3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Ngành Nông - Lâm nghiệp
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp từ năm 2009 - 2011
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Trồng trọt Sản lượng lương thực có hạt Tấn 29.854,5 30.780 32.200
Diện tích gieo trồng cây lương thực
Ha 6.807,8 6.891,5 6.911
Chăn nuôi
Số lượng đàn Trâu Con 6.501 5.805 5.236
Số lượng đàn Bò Con 3.397 2.850 1.911
Số lượng đàn Lợn Con 59.489 64.962 52.015
(Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên, 2011 [33])
Sản lượng lương thực có hạt đạt 32.200 tấn, tăng 5,26% (tăng 1610 tấn) so với năm 2010. Trồng mới và phục hồi chè 80 ha bằng 100% so với năm
2010; số lượng đàn trâu 5.236 con, bằng 90,2% (giảm 569 con) so với năm 2010, số lượng đàn bò 1.911 con, đạt 63,7% (giảm 942 con) so với năm 2010, số lượng đàn lợn 52.015 con, bằng 80% (giảm 12.947 con) so với năm 2010; Số lượng đàn gia cầm: 1.149.000 con, tăng 46% (tăng 362.000 con) so với năm 2010.
Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 80 triệu đồng tăng 25% (tăng 16 triệu đồng/ha) so với năm 2010, giá trị sản phẩm trên 1 ha chè và cây ăn quả đạt 100 triệu đồng tăng 19,05% (tăng 16 triệu đồng/ha) so với năm 2010. Giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp đạt 268,3 tỷ đồng, tăng 9,38% so với năm 2010.
Có thể thấy trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đang có xu hướng đẩy mạnh lĩnh vực trồng trọt cả về diện tích và sản lượng khai thác. Để đạt năng suất cao, người dân đã phải tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc BVTV, các loại thuốc diệt cỏ… đặc biệt là các vùng sản xuất nông nghiệp.
* Ngành Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Trong năm 2011, sản xuất CN - TTCN gặp nhiều khó khăn do có sự biến động đầu vào, lãi suất ngân hàng cao ảnh hưởng tới nguồn vốn vay đầu tư cho sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên đây vân là địa bàn phát triển rất nhiều ngành nghề khác nhau. các Giá trị sản xuất Công nghiệp trên địa bàn đạt 8.160 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 3.015 tỷ đồng, tăng 10,95% so với năm 2010. Giá trị Công nghiệp tuy chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng so với năm 2010.
- Dịch vụ du lịch
Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh và vùng TDMNBB, thành phố Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ, du lịch. Những năm gần đây các lĩnh vực kinh
doanh thương mại đã phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau tại thành phố Thái Nguyên, đời sống kinh tế của người dân nhờ đó cũng được tăng lên rất rõ rệt.
Thành phố Thái Nguyên là đầu mối giao lưu của các tua du lịch, là một phần quan trọng trong quần thể văn hóa du lịch của tỉnh và vùng TDMNBB. Trên địa bàn thành phố có gần 100 di tích lịch sử danh lam, thắng cảnh, cơ sở văn hoá và di tích lịch sử như: khu du lịch Hồ Núi Cốc, địa điểm cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, đền thờ Đội Cấn, địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm khu công nghiệp Gang thép, địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Trường tiểu học Rẻo Cao khu tự trị Việt Bắc (Trường Vùng cao Việt Bắc); Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam; Bảo tàng Quân Khu I; chùa Hồng Long, chùa Đán, chùa Phủ Liễn, chùa Y Na...
Thành phố Thái Nguyên còn nổi tiếng với thương hiệu chè Tân Cương. Hiện nay vùng chè đặc sản Tân Cương được thành phố quy hoạch thành cụm làng nghề và trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần phát huy, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống.