Sự phõn húa xó hội trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Đại đoàn kết dân tộc động lực cơ bản cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 64 - 70)

Đảng ta khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là một tất yếu khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn. Nước ta trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xó hội khụng thể chủ quan, duy ý chớ bỏ qua kinh tế thị trường.

Phải thừa nhận rằng, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đó đem lại những thành tựu hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới không phải chỉ trờn lĩnh vực kinh tế mà cũn trờn cỏc lĩnh vực khỏc của đời sống xó hội. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường ở nước ta lại chưa phát triển toàn diện, đồng bộ, lành mạnh đáp ứng yêu cầu của tỡnh hỡnh đổi mới. Vai trũ, vị trí của các thành phần kinh tế có sự phân hóa và biến động. Có những doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động, sáng tạo, tổ chức tốt, đúng pháp luật phát triển mạnh về quy mô và chất lượng, đóng góp ngày càng nhiều cho xó hội. Ngược lại có những doanh nghiệp, những cơ sở sản xuất kinh doanh giàu lên do làm ăn bất chính, trốn tránh pháp luật do quản lý nhà nước cũn nhiều yếu kộm, bất cập.

Trong nền kinh tế thị trường đó tạo ra những động lực thúc đẩy nhiều cá nhân trong các thành phần kinh tế có sự năng động, sáng tạo, làm ăn chân chính, đúng pháp luật, làm giàu cho mỡnh và đóng góp xây dựng đất nước. Ngược lại có nhiều người năng lực thấp, trỡnh độ thấp, thiếu năng động, sáng tạo dẫn đến sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả, thu nhập thấp, thậm chí nghèo và đói. Có những người dần dần nắm bắt được xu hướng của nền kinh tế thị trường và có điều kiện thuận lợi vươn lên làm chủ sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Ngược lại có những người có ruộng đất, có tư liệu sản xuất nhưng không biết tổ chức sản xuất kinh doanh chuyển hóa thành người đi làm thuê. Có những cán bộ, đảng viên làm ăn chân chính, đúng pháp luật, nhưng đồng thời có những cán bộ, đảng viên ở các ngành, các cấp giàu lên nhanh chóng do lợi dụng chức quyền, tham nhũng, tiếp tay cho những kẻ xấu làm ăn phi pháp. Mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến sự phân hóa xó hội về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Một số người có động cơ không trong sáng, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, làm giàu bất chính dẫn đến tha hóa về

phẩm chất, đạo đức, lối sống. Có những người chệch hướng về nhận thức, tư tưởng và quan điểm chính trị.

Đảng ta khẳng định trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế ở nước ta cũn tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và phù hợp với qui luật phát triển.

Nước ta hiện nay tồn tại ba loại hỡnh sở hữu là: sở hữu toàn dõn, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và được thể hiện qua các thành phần kinh tế. Cỏc hỡnh thức sở hữu đan xen trong các loại hỡnh tổ chức sản xuất, kinh doanh theo phỏp luật; hộ kinh doanh cỏ thể, cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn, cụng ty cổ phần, cụng ty hợp doanh, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế nhà nước giữ vai trũ chủ đạo. Kinh tế tập thể có vị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế. Kinh tế tư nhân có vai trũ rất quan trọng, là một động lực cho sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả của nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Kinh tế hỗn hợp mà đặc trưng là sở hữu cổ phần sẽ phát triển mạnh và ngày càng trở thành phổ biến trong nền kinh tế. Các thành phần kinh tế đều bỡnh đẳng trước pháp luật, là những bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xó hội ở nước ta.

Tổng kết quỏ trỡnh đổi mới hai mươi năm qua cho thấy kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể chưa đủ mạnh. Một bộ phận doanh nghiệp nhà nước suy giảm, thiếu hiệu quả. Mặc dù kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trũ chủ đạo, giữ được các vị trí trọng yếu và có những đóng góp lớn vào ngân sách của đất nước, nhưng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh vẫn thấp so với các thành phần kinh tế khác nhất là các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân lại có bước phát triển mạnh mẽ. Trong quá trỡnh phỏt triển, cỏc thành phần kinh tế ngày càng đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay sự phát

triển của bất kỳ thành phần kinh tế nào đều đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Nhưng để định hướng cho quá trỡnh phỏt triển đũi hỏi phải tạo điều kiện cho kinh tế nhà nước giữ vai trũ chủ đạo trong nền kinh tế đất nước.

Từ sự phân hóa, biến đổi và phát triển các thành phần kinh tế, các giai cấp, các tầng lớp xó hội cũng cú sự phõn húa, sự biến đổi quan trọng. Giai cấp công nhân từ chỗ phát triển khá thuần nhất (chủ yếu là công nhân trong các xí nghiệp, các nông trường quốc doanh) thỡ nay lại hỡnh thành cỏc bộ phận cụng nhõn hết sức khỏc nhau.

Giai cấp nông dân hiện nay vẫn là lực lượng lao động đông đảo ở nước ta. Tỷ lệ nông dân trong nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73% lao động của cả nước. Nông dân không những làm ra lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho cả nước mà cũn làm ra cỏc sản phẩm xuất khẩu như lương thực, cây công nghiệp, thủy sản... nông dân là tiềm lực quan trọng của mọi thành phần kinh tế. Song, đời sống của người nông dân đang có sự phân hóa ngày càng rừ nột. Bỡnh quõn thu nhập đầu người giữa các hộ giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi, giữa trung tâm đô thị và các vùng sâu, vùng xa ngày càng có khoảng cách lớn hơn. Ở nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao cũn nhiều hộ gia đỡnh nghốo. Quỏ trỡnh cụng nghiệp húa dẫn đến tỡnh trạng thu hẹp đất canh tác ở một số địa phương, công tác đền bù có nơi chưa thỏa đáng, việc di chuyển nơi ở và việc làm chưa giải quyết kịp thời dẫn đến nạn thất nghiệp tạo nên những bức xúc ở nông thôn. Ở một số địa phương đó xảy ra cỏc điểm nóng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xó hội. Đảng và Nhà nước đó thực hiện chương trỡnh đầu tư cho miền núi, như chương trỡnh xúa đói giảm nghèo nhưng nhiều địa phương cũn thực hiện chưa nghiêm, hiệu quả thấp.

Tầng lớp trí thức ở nước ta có sự phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ số người có trỡnh độ đại học, sau đại học làm việc trong các cơ quan nhà nước và làm việc trực tiếp ở các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ngày càng tăng lên. Số cán bộ lónh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp, các địa phương có học hàm, học vị cũng ngày càng tăng. Đây là lực lượng quan trọng của đất nước. Đảng và Nhà nước đó cú nhiều chớnh sỏch tớch cực để bồi dưỡng, đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức, nhưng cũn nhiều vấn đề bất cập trong việc đào tạo, sử dụng, chế độ đói ngộ khuyến khớch nhõn tài của đội ngũ này trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về giai cấp tư sản ở Việt Nam hiện nay chưa thể khẳng định họ là một giai cấp đầy đủ với ý nghĩa là một tập đoàn người to lớn trong xó hội. Mặt khỏc cỏc nhà tư sản hiện nay cũng chưa liên kết thành một lực lượng chính trị độc lập đối với các giai cấp khác. Tuy vậy, thực tế tồn tại các nhà tư sản trong sản xuất kinh doanh ở nước ta đũi hỏi phải cú nhận thức đúng về họ để có chính sách phù hợp. Không để đồng nhất các nhà tư sản Việt Nam xuất hiện trong sản xuất kinh doanh hiện nay với tư sản nước ngoài vào đầu tư, hay tư sản Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ trước đây. Nhà nước phải có chính sách phù hợp để tổ chức, quản lý họ làm ăn đúng pháp luật.

Cỏc tầng lớp xó hội khỏc cũng cú sự phõn húa và biến động cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần. Tầng lớp tiểu thương xuất hiện nhiều ở các đô thị và cả vùng nông thôn. Tầng lớp những người làm trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng. Thị trường những người lao động tự do, nghề nghiệp không ổn định ngày càng nhiều. Những người không có việc làm được tổ chức đi lao động xuất khẩu cũng ngày càng tăng.

Cùng với sự biến đổi, phân hóa của cơ cấu giai cấp - xó hội, cỏc vấn đề xó hội khỏc cũng cú nhiều biến đổi phức tạp. Sự phân hóa xó hội trờn cơ

sở nền tảng là nền kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Trong khi đông đảo cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân đi theo đường lối của Đảng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước thỡ ngược lại một bộ phận cán bộ, đảng viên lại thoái hóa, biến chất, mưu cầu lợi ích cá nhân, lợi dụng chức quyền, làm trái pháp luật gây ra những tác động tiêu cực trong xó hội. Tham nhũng trở thành quốc nạn và cỏc giải phỏp hiện nay để khắc phục tỡnh trạng này chưa thực sự có hiệu quả. Hiện nay Nhà nước ta đó ra bộ luật chống tham nhũng mở ra một hướng mới để giải quyết hiện tượng này. Tham nhũng tác động làm suy yếu vai trũ lónh đạo của Đảng và uy tín của bộ máy Nhà nước. Một bộ phận cán bộ và quần chúng nhân dân giảm sút niềm tin đối với Đảng và Nhà nước. Đó cú những dấu hiệu phản ứng ngấm ngầm hoặc công khai của dân chúng đối với nhà nước, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự bền vững của hệ thống chính trị, sự ổn định xó hội ở nước ta hiện nay.

Sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần cùng với sự yếu kém và hạn chế trong cụng tỏc quản lý của bộ mỏy nhà nước cũng làm gia tăng các hiện tượng buôn bán ma túy, lâm tặc, buôn lậu, làm hàng giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, tệ nạn ma túy, mói dõm và cỏc hành vi suy thoỏi đạo đức và lối sống làm phân hóa xó hội ngày càng cao. Như vậy, sự phát triển về kinh tế đó đem lại cho nhân dân ta cuộc sống được cải thiện hơn cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần, điều này đó tỏc động mạnh mẽ đến niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lónh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước trên con đường hội nhập. Nhưng bên cạnh đó, những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường cũng đó làm giảm đáng kể lũng tin của một bộ phận nhõn dõn vào bộ mỏy nhà nước, vỡ sự quản lý lỏng lẻo đó tạo cơ hội cho những kẻ “buôn gian bán lận” trốn thuế, luồn lách để chuộc lợi, một bộ phận cán bộ nhà nước qua đó câu kết để kiếm lời... chính những hạn

chế này của sự phát triển kinh tế thị trường đó làm cho sự phõn húa xó hội ngày càng lớn ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đại đoàn kết dân tộc động lực cơ bản cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 64 - 70)