Các biện pháp bảo tồn đa dạng khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa dạng thành phần loài, dạng sống khu hệ thực vật và công tác bảo tồn khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 47)

1.5.2.1. Công tác quản lý, bảo vệ

a. Công tác quản lý bảo vệ

Để làm tốt các công tác quản lý, bảo vệ VQG đã kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý, đã phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng của các huyện, các xã thuộc 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình có ranh giới giáp với VQG bằng các hoạt động cụ thể như: hoạch định ranh giới, hợp đồng quản lý bảo vệ rừng, xây dựng quy chế bảo vệ rừng (hương ước), trong tương lai có thể xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các xã giáp ranh thuộc 2 tỉnh trên.

Từ khi thành lập Ban quản lý, rừng được bảo vệ và phục hồi tốt. các diện tích rừng gần các xóm trước đây là nương rẫy hoặc đất trống cây bụi cây gỗ rải rác, nay đã phục hồi thành rừng kín thường xanh. Các vụ săn bắt và khai thác lâm sản trái phép đã giảm hẳn. Quá trình điều tra cho thấy, ít khi phát hiện các hiện tượng này trong vùng lõi. Điều đặc biệt đáng chú ý là Ban quản lý đã biết huy động lực lượng người dân tham gia trong công tác quản lý bảo vệ khu bảo tồn. Người dân tham gia nhiều lĩnh vực như hợp đồng bảo vệ rừng, phối hợp với các kiểm lâm tuần tra kiểm soát rừng, nhận giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng đạt hiệu quả tốt. Hạt kiểm lâm của rừng đã xử lý trên hàng trăm vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng và chuyển đề nghị lên cấp trên nhiều vụ khác. Thời gian gần đây, các vụ vi phạm ngày càng giảm.

Ban quản lý còn làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức làm cho người dân hiểu được lợi ích của công tác bảo tồn thiên nhiên và môi trường. Người dân rất tin tưởng vào Ban quản lý và yên tâm tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Ngoài ra, Ban quản lý còn tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu, học tập trên hiện trường, cụ thể là tham gia vào các đợt điều tra đánh giá đa dạng sinh học của Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, Trường Đại Học Sư Phạm; tư vấn và cung cấp tài liệu cho các đề tài nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp của các trường đại học.

b. Công tác bảo vệ đa dạng sinh học

* Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn

- Bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực rừng đầu nguồn, các khu vực có hệ sinh thái đặc biệt, nhất là các khu vực núi trung bình đến cao.

- Xây dựng kế hoạch phát triển rừng phòng hộ

- Tăng cường khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn ở các xã thuộc vùng lõi VQG Xuân Sơn

- Xây dựng chính sách và khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn.

* Nâng cao quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng với sự tham gia của cộng đồng.

- Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp và giao rừng cho các hộ dân và hoàn thành công tác theo đúng kế hoạch.

- Tiếp tục tổ chức định canh, định cư cho người dân vùng cao

- Có chính sách phân chia lợi nhuận nhằm khuyến khích và công đồng tham gia quản lý và bảo vệ rừng

- Khuyến khích trồng các loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc

c. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Công tác này được Ban quản lý rất chú trọng. Hàng năm, Ban quản lý xây dựng kế hoạch bằng các hoạt động cụ thể như tuyên truyền giáo dục, phối hợp với lực lượng dân địa phương tuần tra phòng cháy và chữa cháy rừng, trồng băng xanh cản lửa.

Do các hoạt động tích cực của Ban quản lý nên từ năm 1997 đến năm 2010 toàn tỉnh Phú Thọ có 58 vụ cháy rừng với tổng diện tích 484,94 ha, nhưng ở VQG không xảy ra vụ cháy rừng nào. Ban quản lý cũng đã triển khai trồng được 3km đường băng xanh cản lửa. Ngoài ra, hàng năm Ban quản lý cùng với người dân tiến hành họp bàn, tuần tra và tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng rất có hiệu quả.

