3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi một quốc gia, một khu vực, nó vừa là động lực phát triển kinh tế, xã hội nhưng cũng gây ra nhiều tác động tới môi trường. Các mỏ khoáng sản tại Thái Nguyên hiện nay chủ yếu được khai thác theo phương pháp lộ thiên, chỉ có một số ít mỏ áp dụng phương thức khai thác hầm lò, với công nghệ khai thác cơ giới, bán cơ giới và thủ công, đã và đang tác động xấu đến môi trường ở nhiều khu vực dân cư, gây bức xúc trong xã hội.
Là thành phố nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, thành phố Thái Nguyên có mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà, vùng Quan Triều, Tân Long có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước, có nhiều điểm mỏ khác tại các khu vực lân cận như ở Phú lương, Đại Từ, Võ Nhai... Ngoài ra còn có lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn được khai thác từ sông Công và sông Cầu.
Quá trình khai thác mỏ đã gây tác động rất lớn đến môi trường tại thành phố Thái Nguyên. Nước thải tuyển quặng chứa nhiều chất độc hại và hàm lượng chất lơ lửng cao (đạt đến 400 mg/l), theo mưa hoặc thải trực tiếp vào sông Cầu. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Thái Nguyên năm 2005, lượng
nước thải từ các mỏ khai thác than, quặng, sét trong khu vực đã tăng lên trong giai đoạn 2001 - 2005. Hàng năm Nhà máy luyện cốc thải vào sông Cầu khoảng 1,3 triệu m3
nước thải với nhiều chất ô nhiễm, trong đó hàm lượng Phenol và xia-nua vượt quá giới hạn cho phép hàng trăm lần. Nước thải Nhà máy luyện gang có hàm lượng Pb, Mn... cao gấp hàng nghìn lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có màu đen, hôi thối chứa nhiều chất độc hại như xút, Cl-, lignin... Hàm lượng BOD và COD trong nước thải cao vượt nồng độ cho phép hơn 10 lần, hàm lượng Phenol cao gấp 10 - 15 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải này không được xử lý và đổ trực tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm nghiêm trọng.