Những mõu thuẫn nảy sinh trong nội bộ nhõn dõn

Một phần của tài liệu Đại đoàn kết dân tộc động lực cơ bản cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 70 - 76)

Trong quỏ trỡnh phỏt huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, một vấn đề mà chúng ta phải quan tâm giải quyết đó là những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ nhân dân, thậm chí có những nơi mâu thuẫn của nhân dân lên tới đỉnh điểm trở thành những “điểm nóng” chính trị đũi hỏi cỏc cấp, cỏc ngành phải chung tay giải quyết. Mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chủ yếu tập trung vào việc đũi hỏi giải quyết những quyền lợi kinh tế, đũi dõn chủ cụng khai, cụng bằng xó hội, thường tập trung vào các vấn đề mà Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách mới, nhưng việc tổ chức thực hiện ở cơ sở chưa tốt như: Về thực hiện các chính sách xó hội, về dõn chủ cơ sở, về chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm... Đây thường là những vấn đề nhạy cảm, nội dung không chỉ đũi hỏi về quyền lợi kinh tế đơn thuần mà cũn là những quyền lợi tinh thần, về quyền dõn chủ, cụng bằng xó hội.

Trong hầu hết các mâu thuẫn, điểm nóng mà lực lượng tham gia đũi hỏi dõn chủ, cụng khai, cụng bằng xó hội, chống tham nhũng thỡ đối tượng bị tố cáo, đấu tranh chủ yếu là một số cán bộ có chức, có quyền trong các cơ quan Đảng, chính quyền cơ sở hoặc cấp trên của cơ sở (huyện). Trong nhiều trường hợp, khi giải quyết khiếu nại, thắc mắc, những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của dân, cán bộ cấp cơ sở thường có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, né tránh, không trực tiếp gặp gỡ, giải thích, trả lời chất vấn của dân, nên từ chỗ dân đũi hỏi, thắc mắc về quyền lợi theo chớnh sỏch, chế độ do cấp trên quy định chuyển hướng thành mâu thuẫn của nhân dân với số cán bộ có chức, có quyền ở cơ sở.

Mọi điểm nóng vốn đó cú tớnh chất phức tạp, đặc biệt điểm nóng ở cơ sở nông thôn lại thường là nơi tập trung, tích tụ của rất nhiều mâu thuẫn, tranh chấp của nhiều đối tượng với đủ loại thành phần tham gia, nên có phần phức tạp hơn. Những mâu thuẫn, tranh chấp này thường tích tụ lâu ngày chưa được giải quyết, hoặc giải quyết chưa dứt điểm; trong khi đó cấp ủy, chính quyền nơi xảy ra mâu thuẫn thường là yếu, kém; có cán bộ biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, mất đoàn kết. Tất cả các yếu tố trên lại bị tác động rất mạnh của những quan hệ dũng họ, làng, xó chi phối; đây là đặc điểm riêng của các điểm nóng, mâu thuẫn ở cơ sở nông thôn, nhiều khi làm cho cán bộ cơ sở lúng túng, bị động, thậm chí bất lực trước diễn biến phức tạp, gay gắt của quỏ trỡnh phỏt sinh, phỏt triển của mõu thuẫn.

Trong một số trường hợp, đó cú một số đảng viên, cán bộ bị lôi kéo làm chỗ dựa cho một số người cực đoan, đứng sau lưng chỉ đạo khiếu kiện. Thậm chí, có đảng viên do kèn cựa, địa vị, mất đoàn kết nội bộ,... đứng ra công khai tổ chức, vận động dân đi khiếu kiện, càng làm cho các mâu thuẫn trở nên gay gắt, phức tạp hơn.

