%, HASTC-Index tăng 152,4%. Tổng giá trị vốn hĩa đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) giá trị CP do các NĐT nước ngồi đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD. Số cơng ty niêm yết trên cả hai sàn tăng gần 5 lần, từ 41 cơng ty năm 2005 đã lên tới 193 cơng ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn, gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước.

(Nguồn : http://www.bsc.com.vn/News/2010/7/18/103156.aspx)

Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào CP ở nước ta mang tâm lý “đám đơng”, cả người cĩ kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đĩ đẩy TTCK vào tình trạng “nĩng”.

Năm 2007: VN-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm; HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VN-Index đạt 927,02 điểm; HASTC-Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006.

Tính đến ngày 28/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ CK tương đương với tổng giá trị giao dịch tồn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Bình quân mỗi phiên giao dịch cĩ 9,2 triệu CK được chuyển nhượng tương đương với 980 tỷ đồng.

TTGDCK Hà Nội thực hiện thành cơng 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch tồn thị trường đạt 616,3 triệu CK tương đương với tổng giá trị giao dịch tồn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. Quy mơ giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên.

3 tháng đầu năm 2007 là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất (126%). Nhờ sự tăng trưởng về giá của các CP, tổng giá trị vốn hĩa của thị trường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, giá các CP tăng trưởng với tốc độ phi mã, đồng loạt các CP từ Blue – chip, Penny stock, các CP mới niêm yết trên sàn… Yếu tố quan trọng gĩp phần vào sự tăng trưởng nĩng trong giai đoạn này phải kể đến sức cầu trên thị trường tăng một cách đột biến khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bĩng”, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm sốt thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nĩng của thị trường.

Từ tháng 04/2007 đến đầu tháng 09/2007, phản ứng trước các chính sách kiềm chế thị trường trước đĩ như Chỉ thị 03, Luật thuế thu nhập cá nhân,… cộng với yếu tố tâm lý của NĐT, TTCK đã cĩ những đợt điều chỉnh rõ rệt. VN-Index chỉ trong vịng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm (24/04/2007), giảm tới 22,6% so với mức đỉnh vào tháng 3. HASTC-Index trở về mốc 321,44 điểm (24/04/2007), giảm 30% so với mức đỉnh. Đầu tháng 8, thị trường xác lập mức đáy 883,9 điểm của VN-Index (06/08/2007) và 247,37 điểm của HASTC-Index (23/08/2007). Thị trường mất điểm quá nhanh trong một thời gian ngắn khiến giá giao dịch của các CP đã trở về gần mức giá thiết lập vào đầu năm.

Những tháng cuối năm thị trường bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là các mã CP Blue – chip trên cả 2 sàn đều lấy lại được những gì đã mất trong 6 tháng giữa năm, tuy nhiên sức bật của các CP khơng đủ mạnh để đưa các CP trở về mức giá đỉnh thiết lập vào tháng 3. Trong giai đoạn này, VN-Index đã cĩ những phiên giao dịch vượt lên trên ngưỡng 1.100 điểm, HASTC-Index cũng gần chạm trở lại ngưỡng 400 điểm (393,59 điểm ngày 01/10/2007). Tuy nhiên, thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chĩng điều chỉnh giảm vào 2 tháng cuối năm. Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng cĩ các đợt phục hồi giả

với sự tăng lên mạnh mẽ của tất cả các yếu tố. Tuy nhiên sự phục hồi này khơng duy trì được lâu, thậm chí đã cĩ dấu hiệu suy giảm chỉ sau 1 phiên tăng điểm. Chính điều này đã dẫn tới việc các NĐT bị đọng vốn. Trong khi nguồn cầu cĩ xu hướng cạn kiệt, thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng. Tương quan cung cầu mất cân bằng khiến thị trường ngày càng tuột dốc cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch. VN-Index giảm xuống dưỡi ngưỡng điểm 1.000 và chỉ xoay quanh mốc 900 điểm, với lượng CK chuyển nhượng rất hạn chế.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 47 - 51)