1.5.2.2. Phân chia các phân khu chức năng của VQG Xuân Sơn

Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của VQG Xuân Sơn, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, căn cứ vào tài nguyên rừng và giá trị đa dạng sinh học còn bảo vệ được, căn cứ vào phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, cân nhắc với hiện trạng phân bố dân cư, thôn xóm, tập quán sinh sống, tập quán canh tác và những tác động của nhân dân quanh vùng, các phân khu chức năng của vườn đã được xác định và bố trí cụ thể như sau: ( Bảng 1.1 và Bảng 1.2 )

Bảng 1.1: Tổng hợp diện tích các phân khu chức năng của VQG Xuân Sơn

Đơn vị: ha

Phân khu chức năng Diện tích

Phân khu bảo vệ nghiên ngặt 9099

Phân khu phục hồi hệ sinh thái 5737

Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch 212 Vùng đệm 18639 Tổng 33.687 1% 17% 27% 55%

Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch

Phân khu phục hồi sinh thái Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Vùng đệm

Hình 1.1: Cơ cấu diện tích các phân khu chƣ́c năng

Bảng 1.2: Tổng hợp diện tích các phân khu theo xã tại VQG Xuân Sơn

Đơn vị: ha Tổng PK bảo vệ nghiêm ngặt PK phục hồi sinh thái PK hành chính dịch vụ Xuân Sơn 6.548 5.260 1.283 5 Xuân Đài 2.818 2.611 207 Tân Sơn 457 348 109 Đồng Sơn 1.128 1.128 Lai Đồng 26 26 Kim Thượng 4.071 2.337 1.734 Tổng cộng 15.048 9.099 5.737 212

a. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt * Chức năng

- Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ tài nguyên rừng và đất rừng , cảnh quan và các tài nguyên sinh học, di tích lịch sử của phân khu

- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học , các hoạt đ ộng nghiên cứu , phát hiện và thám hiểm sẽ được thiết kế trên một số tuyến nhất định

- Giáo dục và đào tạo về bảo tồn thiên nhiên . Các trường đại học , cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,… được tiến hành các hoạt động thực tập về rừng và sinh học

- Thực hiện du lịch tham quan và du lịch sinh thái. Trước mắt phải xây dựng dự án phát triển du lịch sinh thái để quy hoạch, thiết kế các tuyến, các điểm du lịch sao cho vừa hấp dẫn du khách vừa không ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của VQG

* Diện tích

Theo quy hoạch, phân khu bảo vệ nghiên ngặt có diện tích 9.099 ha bao gồm diện tích các thảm thực vật và đất sử dụng tại các xã trong phạm vi VQG như sau:

Bảng 1.3: Diện tích đất đai trong phân khu bảo vệ nghiêm ng ặt VQG

Xuân Sơn Đơn vị: ha Loại thảm thực vật Tổng cộng Kim Thƣợng Lai Đồng Đồng Sơn Tân Sơn Xuân Sơn

Rừng nguyên sinh ít bị tác động 5.897 1.098 9 312 261 4.217

Rừng thứ sinh phục hồi 1.372 220 17 542 26 567

Rừng tre nứa 183 183 0 0 0 0

Đất trống, cây bụi, cỏ 1.371 701 0 195 51 424

Đất nông nghiệp và dân cư 276 135 0 79 10 52

Tổng 9.099 2.337 26 1.128 348 5.260

* Phƣơng pháp quản lý

Phương pháp quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác định cụ thể như sau: (Bảng 1.4)

Bảng 1.4: Phƣơng thức quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Xuân Sơn