Nhiều mõu thuẫn xuất hiện liờn tiếp trong một thời gian, cú sự liờn kết học hỏi lẫn nhau; từ tranh chấp, khiếu kiện ít ngày đến nhiều ngày, với những đũi hỏi quỏ mức, phi lý. Một số kẻ cực đoan, quá khích, có hành động liều lĩnh, vi phạm đạo đức, pháp luật nghiêm trọng như: gây rối an ninh, trật tự; đập phá trụ sở chính quyền, tự ý niờm phong tài liệu, sổ sỏch, húa đơn, chứng từ; cố ý hủy hoại tài sản của Nhà nước và của công dân; bắt giữ, đánh đập cán bộ xó; lụi kộo nhiều người biểu tỡnh tuần hành; xung đột với lực lượng thi hành công vụ, (thậm chí có nơi gây sức ép đũi giải tỏn chớnh quyền cơ sở và tuyên bố thành lập “chớnh quyền lõm thời” xó...).

Tính gay gắt, phức tạp của mâu thuẫn ở cơ sở nông thôn, nhất là những năm gần đây cũn thể hiện ở chỗ: Cỏc điểm nóng diễn ra trên bỡnh diện rộng, quy mụ lớn, cú tổ chức chặt chẽ. Khỏ nhiều điểm nóng mà đa số người tham gia ý thức rừ quyền dõn chủ trong khiếu kiện, mục đích đấu tranh, nên có sự tổ chức chặt chẽ, chu đáo. Có một số người tổ chức chỉ huy, có người cầm đầu trực diện, có người lo kinh phí hậu cần, thông tin nắm tỡnh hỡnh. Nhiều điểm nóng có kế hoạch, bước đi cụ thể, đề ra mục đích rừ ràng, cụng khai tổ chức họp quần chỳng, đặt ra quy chế hoạt động riêng...

Xét về mặt chủ thể, những mâu thuẫn, xung đột thường là những mâu thuẫn, xung đột giữa bộ phận dân cư này với bộ phận dân cư khác ở phạm vi thôn, xó; giữa một bộ phận dân cư thôn, xó với một số cỏn bộ, đảng viên có chức, có quyền nhưng quan liêu, mất dân chủ, làm sai chính sách, pháp luật... trong các cơ quan Đảng, chính quyền, hợp tác xó; giữa dõn địa phương với các cơ quan, tổ chức kinh tế, xó hội cú liờn quan đến việc giải quyết quyền lợi của dân; một số “điểm nóng” mâu thuẫn, mất đoàn kết giữa những cán bộ, đảng viên với nhau, kéo theo các bộ phận quần chúng tham gia.

Tỡnh hỡnh nảy sinh những mõu thuẫn trong nội bộ nhõn dõn hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyờn nhân về kinh tế, chính trị, văn hóa. Trong chuyến về thăm và làm việc với tỉnh Thái Bỡnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đó khẳng định: “Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đó lónh đạo nhân dân ta, nhất là nông dân thu được những thành tựu to lớn trên mặt trận nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, đời sống nhân dân đó được cải thiện một bước, bộ mặt nông thôn đó cú bước phát triển, nhưng đời sống nông dân hiện nay vẫn cũn nghốo tỳng, nụng thụn cũn lạc hậu, khoảng cỏch về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng rộng, từ đó tác động đến bản thân nông nghiệp và tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn trong toàn xó hội” [60, tr. 116]. Biểu hiện cụ thể của nguyên nhân sâu xa, có tính

bao trùm nêu trên đó là: Những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, của quá trỡnh đô thị hóa, sự phát triển dân số, tỡnh trạng thiếu việc làm, sự phõn húa giàu nghốo, cỏc tệ nạn xó hội... Tuy nhiờn, nguyờn nhõn trực tiếp là: tỡnh trạng huy động sức dân quá mức nhưng không được dân chủ bàn bạc công khai, không ít cán bộ quan liêu, lợi dụng chức quyền để vơ vét làm giàu bất chính, thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích của dân.

