3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.3.4. Công tác quản lý, kiểm soát nguồn nước ngầm
* Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước
Hiện tại công tác quản lý khai thác tài nguyên nước dưới đất đang được triển khai đồng bộ và toàn diện do Phòng Quản lý tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên thực hiện. Việc quản lý thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước do Chính phủ, Bộ tài nguyên và Môi trường, Cục quản lý tài nguyên nước, các văn bản do Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành, bao gồm:
Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý Tài nguyên nước dưới đất;
Chỉ thị số 20/2009/CT-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2009 của chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc tăng cường kiểm tra, quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh;
Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 05 năm 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999;
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Nghị đinh số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước;
Quyết định số 1372/2004/QĐ-UB ngày 22/6/2004 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về quản lý thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất;
Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 09 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc điều tra đánh giá nước dưới đất;
Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 09/08/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Thông tư 05/2005/TT-BTNMT ngày 17 tháng 03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước;
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Thông tư 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/09/2011 sửa đổi, bổ sung quy định cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành kèm theo quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường ban hành Quy định về cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất.
* Công tác quản lý cấp phép, thanh tra và kiểm tra tài nguyên nước dưới đất
Việc quản lý cấp phép, thanh tra và kiểm tra tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên do phòng Tài nguyên nước - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên thực hiện dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành. Trong những năm gần đây phòng Tài nguyên Môi trường thành phố đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái nguyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất ở các đơn vị có liên quan. Các giếng thăm dò, khai thác mới được
kiểm tra cấp phép theo đúng văn bản đã quy định. Một số giếng đã khai thác từ trước chưa làm thủ tục nay đã được nhắc nhở đề nghị làm thủ tục cấp phép theo đúng luật định. Tuy nhiên hiện nay phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố chỉ quản lý các điểm giếng UNICEF và giếng khoan hộ gia đình thông qua Ủy ban Nhân dân các xã, phường. Tại các xã, phường việc quản lý vẫn còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng khoan, khai thác nước ngầm tại các hộ gia đình rất tự do và thiếu ý thức bảo vệ nguồn nước dưới đất.
Hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố phối hợp với Phòng Quản lý Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn - Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ xuống cơ sở kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng, bảo vệ, cấp phép thăm dò khai thác nước dưới đất. Công tác này trong những năm gần đây được làm chặt chẽ và rất đầy đủ. Từ năm 2008 trở lại đây, hầu hết các điểm khai thác nước, xả thải vào nguồn nước, xây dựng các dự án mới đều phải tiến hành làm thủ tục xin cấp phép với cơ quan quản lý thông qua các đề án và báo cáo. Ngoài ra, Phòng Tài nguyên và Môi trường còn phối hợp với Trung tâm Công nghệ và Quan trắc Môi trường tiến hành quan trắc nước mặt và nước ngầm tại một số vị trí trọng điểm liên quan đến việc xả thải, nguồn gây ô nhiễm, khai thác nước mặt và nước dưới đất.
* Công tác truyền thông
Công tác truyền thông vận động các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng nước dưới đất trên địa bàn vùng quy hoạch đã được triển khai sâu rộng nhằm tăng cường sự hiểu biết của người dân, các tổ chức tham gia hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước dưới đất hiểu được tầm quan trọng của nước dưới đất với đời sống con người cũng như ý thức được việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước dưới đất khỏi bị suy thoái, ô nhiễm.
Hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên xuống các cơ sở để hướng dẫn việc thực hiện cấp phép thăm dò, khai thác và bảo vệ nguồn nước dưới đất cho các đơn vị, tổ chức có liên quan. Tăng cường
công tác truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để cho mọi người thấy được tầm quan trọng của tài nguyên nước ngầm, từ đó có ý thức bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này trong tương lai.
3.2.4. Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
3.2.4.1. Thuận lợi
- Tài nguyên nước ở Thái Nguyên dồi dào, trước mắt đáp ứng được nhu cầu cho các mục đích sử dụng.
- Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm đến lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, nhất là các hoạt động khai thác nước dưới đất và tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Cụ thể: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1372/2004/QĐ-UB ngày 22/6/2004 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành qui định về quản lý thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất.
3.2.4.2. Khó khăn
- Mặc dù lượng mưa ở Thái Nguyên cao nhưng phân bố không đều, hiện tại trong 3 tháng mùa kiệt lượng nước còn thiếu 85 m3/s, đến năm 2010 với nền kinh tế phát triển, nếu không được bổ xung thì lượng nước còn thiếu sẽ là 109 m3
/s.
- Người dân còn ít hiểu biết về pháp luật cũng như ý thức bảo vệ nguồn nước chưa cao, sử dụng nước chưa tiết kiệm, gây ô nhiễm và lãng phí nguồn nước.
- Chưa quản lý được đội khoan giếng tư nhân - đây là đối tượng gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
- Quá trình đô thị hoá cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo lên sức ép rất lớn đối với môi trường. Hiện nay nước sông Cầu, sông Công đã bị ô nhiễm.
- Các văn bản pháp luật về tài nguyên nước thiếu đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, đặc biệt thiếu nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước.
3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm arsen trong nƣớc ngầm tại Thành phố Thái Nguyên
Căn cứ trên vị trí địa lý của các phường (xã) thuộc thành phố Thái Nguyên, nghiên cứu đã tạm chia thành phố thành 4 khu vực như sau:
- Khu vực phía Bắc thành phố gồm: Phường Tân Long, phường Quan Triều, phường Quang Vinh, Xã Cao Ngạn và Xã Phúc Hà.
- Khu vực trung tâm thành phố gồm: Phường Hoàng Văn Thụ, phường Trưng Vương, phường Túc Duyên, phường Phan Đình Phùng, phường Đồng Quang, phường Quang Trung, phường Tân Thịnh, phường Gia Sàng, phường Tân Lập, xã Quyết Thắng, xã Đồng Bẩm và xã Thịnh Đán.
- Khu vực phía Tây thành phố gồm: Xã Phúc Xuân, xã Phúc Trìu, xã Tân Cương và xã Thịnh Đức.
- Khu vực phía Nam thành phố gồm: Phường Cam giá, phường Phú Xá, phường Tích Lương, phường Trung Thành, phường Hương Sơn, phường Tân Thành và xã Lương Sơn.
Kết quả bước đầu phân tích hàm lượng As trong các mẫu nước giếng khoan và giếng đào của các hộ dân sử dụng trực tiếp không qua xử lý ở các khu vực trên như sau.
3.3.1. Thực trạng hàm lượng arsen trong nước ngầm tại khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên
Kết quả phân tích (Bảng 3.11) cho thấy: Theo QCVN 09:
2008/BTNMT thì cả 30 mẫu phân tích của các phường/xã tại khu vực phía Bắc thành phố đều có hàm lượng As dưới ngưỡng cho phép (< 0,05 mg/l) và có đến 12 mẫu có hàm lượng As trong nước dưới ngưỡng phát hiện của máy.
Bảng 3.11: Hàm lượng As trong nước ngầm tại khu vực phía Bắc của thành phố Thái Nguyên (Tổng số mẫu: 30 mẫu)
STT Địa điểm Số mẫu có hàm lƣợng As (mg/l)
<0,01 0,01 - 0,05 > 0,05
1 Phường Tân Long 6 0 0
2 Phường Quan Triều 6 0 0
3 Phường Quang Vinh 6 0 0
4 Xã Cao Ngạn 6 0 0
5 Xã Phúc Hà 6 0 0
Toàn khu vực 30 0 0
QCVN 09: 2008/BTNMT 0,05
QCVN 02: 2009/BYT (Mức I) 0,01
(Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống - ĐHTN, 2012)
Nếu căn cứ theo QCVN 02: 2009/BYT để dùng cho mục đích sinh hoạt thì ở khu vực này có 03 mẫu nước gần đạt giới hạn cho phép ở mức I (0,01 mg/l), đó là mẫu nước NG23 tại xã Phúc Hà có hàm lượng As là 0,007 mg/l; mẫu nước NG13 có hàm lượng As là 0,009 mg/l và mẫu NG14 có hàm lượng As là 0,006 mg/l tại phường Quan Triều. Điều này cho thấy hàm lượng As trong nước ngầm tại một số điểm là khá cao cần quan tâm trong thời gian tới.