Các hoạt động Ảnh hƣởng tới rừng và tài nguyên

rừng

Phƣơng thức quản lý

Bảo vệ, khoanh nuôi

phục hồi rừng Nâng cao chất lượng rừng, phục hồi rừng

Nhiệm vụ chính

Khai thác gỗ Phá hủy rừng và hệ sinh thái, phá vỡ tầng

tán rừng Nghiêm cấm

Đốt than củi Phá hủy rừng làm cản trở tái sinh tự nhiên Nghiêm cấm

Khai thác gỗ củi Làm cản trở tái sinh tự nhiên Nghiêm cấm (

trừ củi khô) Khai thác đá,

khoáng sản

Phá hủy rừng, gây ô nhiễm, làm thay đổi

dòng chảy Nghiêm cấm

Khai thác song mây Phá hủy tầng dưới của rừng Cần có đề xuất

cụ thể Khai thác cây làm

thuốc

Tuy ảnh hưởng chưa rõ nhưng có thể làm suy giảm các loài cây bản địa

Cần có đề xuất cụ thể

Khai thác mật ong Chưa rõ mức độ ảnh hưởng Cần có đề xuất

cụ thể Khai thác phong lan

Chưa rõ mức độ tác động, nhưng nếu khai thác quá mức sẽ làm suy giảm các loài bản địa

Nghiêm cấm Chăn thả trâu, bò,

dê, ngựa Cản trở tái sinh tự nhiên Nghiêm cấm

Làm nương rẫy và

lửa rừng Phá hủy rừng, làm xói mòn, xấu đất Nghiêm cấm

Xây dựng đường, nhà ở và các công trình công cộng

Tạo điều kiện để phá rừng Nghiêm cấm

b. Phân khu phục hồi sinh thái * Chức năng

- Bảo vệ toàn bộ tài nguyên rừng, đất rừng, cảnh quan, các tài nguyên sinh học và di tích lịch sử của phân khu.

- Phục hồi lại các diện tích rừng đã bị suy thoái vì tác động của con người bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng.

- Thực nghiệm, nghiên cứu về lâm sinh, động vật, thực vật, địa chất thủy văn. - Tổ chức tham quan, du lịch sinh thái.

* Diện tích:

Theo quy hoạch phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 5.737ha bao gồm diện tích các thảm thực vật và đất sử dụng tại các xã trong phạm vi vườn như sau:

Bảng 1.5: Tổng hợp diện tích đất đai phân khu phục hồi sinh thái của VQG Xuân Sơn

Đơn vị: ha Hiện trạng Tổng cộng Kim Thƣợng Tân Sơn Xuân Đài Xuân Sơn Rừng nguyên sinh ít bị tác động 474 37 30 103 304 Rừng thứ sinh phục hồi 282 163 0 85 34 Rừng tre nứa 456 269 3 158 26 Rừng trồng 21 0 0 21 0 Đất trống, cây bụi, cỏ 3.400 1.088 65 1.676 571

Đất nông nghiệp và dân cư 1.082 177 11 546 348

Hồ nước 22 0 0 22 0

Cộng 5.737 1.734 109 2.611 1.283

( Nguồn: VQG Xuân Sơn )

* Phương thức quản lý

Phương thức quản lý phân khu phục hồi sinh thái được xác định cụ thể như sau: (Bảng 1.6)

Bảng 1.6: Phƣơng thức quản lý phân khu phục hồi sinh thái của VQG Xuân Sơn

Các hoạt động Ảnh hƣởng tới rừng và tài

nguyên rừng Phƣơng thức quản lý

Bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

Phục hồi, tái tạo lại rừng,

giữ và bảo tồn được loài Khuyến khích và đầu tư Tổ chức du lịch sinh thái,

du lịch văn hóa

Gây tiếng ồn, thải chất độc gây ô nhiễm môi trường

Quy hoạch và xây dựng quy định du lịch

Phát nương, làm rẫy Phá hủy rừng, gây xói mòn,

sạt lở đất

Trước mắt quy hoạch nương rẫy cố định, dần dần sẽ nghiêm cấm. Khai thác gỗ, củi, đốt than

củi, khai thác dầu

Phá hủy rừng, cản trở tái

sinh phục hồi rừng Nghiêm cấm

Khai thác đá, các lọa khoáng sản

Phá hủy rừng, gây ô nhiễm,

làm thay đổi dòng chảy Nghiêm cấm

Trồng rừng bằng cây ngoại lai

Không đúng với mục tiêu

phục hồi sinh thái rừng Nghiêm cấm

Trồng lại rừng bằng cây bản

địa Tăng tính đa dạng sinh học Tăng cường khuyến khích và đầu tư

Xây dựng đường và các công trình công cộng

Tạo điều kiện cho các hoạt động khai thác tài nguyên rừng

Chỉ xây dựng hệ thống đường phục vụ tuần tra và du lịch

Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ

Sẽ ảnh hưởng tới rừng và tài nguyên rừng nếu khai thác quá mức

Hạn chế và theo sự quản lý và hướng dẫn của ban quản lý VQG

Khai thác mật ong Không rõ Được phép

Lửa rừng Phá hủy rừng, cản trở tái

sinh tự nhiên Nghiêm cấm

( Nguồn: VQG Xuân Sơn )