Một nguyên nhân dẫn đến nảy sinh các mâu thuẫn trong nhân dân đó là các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở tại một số địa phương yếu kém, mất sức chiến đấu; trong đó nghiêm trọng nhất là có một số cán bộ trong tổ chức Đảng, chính quyền quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, làm sai chính sách, pháp luật gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích của nhân dân. Ở những nơi mâu thuẫn trở thành điểm nóng là do các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể thực sự suy thoái, mất sức chiến đấu. Nhưng vỡ động cơ thành tích nên che giấu, báo cáo sai sự thật, cấp trên cũng quan liêu, thiếu kiểm tra sâu sát, chỉ đến khi điểm nóng xảy ra thỡ thực trạng yếu kém, suy thoái mới được bộc lộ rừ. Một trong những biểu hiện phổ biến và nghiờm trọng đó là sự yếu kém, không trong sạch của một số cán bộ, đảng viên có chức có quyền trong tổ chức Đảng, chính quyền, hợp tác xó, quan liờu, tham nhũng, mất dõn chủ, vi phạm chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nhiều cán bộ, đảng viên đương chức ngại gặp gỡ, tiếp xúc với dân, ít vận động, giáo dục quần chúng. Nhiều nơi việc quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của người dân nhiều khi không được đưa ra dân chủ bàn bạc; những khó khăn, bức xúc trong đời sống nhân dân không được chính quyền quan tâm giải quyết; tranh chấp, khiếu kiện của dân để kéo dài không giải quyết hoặc giải quyết không triệt để và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau... Có những nơi, Hội đồng nhân dân về thực chất, không làm trũn trỏch nhiệm đại diện cho dân, Đảng ủy không đại diện cho đảng viên, hoạt động của các tổ

chức này chỉ do một số cá nhân thao túng - thông thường là số cán bộ chủ chốt như: Bí thư, chủ tịch, chủ nhiệm hợp tỏc xó, trưởng công an... Họ tự đưa ra những quyết định không đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, không phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân, nên bị nhân dân phản đối, và tạo thành những mâu thuẫn giữa nhân dân với cán bộ.

Ở một số nơi, có một số cán bộ tha hóa, biến chất lạm dụng chức quyền cố tỡnh khụng thực hiện hoặc thực hiện sai chớnh sỏch, phỏp luật để trục lợi, tham ô, chiếm dụng tiền, tài sản, công quỹ của tập thể và cá nhân khác, sống xa hoa, lóng phớ. Cú những nơi, tư tưởng bè phái, cục bộ và các sai phạm của cán bộ, đảng viên không được đấu tranh, uốn nắn kịp thời; nhiều tổ chức mất đoàn kết kéo dài, thậm chí có mâu thuẫn gay gắt nhưng không được khắc phục; cán bộ, đảng viên mượn tay quần chúng để bôi nhọ, chống đối lẫn nhau; mõu thuẫn trong nội bộ biến thành mõu thuẫn ngoài xó hội.

Nguyên nhân của những mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để có phần trách nhiệm không nhỏ của các tổ chức Đảng, chính quyền và các ngành chuyên môn cấp trên cơ sở. Nhiều vụ việc vượt quá thẩm quyền giải quyết của các cấp cơ sở hoặc cấp cơ sở không cũn uy tớn, khả năng giải quyết đó được phản ánh, báo cáo lên trên, nhưng do cấp trên quan liêu, thiếu kiểm tra để xử lý kịp thời. Cú nơi, nhiều tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở yếu kém mất đoàn kết kéo dài nhưng không được cấp trên uốn nắn, củng cố; một số cán bộ cơ sở thoái hóa, biến chất, hống hách, có sai phạm, bị dân phát hiện, đấu tranh nhưng cấp trờn lại bao che, bảo vệ,... Chớnh vỡ vậy, cú nơi một số vụ việc, chính quyền huyện, thị đứng ra giải quyết cũng khụng cú hiệu quả, vỡ dõn khụng tin, khụng nghe theo. Điều này càng làm cho những mâu thuẫn trong nhân dân và mâu thuẫn giữa nhân dân với cán bộ ngày càng trở nên gay gắt, khó giải quyết.

