Hiện trạng sử dụng nước giếng tại thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ô nhiễm Arsen trong nước ngầm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 66 - 70)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3.3. Hiện trạng sử dụng nước giếng tại thành phố Thái Nguyên

Xuất phát từ kết quả khảo sát chúng tôi tiến hành xác định mục đích sử dụng nước và các biện pháp xử lý nước tại các hộ gia đình.

Hiện nay để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của gia đình mình, các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có thể vừa sử dụng nước máy vừa sử dụng nước giếng do gia đình tự khai thác. Theo điều tra tại 168 hộ gia đình có điểm giếng được lấy mẫu nước để nghiên cứu trên địa bàn thành phố cho thấy nước giếng của các hộ này hiện được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau tuỳ theo nhu cầu sinh hoạt, hoạt động kinh tế của từng hộ gia đình và tình trạng cung cấp nước máy ở nơi sinh sống của người dân. Kết quả điều tra tình trạng sử dụng nước giếng của các hộ gia đình được tổng hợp trong bảng 3.9.

Bảng 3.9: Hiện trạng sử dụng nước giếng tại thành phố Thái Nguyên

Mục đích sử dụng lƣợng Số Phía Bắc Trung Tâm Phía Tây Phía Nam Ăn uống 4 2 1 0 1 Sinh hoạt 21 6 6 3 6

Ăn uống, sinh hoạt 14 1 4 6 3

Mọi hoạt động trừ ăn uống 81 10 48 7 16

Mọi hoạt động có cả ăn uống 48 11 13 8 16

Tổng 168 30 72 24 42

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 3.9 có thể thấy được rằng nước giếng của các hộ gia đình được sử dụng rất phổ biến trong tất cả các hoạt động từ ăn uống, sinh hoạt, đến sản xuất, dịch vụ, đặc biệt là khu vực phía Nam có tới 16/42 giếng được

2% 13% 8% 48% 29% Ăn uống Sinh hoạt

Ăn uống, sinh hoạt

Mọi hoạt động trừ ăn uống Mọi hoạt động có cả ăn uống

khai thác phục vụ cho tất cả mọi nhu cầu của gia đình. Ngoài ra nước giếng còn được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động khác như dịch vụ rửa xe, sản xuất nhỏ (làm đậu, nhà hàng...).

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện tình trạng sử dụng nước giếng tại thành phố Thái Nguyên

Kết quả điều tra tại 168 hộ gia đình có nước giếng cho thấy người dân sử dụng nước giếng phục vụ cho rất nhiều nhu cầu, có tới 48% hộ được điều tra sử dụng nước giếng cho mọi hoạt động của gia đình ngoại trừ ăn uống, 29% dụng cho các hoạt động khác nhau và cho cả ăn uống. Tổng số hộ dùng nước giếng phục vụ trong ăn uống chiếm tới 39%, theo điều tra cho thấy những hộ này tập trung chủ yếu tại khu vực phía Tây và phía Nam thành phố Thái Nguyên.

Có thể thấy, nước giếng không chỉ cung cấp riêng cho một mục đích nào mà nó thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhiều khi là cho mọi nhu cầu sử dụng nước.

Mặc dù tại thành phố Thái Nguyên đã xây dựng hệ thống nước máy tương đối hoàn thiện nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều gia đình sử dụng nước giếng. Có rất nhiều nguyên nhân của sự lựa chọn này:

- Do thói quen sử nước giếng từ trước khi có nước máy của những hộ vùng nông thôn và những hộ ở khu vực ngoại thành.

- Do sở thích chủ quan của nhiều người. Theo ý thức thì khi sử dụng nước giếng sẽ không cảm nhận được mùi gì so với nước máy (thường có mùi của chất khử).

- Do điều kiện kinh tế: sử dụng nước máy sẽ phải chi trả tiền, còn nước giếng sẽ không phải mất tiền sử dụng. Do đó có rất nhiều gia đình lựa chọn sử dụng nước giếng thay vì đi mua nước máy. Bên cạnh đó có nhiều hộ có dịch vụ rửa xe hay hoạt động sản xuất nhỏ, chăn nuôi, tưới cây... cần phải sử dụng thêm nước giếng để giảm thiểu chi phí so với việc sử dụng hoàn toàn bằng nước máy.

- Do điều kiện khách quan nào đó mà gia đình không có nước máy nên bắt buộc phải sử dụng nước giếng.

Bảng 3.10: Các hình thức xử lý nước được áp dụng tại các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Biện pháp xử lý Số lƣợng Phía Bắc Trung Tâm Phía Tây Phía Nam

Không xử lý 99 12 32 13 25

Qua máy lọc 31 11 32 3 5

Qua bể lọc 38 7 8 8 12

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Quá trình điều tra thực tế tại 168 điểm giếng nghiên cứu trên toàn thành phố Thái Nguyên cho thấy: Có những hộ gia đình trước khi sử dụng nước giếng đã áp dụng một số biện pháp lọc nước, có những hộ sử dụng trực tiếp nước giếng mà không cần sử dụng biện pháp lọc nào. Cụ thể được thể hiện tại bảng 3.10, trong đó có 99/168 hộ (chiếm 59%) sử dụng nước trực tiếp không qua hệ thống xử lý nước, 31/168 hộ (chiếm 18%) sử dụng máy lọc trước khi sử dụng nước giếng và 38/168 hộ (chiếm 23%) sử dụng bể lọc trước khi sử dụng.

59% 18% 23% Không xử lý Qua máy lọc Qua bể lọc

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng hệ thống xử lý nước giếng tại các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Hiện số giếng được đưa vào sử dụng trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn hơn cả (59%), còn lại là các hộ gia đình xây dựng bể lọc (23%) hoặc sử dụng máy lọc nước cho gia đình (chỉ chiếm 18%). Tuy nhiên bể lọc do các hộ xây dựng đều không theo kỹ thuật cụ thể nào cả mà đều do thợ xây tư nhân tự thiết kế, do đó khó có thể đảm bảo được hiệu quả lọc nước tốt nhất. Đáng chú ý là trong số 82 điểm giếng được đưa vào sử dụng trực tiếp đó có tới 25 giếng thuộc khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên (chiếm tới 59,5% số giếng được khảo sát tại khu vực này). Các hộ sử dụng hệ thống lọc nước tập trung vào những hộ sử dụng nước giếng trong ăn uống, và các hộ thuộc khu vực Trung tâm thành phố. Tuy nhiên cũng có nhiều hộ sử dụng nước giếng trong ăn uống nhưng vẫn không áp dụng biện pháp lọc nước nào cả.

Bên cạnh đó thì là việc kiểm tra chất lượng giếng của mỗi gia đình hầu như chưa có nên người dân không nắm được tình trạng chất lượng nước giếng của gia đình mình có đảm bảm hay không. Việc đánh giá chỉ dựa trên mắt thường và cảm quan của người dân sẽ có tác động nguy hiểm nếu thực tế chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn.

Chính vì vậy việc sử dụng trực tiếp nguồn nước có hàm lượng arsen cao trong sinh hoạt, ăn uống sẽ rất nguy hiểm đối với sức khoẻ của người dân. Do đó cần có những biện pháp cụ thể để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn

nước ngầm trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. (Một số hình ảnh về khu vực lấy mẫu và hệ thống lọc nước của các hộ được điều tra thể hiện trong phụ lục 1).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ô nhiễm Arsen trong nước ngầm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 66 - 70)