0.0003 0.001 0.001 0.003 0.003 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06
P. Tân Long P. Quan Triều P. Quang Vinh X. Cao Ngạn X. Phúc Hà Địa điểm H àm lƣ ợn g (m g/ l) 0.06 0.05 0.04 0.03 0.02 0.01 0 Hàm lƣợng As QCVN09 QCVN02: Mức I
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng As trong nước ngầm tại khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên
Kết quả nghiên cứu tại 05 phường/xã khu vực phía Bắc thành phố cho thấy trong 30 mẫu nghiên cứu thì phường Tân Long và phường Quán Triều có
hàm lượng As trung bình trong nước ngầm cao hơn so với 03 phường/xã còn lại và bằng 0,003 mg/l, tiếp đến là xã Phúc hà và xã Cao Ngạn, phường Quang Vinh là nơi có hàm lượng As trung bình trong nước ngầm là thấp nhất và bằng 0,0003 mg/l. Theo QCVN 09: 2008/BTNMT và QCVN 02: 2009/BYT ta thấy cả 5 phường/xã đều có hàm lượng As trung bình thấp dưới ngưỡng cho phép.
3.3.2. Thực trạng hàm lượng arsen trong nước ngầm tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên
Tại khu vực Trung tâm gồm 10 phường và 02 xã, nơi đây có mật độ dân số đông nhất thành phố. Kết quả kiểm tra 72 mẫu nước ngầm tại khu vực này cho thấy, trong tổng số 72 mẫu kiểm tra thì có 67 mẫu có hàm lượng As < 0,01 mg/l, 5 mẫu có hàm lượng As nằm trong khoảng 0,01 - 0,05 mg/l, trong đó có 02 mẫu tại xã Quyết Thắng (Bảng 3.12).
Các phường Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Túc Duyên, Quang Trung, Tân Thịnh, Thịnh Đán và Xã Đồng Bẩm có các mẫu nước ngầm kiểm tra chưa có hiện tượng ô nhiễm As và có đến 40% số mẫu kiểm tra ở các phường/xã này có hàm lượng As rất thấp và dưới ngưỡng phát hiện của máy.
Bảng 3.12: Hàm lượng As trong nước ngầm tại khu vực trung tâm của thành phố Thái Nguyên (Tổng số mẫu: 72 mẫu)
STT Địa điểm Số mẫu có hàm lƣợng As (mg/l)
<0,01 0,01 - 0,05 > 0,05
1 Phường Hoàng Văn Thụ 6 0 0
2 Phường Quang Trung 6 0 0
3 Phường Trưng Vương 6 0 0
4 Phường Phan Đình Phùng 6 0 0 5 Phường Túc Duyên 6 0 0 6 Phường Gia Sàng 5 1 0 7 Phường Tân Thịnh 5 1 0 8 Phường Đồng Quang 5 1 0 9 Phường Thịnh Đán 6 0 0 10 Xã Đồng Bẩm 6 0 0 11 Xã Quyết Thắng 4 2 0 12 Phường Tân Lập 6 0 0 Toàn khu vực 67 5 0 QCVN 09: 2008/BTNMT 0,05 QCVN 02: 2009/BYT (Mức I) 0,01
Kết quả phân tích cho thấy: Theo QCVN 09: 2008/BTNMT thì cả 72 mẫu nước phân tích tại các phường/xã khu vực Trung tâm thành phố có hàm lượng As đều ở dưới ngưỡng cho phép (< 0,05 mg/l) của tiêu chuẩn và quy chuẩn này.
