3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.4.2. Ảnh hưởng của arsen đến sức khỏe
Theo chỉ dẫn 67/548/EEC - Liên minh Châu Âu thì arsen nguyên tố và các hợp chất của arsen được phân loại là “độc” và “nguy hiểm cho môi trường”. Enzym H H + AsO33- Enzym S S As O- + 2OH-
IARC công nhận asen nguyên tố và các hợp chất của arsen là các chất gây ung thư nhóm I, còn EU liệt kê Trioxit asen, Pentoxit asen và các muối asenat như là các chất gây ung thư loại I.
Con người có thể bị phơi nhiễm arsen qua hít thở, hấp thu thức ăn và qua nước uống. Một lượng nhỏ arsen trong nước có thể đe doạ đến sức khoẻ con người bởi vì phần lớn các hợp chất arsen trong nước uống đều ở dạng vô cơ rất độc (Abernathy et al, 2003) [49].
As là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của con người và sinh vật. Ở hàm lượng nhất định, As có vai trò quan trọng trong trao đổi chất nuclein, tổng hợp protit và hemoglobin. Tuy nhiên, khi xuất hiện ở hàm lượng cao hơn, As và các hợp chất của nó là tác nhân gây 19 bệnh ung thư, đột biến và dị thai trong tự nhiên (Đào Bích Thuỷ, 2005) [28]. Đối với thực vật, arsen cản trở quá trình trao đổi chất, làm giảm mạnh năng suất, đặc biệt trong môi trường thiếu photpho. Sự nhiễm độc As được gọi là arsenicosis, đó là một tai họa đối với sức khỏe con người [12].
Sau khi vào trong cơ thể, arsen có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ thông qua ba tác dụng sinh hoá là: Làm đông tụ protein, tạo phức với enzym và phá huỷ quá trình photpho hoá. Arsen có thể gây độc cấp tính và mãn tính [12], [25], [27]:
- Nhiễm độc cấp tính: Xảy ra do ăn uống phải arsen với liều lượng lớn. Các nghiên cứu cho thấy triệu chứng nhiễm độc rất đa dạng, phụ thuộc vào hợp chất arsen đã ăn phải. Có thể gặp các biểu hiện tổn thương thận, rối loạn chức năng tim mạch, đôi khi xuất hiện phù phổi cấp, suy hô hấp, gan to… Nếu được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể sống sót, nhưng để lại các di chứng nặng nề về não, suy thận, thiếu máu, giảm bạch cầu, tan huyết, xạm da và tổn thương đa dây thần kinh ngoại biên. [27]
- Nhiễm độc mãn tính: Bệnh nhiễm độc arsen mãn tính do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm arsen. Biểu hiện gây ấn tượng mạnh nhất là hình ảnh
“Bàn chân đen” tìm thấy đầu tiên ở Đài Loan năm 1920. Nguyên nhân gây bệnh là do dân cư sử dụng nguồn nước bị nhiễm arsen cao từ các giếng khoan để sinh hoạt. Arsen còn gây hàng loạt các bệnh nội khoa như: gây tăng huyết áp, tắc ngoại vị, các bệnh về mạch vành, mạch máu não dẫn đến thiếu máu cục bộ. [25]
Mức độ tổn thương phụ thuộc vào độ nhạy cảm của từng cá thể, vào liều lượng và thời gian tiếp xúc. Quá trình phát bệnh âm ỉ, kéo dài. Ở giai đoạn sớm thường tìm thấy các tổn thương da, các triệu chứng hay gặp như: Biến đổi sắc tố da, dày sừng ở lòng bàn chân, bàn tay, đối xứng hai bên, đôi khi kèm theo các vết nứt nẻ. Các tổn thương có thể phát triển thành ung thư da, ngoài ra người ta còn phát hiện thấy rằng nhiễm arsen còn làm tăng nguy cơ gây ung thư trong cơ thể, nhất là ở gan, thận, bàng quang và phổi. Bệnh thường phát triển sau khi tiếp xúc một thời gian dài ủ bệnh (5 - 10 năm, có thể là lâu hơn). [2], [12], [28]
Ngoài ra arsen có thể làm tổn thương thần kinh, ảnh hưởng đến việc sinh sản ở phụ nữ và tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan, thiếu máu, rối loạn chuyển hoá protein và đường, rối loạn gen, sai lạc nhiễm sắc thể, làm gẫy nhiễm sắc thể. [25]
Điều nguy hiểm là arsen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước, cả khi ở hàm lượng có thể gây chết người, nên không thể phát hiện. Vì vậy, các nhà khoa học còn gọi arsen là “Sát thủ vô hình”, “Thảm hoạ môi trường” (Anh Thi, 2011) [26].
Mặc dù có tính độc như trên, song không phải tất cả các dạng arsen đều độc, và kể cả những dạng arsen có tính độc thì ở hàm lượng nhỏ arsen lại có khả năng kích thích sự phát triển của sinh vật. Theo các công trình nghiên cứu, arsen vô cơ độc hơn arsen hữu cơ Jeffer P.Koplan cùng các đồng nghiệp cho rằng: Một số dạng hữu cơ có độc tính rất thấp và với một số dạng nó hoàn toàn không có độc tính. [27]