Đa dạng thành phần loài thực vật (Danh lục thực vật ở VQG Xuân Sơn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa dạng thành phần loài, dạng sống khu hệ thực vật và công tác bảo tồn khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 145)

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên đem lại cho VQG Xuân Sơn sự phong phú đa dạng về thành phần loài thực vật. Cho tới nay có thể khẳng định rằng thành phần loài thực vật ở VQG xuân Sơn đa dạng, phong phú trong hệ thống rừng Việt Nam.

Qua điều tra và thu thập các tài l iệu khác, chúng tôi đã lập được danh lục các loài thực vật trong VQG Xuân Sơn . Kết quả cho thấy thực vật nơi đây rất phong phú và đa dạng về thành phần loài . Điều này được thể hiện trong Phụ biểu 01 với 1217 loài thực vật bậc cao thuộc 680 chi và 180 họ.

Trong thành phần thực vật ở Xuân Sơn, thấy đủ các yếu tố thực vật có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Trước hết là khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các cây trong họ Re

(lauraceae), họ Óc chó (Juglandaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dẻ (Fabaceae),

họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) v.v. Đây là yếu tố chiếm ưu thế trong hệ thực vật Xuân Sơn. Ngoài ra còn có các luồng thực vật di cư khác:

Luồng di cư thứ nhất, từ phía Nam đi lên là luồng các yếu tố Malaixia - Inđônêxia trong đó họ Dầu (Dipterocarpaceae) là họ tiêu biểu với 6 loài: Chò nâu -

Dipterocarpus retusus, Chò chỉ - Shorea chinensis, Sao Trung Hoa - Hopea chinensis, Táu nước - Vatica glabrata, Táu lá ruối - Vatica odorata subspodorata

và Táu muối - Vatica diospyroides đều là những loài trong họ Dầu di cư lên phía Bắc xa hơn cả.

Luồng thứ hai, từ phía Tây Bắc đi xuống bao gồm các yếu tố vùng ôn đới theo độ vĩ Vân Nam - Quí Châu và chân dãy núi Himalaya, trong đó có các loài cây ngành Thông (Pinophyta), họ Đỗ quyên (Ericaceae) và các loài cây lá rộng rụng lá thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Thích (Aceraceae).

Luồng thứ ba, từ phía Tây và Tây Nam sang, là luồng các yếu tố Inđônêxia – Malaixia của vùng khô hạn Ấn Độ - Miến Điện, tiêu biểu là một số loài rụng lá như Sâng - Pometia pinnata, họ Bàng (Combretaceae) v.v.

a. Sự đa dạng thành phần loài trong họ thực vật

Trong số 180 họ thực vật có 35 họ chỉ có 1 loài, 71 họ có 2 - 4 loài, 33 họ có 5 - 9 loài, 13 họ có trên 20 loài. Kết quả được thể hiện qua Bảng 3.10

Bảng 3.10: Những họ thực vật đa dạng nhất ở VQG Xuân Sơn

STT Tên phổ thông Tên latinh Số loài %

1 Họ thầu dầu Euphobiaceae 60 14.78

2 Họ cà phê Rubiaceae 49 12.07

3 Họ Dẻ Fabaceae 38 9.36

4 Họ dâu tằm Moraceae 35 8.62

5 Họ cúc Asteraceae 34 8.37

6 Họ phong lan Orchidaceae 32 7.88

7 Họ hòa thảo Poaceae 27 6.65

8 Họ đơn nem (cơm nguội) Myrsinaceae 24 5.92

9 Họ long não Lauraceae 23 5.66

10 Họ tếch Verbenaceae 23 5.66

11 Họ cói Cyperaceae 21 5.17

12 Họ ráy Araceae 20 4.93

13 Họ gừng Zingiberaceae 20 4.93

Tổng 406 100

Trong tổng số 406 loài của 13 họ được điều tra thì họ thầu dầu là đa dạng nhất (60 loài) chiếm 14,78% , tiếp đến là họ cà phê (49 loài) chiếm 12.07%, họ đậu (38 loài) chiếm 9.36%, họ còn lại chiếm 63.79%. Sự đa dạng trong các họ thực vật được thể hiện rõ ở Hình 3.2.

Hình 3.2: Tỉ lệ các họ thực vật đa dạng nhất có trong VQG Xuân Sơn

b. Sự đa dạng thành phần loài trong các chi thực vật

VQG Xuân Sơn có hệ thực vật rất phong phú thể hiện ở số lượng loài, họ và chi. Với 680 chi có mặt trong khu hệ thực vật đặc biệt đa dạng nhất là chi Ficus 24 loài, chi Ardisia 13 loài và nhiều chi khác đã tạo nên hệ thực vật nhiệt đới phong

phú và giàu có trong hệ thưc vật nói trên. Sự đa dạng các chi thực vật được thể hiện trong bảng 3.11.

Bảng 3.11: Những chi thực vật đa dạng nhất ở VQG Xuân Sơn

STT Tên chi Số loài STT Tên chi Số loài

1 Ficus 24 14 Clerodendrum 6 2 Ardisia 13 15 Cyperus 6 3 Piper 9 16 Desmodium 6 4 Polygonum 9 17 Dioscorea 6 5 Denrobium 7 18 Helicia 6 6 Diopiros 7 19 Maesa 6 7 Elaeocarpus 7 20 Solanum 6 8 Hediotis 7 21 Garcinia 5 9 Psitrotri 7 22 Pteris 5 10 Bauhinia 6 23 Rhododendron 5 11 Begonia 6 24 Schefflera 5 12 Carex 6 25 Syzygium 5 13 Callicarpa 6 26 Dectaria 5 3.3.3. Đa dạng về thành phần dạng sống thực vật ở KVNC

Trong quá trình phân loại thực vật ở KVNC, chúng tôi phân loại dạng sống thực vật theo các tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) “Tên cây rừng

Việt Nam”, của Hoàng Chung (1980). Chúng tôi đã thống kê được 4 nhóm dạng sống

cơ bản trong KVNC (chi tiết cho từng loài đã được trình bày trong bảng 3.12): Dạng thân gỗ, dang thân bụi, dạng thân thảo, dạng thân leo. Sự phân bố cụ thể thành phần dạng sống trong từng ngành thực vật được trình bày ở bảng Bảng 3.12.

Bảng 3.12: Thành phần dạng sống thực vật trong KVNC

TT Ngành

Thân gỗ Thân bụi Thân thảo Thân leo

Số loài % Số loài % Số loài % Số loài % 1 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 0 0 0 0 6 0.49 0 0 2 Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) 0 0 0 0 1 0.08 0 0 3 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 0 0 0 0 58 4.77 16 1.31 4 Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 386 31,72 114 9.37 465 38.21 165 13.56 5 Ngành thông (Pinophyta) 2 0.16 0 0 0 0 3 0.24 6 Khuyết lá thông (Psilophyta) 0 0 1 0.08 0 0 0 0 Tổng 100% 31.88% 9.45% 43.55% 15.12%

Qua Bảng 3.12 chúng ta dễ nhẫn thấy số loài có dạng sống thân thảo vẫn chiếm ưu thế trong 4 dạng sống được xác định tại khu vực nghiên cứu với 530 loài chiếm 43.55%. Trong đó: Ngành mộc lan (Magnoliophyta) có 465 loài chiếm 38.21% tổng số loài gồm các loài như cỏ lào (Eupatorium odoratum L); nhọ nồi (Eclipta prostrata (L.) L); thu hải đường (Begonia semicava Irmsch.),....Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 58 loài chiếm 4.77% tổng số loài gồm các loài như: tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus-veneris L.); guột (Dicranopteris linearis (Burm. f.) Undew); cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kuntze) J. Smith.);.... Hai ngành thông đất (Lycopodiophyta) và ngành mộc tặc (Equisetophyta) chiếm tỷ lệ rất ít từ

0.08% đến 0.49%. Hai ngành thông (Pinophyta) và khuyết lá thông (Psilophyta)

không có loài nào thuộc dạng sống thân thảo.

Dạng sống thân gỗ chiếm tỷ lệ tương đối lớn với 388 loài chiếm 31.88%. Trong đó: Ngành mộc lan có số loài thân gỗ lớn nhất với 386 loài chiếm 31.72% tổng số loài gồm các loài như: thâu lĩnh hải nam (Alphonsea hainanensis Merr. & Chun); giền đỏ (Xylopia vielana Pierre); đinh (Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex Schum.);....Tiếp đến là ngành thông (Pinophyta) với 2 loài chiếm 0.16% tổng số loài gồm 2 loài thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) là kim giao (Nageia fleuryi (Hick.)

De Lau) và thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don). Các ngành còn lại không có loài nào ở dạng thân gỗ.

Dạng thân leo trong khu HTV VQG Xuân Sơn chiếm 15.12% với 184 loài. Trong đó: Ngành mộc lan có loài loại thân leo nhất với 165 loài chiếm 13.56 % tổng số loài gồm các loài như: củ dòm (Stephania dielsiana Y. C. Wu); dây mối (Stephania hernandiifolia (Willd.) Spreng);....Tiếp đến là Ngành Dương xỉ

(Polypodiophyta) và Ngành thông (Pinophyta) với 16 loài chiếm 1.31% và 3 loài

chiếm 0.24%

Dạng thân bụi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 115 loài chiếm 9.45%. Trong đó: Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số loài nhiều nhất với 114 loài chiếm 9.37% tổng số loài; tiếp đến là khuyết lá thông (Psilophyta) với 1 loài chiếm 0.08% đó là loài khuyết lá thông (Psilotum nudum (L.) Griseb.)

Tỷ lệ các dạng sống của các loài trong khu HTV VQG Xuân Sơn được thể hiện rõ nhất tại Hình 3.3. Thân gỗ 32% Thân bụi 9% Thân thảo 44% Thân leo 15%

Hình 3.3: Tỷ lệ các dạng sống của khu HTV VQG Xuân Sơn 3.3.4. Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở VQG Xuân Sơn

Ngoài việc nghiên cứu, đánh giá tính đa dạng sinh học chung, việc đánh giá các loài có nguy cơ bị tiêu diệt trong vùng nghiên cứu là hết sức quan trọng nhằm góp phần định hướng chính sách ưu tiên trong công tác bảo tồn. Hệ thực vật VQG Xuân Sơn nói riêng và toàn bộ các VQG, KBT của Việt Nam nói chung đang chịu rất nhiều sức ép do hoạt động dân sinh. Sức ép dân số đã gây ra những hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến

hệ thực vật. Đó là nạn chặt phá rừng, chặt gỗ, củi làm nguyên liệu sản xuất hoặc làm củi,…, hậu quả của nó là diện tích rừng giảm đi nhanh chóng, đi kèm với các nguy cơ sinh thái dẫn đến một số loài bị tuyệt chủng, có nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao.

Hệ thực vật VQG Xuân Sơn có tổng số 40 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Theo Sách đỏ Việt Nam (2007), khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn có một số loài quý hiếm cụ thể: loài đang nguy cấp (Endengered - EN) gồm 10 loài như: Trọng lâu nhiều lá - Paris polyphylla Sm. subsp. Polyphylla; Kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus Aver; Táu nước - Vatica subglabra Merr v.v.; loài sẽ nguy

cấp (Vulnerable - VU) 29 loài như: Trai lý - Garcinia fagraeoides A. Chev; Giổi

long - Garcinia fagraeoides A. Chev; Gội nếp - Aglaia spectabilis (Miq.) Jain v.v.;

loài ít nguy cấp (Lower Risk - LR) 1 loài là Nưa gián đoạn - Amorphophallus interruptus Engl.

Theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ, VQG Xuân Sơn có 9 loài. Trong đó có 8 loài thuộc danh lục IIA như: Thổ tế tân - Asarum

caudigerum Hance, Đinh - Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex Schum, Nghiến - Burretiodendron tonkinense (A.Chev.) Kosterm v.v.; có 1 loài thuộc danh lục IA là

cây Kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus Aver.

Qua các số liệu nói trên cho thấy số loài được ghi nhận tại khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Nghị đinh số 32/2006/NĐ-CP chiếm một tỷ lệ đáng kể (chiếm 3,29%). Đặc biệt có 10 loài trong SĐVN đang nguy cấp cần được bảo tồn và nhân giống.

Căn cứ vào bảng danh lục đã điều tra ở khu vực nghiên cứu tôi tiến hành xác định các loài thực vật quý hiếm điển hình cho khu vực VQG Xuân Sơn được thống kê ở Phụ biểu 02.

3.3.5. Đa dạng về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên thực vật ở VQG Xuân Sơn Xuân Sơn

Mỗi một loài thực vật đều mang trong bản th ân một công dụng nào đó , những loài chưa xác định được công dụng không phải là không có công dụng gì mà

ở khía cạnh này hay khía cạnh khác n ó vẫn mang một ý nghĩa to lớn mà con người chưa tìm ra.

Theo tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1997); Trần Đình Lý (1995) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), chúng tôi đã phân loại công dụng của các loài thực vật trong VQG Xuân Sơn thành các nhóm sau: Nhóm cây lấy gỗ (G), nhóm cây làm thuốc (T), nhóm cây làm cảnh (Ca), nhóm cây có tinh dầu (TD), nhóm cây ăn được (quả, rau,…)-Q,R, nhóm cây dùng để đan lát (Đa), nhóm cây làm thức ăn gia súc (Tags), nhóm cây có dầu béo (D), nhóm cây có độc (Đ)

Trong tổng số 1.217 loài thực vật tại VQG Xuân Sơn đã thống kê được 1.171 loài có ích (chiếm 96,22%), thuộc 9 nhóm. Con số này cho thấy nhóm công dụng của các loài thực vật VQ G Xuân Sơn khá phong phú . Kết quả được thể hiện trong bảng 3.13.

Bảng 3.13: Bảng phân loại công dụng và giá trị các loài thực vật

STT Công dụng, giá trị Kí hiệu Số loài

1 Cây làm thuốc T 665

2 Cây lấy gỗ G 202

3 Cây ăn được (Quả, Rau v.v.) Q,R 132

4 Cây cho hoa, làm cảnh, bóng mát Ca 90

5 Cây cho tinh dầu TD 41

6 Cây dùng đan lát Đa 12

7 Cây làm thức ăn cho gia súc Tags 12

8 Cây cho dầu béo D 9

9 Cây có độc Đ 8

Tổng 1.171

Chú giải: T- Cây làm thuốc; G- Cây lấy gỗ; Q,R- Cây ăn được (Quả, Rau...); Ca- Cây cho hoa, làm cảnh, bóng mát; TD- Cây cho tinh dầu; Đa- Cây dùng đan lát; Tags- Cây làm thức ăn cho gia súc; D- Cây cho dầu béo; Đ- Cây có độc

* Nhóm cây làm thuốc

Nhóm này có nhiều loài nhất với 665 loài (chiếm 54,64%), thuộc 139 họ, 6 ngành thực vật bậc cao, trong đó ngành Ngọc lan có số loài và số họ lớn nhất với 635 loài (chiếm 52,18%) thuộc 132 họ; ngành Dương xỉ có 24 loài (chiếm 1,97%) thuộc 11 họ; ngành thông đất có 3 loài (chiếm 0,25%), thuộc 2 họ; ngành Thông, khuyết lá thôngcó 1 loài (chiếm 0,08%) thuộc 1 họ.

Các họ có nhiều cây làm thuốc: họ Thầu dầu 45 loài, họ Cúc 30 loài, họ Cà phê 27 loài, họ Dâu tằm 18 loài, họ Ngũ gia bì, họ Lan, họ Cam..133 loài, họ Bạc hà, họ hòa thảo 12 loài...

Tổng số cây điều tra có 22 loài cây làm thuốc có tên trong Danh lục cây thuốc Việt Nam và danh lục sách đỏ IUCN, chiếm 3.3% tổng số cây thuốc ở VQG Xuân sơn.

* Nhóm cây cho gỗ

Đây là nhóm cây quan trọng nhất và có giá tri bảo tồn sinh học cao. Tại Vườn có 1217 loài thực vật thì có 202 loài cho gỗ (chiếm 16,60%).

Những loài gỗ quý như: Táu muối (Vatica diospyroides symingt), Táu nước (Vatica subglabra Merr), chò chỉ (Parashorea chinensis H.Wang), chò nâu (Dipterocapus retusus Blume), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sến mật (Madhuca

paquieri), Nghiến (Excentrodendron tonkinensis), Đinh (Fernandoaspp). Đặc biệt là

Trai, Kim giao còn khá nhiều ở khu vực phía Bắc VQG Xuân Sơn thuộc xã Đồng Sơn,.

* Nhóm cây ăn được

Có 132 loài ăn được (chiếm 10,85%), cây cho rau ăn có 61 loài (chiếm 5,01%), đáng chú ý nhất là cây rau Sắng (Rau ngót rừng). Đây là cây đặc sản vừa có giá trị làm thực phẩm vừa có giá trị làm dược liệu, lá non và quả non dùng để nấu ăn, hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng axit amin, saccharine trong lá rất cao. Rễ cây được sử dụng để chữa giun, sán. Ngoài ra còn nhiều loại rau được người dân thường sử dụng trong bữa ăn hàng ngày như rau bò khai, rau rớn...

Cây cho quả ăn được có 62 loài Chuối rừng, Sung, Vả, Trám trắng, Trám đen, Vải rừng, Nhãn rừng, Bưởi, Cam...Ngoài tác dụng làm thực phẩm có nhiều loại dùng làm cảnh, làm dược liệu chữa bệnh cho người dân trong vùng.

* Nhóm cây làm cảnh và bóng mát:

Nhóm này có 90 loài chiếm 7,39%

Họ có nhiều loài làm cảnh nhất là họ Lan (28 loài), họ Cau dừa 12 loài, họ Đỗ Quyên 6 loài. Đặc biệt trong họ Lan có 3 loài thuộc chi Lan hài (Paphiopedilum) là những loài hoa lan đẹp nhất

* Nhóm cây cho tinh dầu

VQG Xuân Sơn có 41 loài cây cho tinh dầu (chiếm 3,37%)) nằm trong các họ như: họ Long não, Bời lời lá tròn, họ Bông, họ hoa Mõn chó, họ Đậu.

* Nhóm cây làm thức ăn gia súc: Có 12 loài (chiếm 0,99%) bao gồm các loài như: Dền gai, Ngổ, Cườm gạo, Cỏ gà v.v.

* Cây chứa tinh dầu béo: Có 9 loài (chiếm 0,74%) bao gồm các loài như : Cọ, Bồ hòn, Sở v.v.

* Cây dùng đan lát: Có 12 loài (chiếm 0,99%) bao gồm các loài như: Mây đá, mây gai, Song mật, Giang, tre gai, Mạnh tông v.v.

* Nhóm cây có độc: Có 8 loài (chiếm 0,66%) bao gồm các loài như: dây mật, lá ngón, xoan, than, lá han, cây sơn v.v.

3.5. Một số đề xuất về giải pháp bảo tồn đa dạng khu hệ thƣ̣c vật VQG Xuân Sơn

Căn cứ vào những kết quả đã đạt được, kết hợp với tình trạng hiện có tại VQG Xuân Sơn, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn và phát triển khu hệ thực vật rừng VQG Xuân Sơn như sau:

a. Nâng cao năng lực tổ chức, quản lí của Ban quản lí VQG, lực lượng kiểm lâm và chính quyền các xã trên địa bản. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí, bảo vệ tài nguyên rừng cho lực lượng Kiểm lâm VQG Xuân Sơn. Ban Quản lý VQG Xuân Sơn cần có sự liên lạc và phối hợp tốt với chính quyền các xã đóng trên địa bàn trong việc quản lý bảo vệ rừng. Lực lượng kiểm lâm cần được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu công tác tuần tra, bảo vệ ngày càng cao.

b. Thường xuyên tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản luật có liên quan đến cộng đồng dân cư sống trong phạm vi VQG dưới nhiều hình

thức khác nhau. Đặc biệt, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng các xã sống trong vùng lõi của VQG Xuân Sơn.

c. Hỗ trợ di dân, tái định cư cho người dân. Để khắc phục tình trạng cháy rừng, phá rừng, canh tác không có quy hoạch trên đất đốc cần thực hiện ngay việc di dân trong vùng lõi, đặc biệt là các xóm Lạng, Lấp, Cỏi, Hạ Bằng vẫn còn nằm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt cần thực hiện di dân nhanh chóng. Tuy nhiên, cần hỗ trợ vốn và đất đai cho người dân tái định cư để họ ổn định cuộc sống và yên tâm sản xuất. Ngoài ra, hỗ trợ kiến thức về quản lí, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa dạng thành phần loài, dạng sống khu hệ thực vật và công tác bảo tồn khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 70 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)