Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ô nhiễm Arsen trong nước ngầm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 40 - 42)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1.3. Tài nguyên đất

Thành phố Thái Nguyên nằm ở mức địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, diện tích tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là 18.970,48 ha, địa hình thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên dạng địa hình gò đồi của miền trung du Bắc Bộ vẫn chiếm ưu thế, xen kẽ những đồi gò thoải dạng bát úp là những thung lũng đồng bằng nhỏ bằng phẳng, các bậc thềm phù sa và thềm đất dốc tụ, càng về phía Bắc thành phố thì càng nhiều núi cao. Diện tích khu vực gò đồi chiếm 50,2% DTTN. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã làm bề mặt địa hình vốn có của thành phố Thái Nguyên bị biến đổi nhiều, nhất là trong khu vực nội thành. Địa hình thành phố Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng và gồm bốn nhóm hình thái địa hình khác nhau như sau:

- Địa hình đồng bằng:

+ Kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn với độ cao địa hình 10 - 15 m.

+ Kiểu đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao khoảng 20 - 30 m, phân bố dọc sông Cầu và sông Công.

- Địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu:

+ Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt đối 50 - 70 m.

+ Kiểu cảnh quan đồi cao, đỉnh bằng, hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100 - 125 m.

+ Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao phổ biến từ 100 - 150 m.

- Địa hình núi thấp có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, bao gồm gần như chọn vùng Đông Bắc của tỉnh. Địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá chính: đá vôi, đá trầm tích biển, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axit.

- Địa hình nhân tạo ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, các hồ lớn như hồ Núi Cốc, hồ Cây Si.

Thành phố Thái Nguyên bao gồm các loại đất chính sau:

- Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng DTTN, trong đó có các loại đất: đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính ít chua có điện tích 3.125,35 ha chiếm 17,65%; đất phù sa không được bồi hàng năm chua, glay yếu có diện tích 100,19 ha chiếm 0,56%; đất được bồi hàng năm trung tính, ít chua có diện tích 397,84 ha chiếm 2,25%. Loại đất này rất thích hợp cho trồng cây lương thực thực phẩm như lúa và hoa mầu.

- Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng DTTN trong đó gồm các loại đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình có diện tích 1.088,68 ha chiếm 6,15% và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm Feralit diện tích 59,2 ha chiếm 0,33% thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất xám Feralit: 7.614,96 ha chiếm 43% tổng DTTN, gồm các loại đất xám Feralit trên đá cát có diện tích 3.653,3 ha chiếm 20,63%; đất xám Feralit trên đá sét có diện tích 3.178,76 ha chiếm 17,95%; đất xám Feralit

màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ có diện tích 782,9 ha chiếm 4,42%. Đất này thích hợp trồng cây gây rừng, trồng chèn cây ăn quả, cây hàng năm.

Nhìn chung, diện tích đất đô thị bình quân đầu người của thành phố vào loại thấp so với các đô thị lớn trong vùng và cả nước. Tuy quỹ đất không lớn nhưng hiện tại còn khoảng 371,19 ha đất chưa sử dụng (chiếm khoảng 1,99% tổng diện tích tự nhiên) và diện tích đất nông nghiệp 12.266,51 ha (chiếm khoảng 65,84%) nên thành phố vẫn còn diện tích khá lớn để mở rộng đô thị.

Thành phố Thái Nguyên còn được bao phủ một phần diện tích bởi đất rừng với nhiều hệ sinh thái rất có giá trị. Rừng ở đây chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, chương trình PAM, vùng chè Tân Cương.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ô nhiễm Arsen trong nước ngầm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)