Một nguyờn nhõn nữa là cỏc chớnh sỏch, phỏp luật của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư, quỹ đất 5%..., cũn thiếu cụ thể, nhiều sơ hở. Tỡnh trạng lấn chiếm, tranh chấp đất diễn ra khá gay gắt ở nhiều nơi; tỡnh trạng chớnh quyền địa phương, chủ yếu là cấp cơ sở, tự ý bán đất, cấp đất, cho đấu thầu sử dụng đất trái pháp luật, tựy tiện thay đổi mục đích sử dụng đất,... là khá phổ biến trong nhiều năm, nhưng chậm được tổng kết, đánh giá và tỡm biện phỏp khắc phục cú hiệu quả. Trong khi đó, Nhà nước chưa có những văn bản hướng dẫn xử lý hành chớnh, hỡnh sự, bồi thường khi vi phạm những quy định về quản lý, sử dụng đất đai.

Việc xác định địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính (xó, phường, quận, huyện, thị xó, tỉnh, thành phố...) ở nhiều địa phương cũng chỉ mới là xác định trên bản đồ chứ chưa tiến hành xác định chính thức trên thực địa. Có những nơi, một số vụ tranh chấp địa giới hành chính để kéo dài, không được giải quyết dứt khoát.

Các chính sách và quy định về quản lý Nhà nước đối với tôn giáo, chính sách miền núi, chính sách xây dựng kinh tế mới, các quy định về đền bù giải tỏa đất, về quản lý và sử dụng đất của các nông, lâm trường, đơn vị quân đội, cơ quan Nhà nước..., chưa đầy đủ và đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu thực tế; mặt khác, việc thực hiện những chính sách và quy định đó lại chưa triệt để và có nhiều sai phạm, nên một số tôn giáo đũi lại đất cũ, người di cư tự do tranh chấp đất với người dân sở tại, nông dân tranh chấp đất với nông, lâm trường, đơn vị quân đội, cơ quan Nhà nước... Từ đó đó gúp phần làm cho những khiếu nại, tố cỏo về đền bù giải tỏa đất càng nhiều, càng phức tạp hơn.

Một vấn đề nữa gây ra những bức xúc trong nhân dân đó là công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong nội bộ nhân dân cũn bị coi

nhẹ, cú nhiều sai sót, để kéo dài, lại bị một số phần tử xấu lợi dụng, kích động làm cho tỡnh hỡnh căng thẳng, phức tạp thêm. Quyền khiếu nại, tố cáo của người dân ở một số nơi, trên thực tế, vẫn bị các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm coi nhẹ. Nhiều cơ quan có thẩm quyền không giải quyết kịp thời, khách quan các khiếu nại, tố cáo, thậm chí có cơ quan hoặc cán bộ cũn cố tỡnh giải quyết sai chế độ, sai chính sách, cố tỡnh bao che, nương nhẹ cho những sai phạm của tổ chức, cán bộ cấp dưới vỡ những động cơ, mục đích riờng. Tỡnh trạng người dân phải đi lại nhiều lần đến các cơ quan Đảng, chính quyền để khiếu nại, tố cáo và đơn, thư khiếu nại, tố cáo bị đùn đẩy vũng vo, gửi vượt cấp vẫn diễn ra phổ biến. Công tác hũa giải, xử lý những mõu thuẫn, tranh chấp xảy ra giữa cá nhân với cá nhân, hoặc tập thể này với tập thể khác trong cộng đồng làng, xó nhiều khi bị chớnh quyền, đoàn thể bỏ mặc, để họ “tự xử” với nhau; cá biệt, có trường hợp giải quyết thỡ lại thiếu cõn nhắc, khỏch quan vừa cú tỡnh trạng núng vội, vừa cú tỡnh trạng dây dưa, kéo dài.

Có thể nói, những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân gần đây xảy ra ở rất nhiều nơi, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, những nơi có đất đền bù giải tỏa... đó ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Trong điều kiện nào đó mâu thuẫn có thể trở thành động lực của sự phát triển nhưng những mõu thuẫn ở nụng thụn Việt Nam hiện nay đó tạo ra sự cản trở đối với sự phỏt triển xó hội, khụng phỏt huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu Đại đoàn kết dân tộc động lực cơ bản cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 70 - 76)