Nếu căn cứ theo QCVN 02: 2009/BYT nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì trong 72 mẫu nước được phân tích có 05 mẫu nước ngầm bị ô nhiễm ở mức I (0,01 mg/l) theo qui chuẩn này, các mẫu đó gồm:
- 01 mẫu tại phường Gia Sàng là mẫu nước NG75 có hàm lượng As bằng 0,016 mg/l (mẫu nước được lấy tại giếng của gia đình ông Chu Văn Thắng, tổ 2);
- 01 mẫu ở phường Tân Thịnh là mẫu nước NG80 có hàm lượng As bằng 0,013 mg/l (mẫu nước lấy tại giếng của hộ gia đình ông Bàng Tuấn Ngọc, tổ 8);
- 02 mẫu ở xã Quyết Thắng là mẫu NG163 có hàm lượng As bằng 0,017 mg/l (mẫu nước lấy tại giếng của hộ gia đình Bà Đặng Thị Bích ở Xóm Thái Sơn 1) và mẫu NG165 có hàm lượng As bằng 0,01 mg/l (mẫu nước được lấy tại giếng tại hộ gia đình bà Nguyễn Thị Vỡ ở xóm Nước Hai);
- Cá biệt có 01 mẫu tại phường Đồng Quang là mẫu nước NG86 có hàm lượng As bằng 0,049 mg/l (mẫu nước lấy tại giếng khoan của gia đình ông Nguyễn Quyết Việt, tổ 16) bị ô nhiễm, gấp 4,9 lần so với giới hạn cho phép ở mức I, gần bị ô nhiễm đến mức II (0,05 mg/l) của qui chuẩn này và giới hạn của QCVN 09: 2008/BTNMT.
Hàm lượng arsen trung bình trong nước ngầm của 12 phường/xã khu vực Trung tâm thành phố Thái nguyên được thể hiện trong hình 3.4.
0.001 0.002 0.002 0.004 0.009 0.002 0.006 0.001 0.003 0.004 0.003 0.002 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 P. HVT P. Quang Trung P. Trưng Vương P. PĐP P. Túc Duyên P. Gia Sàng P. Tân Lập P. Tân Thịnh P. Đồng Quang P. Thịnh Đán X. Đồng Bẩm X. Quyết Thắng Địa điểm H àm l ƣ ợ n g A s (m g/ l) 0.06 0.05 0.04 0.03 0.02 0.01 0 Hàm lƣợng As QCVN09 QCVN02: Mức I
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng As trong nước ngầm tại khu vực Trung tâm thành phố Thái Nguyên
Kết quả phân tích của 72 mẫu nước giếng khu vực trung tâm cho thấy: Trong đó phường Đồng Quang là phường có hàm lượng As trung bình trong nước ngầm cao nhất và bằng 0,009mg/l; sau đó đến xã Quyết Thắng với hàm lượng As trung bình trong nước ngầm là 0,006 mg/l, phường Gia Sàng và phường Tân Thịnh với 0,004 mgAs/l; thấp nhất là phường Hoàng Văn Thụ và xã Đồng Bẩm chỉ với 0,001 mgAs/l.
So sánh với QCVN 09: 2008/BTNMT thì hàm lượng As trung bình trong nước ngầm tại 12 phường/xã khu vực trung tâm thành phố đều có giá trị dưới ngưỡng cho phép. Đối với QCVN 02: 2009/BYT để dùng cho mục đích sinh hoạt thì hàm lượng As trung bình của phường Đồng Quang (0,009 mg/l) đã gần bị ô nhiễm mức I (0,01 mg/l) của quy chuẩn này.
Qua kết quả điều tra tại 72 điểm giếng của khu vực Trung tâm thành phố Thái Nguyên ta thấy rằng tại đây đã có dấu hiệu của sự ô nhiêm arsen ở