c. Phân khu hành chính dịch vụ

Phân khu hành chính dịch vụ và du lịch đảm bảo đủ chức năng của trụ sở Ban quản lý VQG, là trung tâm chỉ đạo các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, tổ chức, dịch vụ du lịch, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục trong khu vực.

Địa điểm : Để đáp ứng được các chức năng trên, phân khu hành chính dịch

vụ và du lịch phải được đặt ở vị trí thích hợp, nằm trong VQG , thuộc địa phận xã Xuân Đài, trên đường ô tô mới mở từ Xuân Đài tới Xuân Sơn.

Diện tích: 212ha. Diện tích này đủ lớn để xây dựng các công trình phục vụ

dịch vụ du lịch, vườn Thực vật, trạm cứu hộ, vườn ươm, các công trình công cộng và các điểm vui chơi giải trí khác (Bảng 1.7).

Bảng 1.7: Diện tích đất đai phân khu hành chính dịch vụ của VQG Xuân Sơn

Đơn vị: ha

Hiện trạng Tổng Xuân Đài Xuân Sơn

Rừng nguyên sinh ít bị tác động 12 10 2

Rừng thứ sinh phục hồi 33 30 3

Đất trống, cây bụi, cỏ 156 156 0

Đất nương rẫy 11 11 0

Cộng 212 207 5

Cảnh quan: Khu vực nằm trên sườn núi nhìn xuống một đập nước đã được

duyệt thiết kế xây dựng. tầm nhìn không bị che chắn. Địa điểm này là trung tâm có thể chỉ đạo bao quát mọi hoạt động, khả năng tiếp cận vào vườn thuận tiện.

Giao thông: Hiện tại đã có đường ô tô tới khu vực và đường nội bộ trong

phân khu.

Cấp thoát nước: khu vực không bị ngập úng. Nước sinh hoạt có thể dùng bể

lọc lấy tại mỏ nước có nước quanh năm, năm sát phân khu.

Điện: Hiện nay đã có thiết kế đường điện tới xã Xuân Sơn, trạm hạ thế và đường điện nội bộ cho phân khu.

d. Vùng đệm

- Diện tích 18.639 ha

- Vùng đệm của VQG Xuân Sơn đã được xác định theo quyết định số 49/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, ngày 17/04/2002. Vùng đệm gồm các xã có một phần đất trong VQG như Đồng Sơn, Lai Đồng, Tân Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng; các xã giáp ranh với VQG gồm: Kiệt Sơn, Xuân Đài, Minh Đài. Toàn bộ vùng đệm nằm trong huyện Tân Sơn.

- Vùng đệm cũng đồng thời được xây dựng một dự án đầu tư riêng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cho VQG.

* Chức năng

Vùng đệm kết hợp với VQG nâng cao đời sống của nhân dân, sử dụng đất đai và tài nguyên một cách hợp lý và bền vững, phục hồi lại hệ sinh thái, tạo các điều kiện thuận lợi về kinh tế cho địa phương, nhằm giảm áp lực đối với VQG.

Ban quản lý VQG có trách nhiệm phối hợp với chính quyền vùng đệm nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, khuyến nông, khuyến lâm, trợ giúp cán bộ kỹ thuật, đào tạo, giáo dục về sử dụng đất, bảo tồn thiên nhiên và môi trường. VQG cần tạo cơ hội thu hút các dự án đầu tư để phát triển kinh tế vùng đệm.

Vùng đệm phải tuân thủ các quy chế của Nhà nước về vùng đệm như sau:

-Trồng rừng và khai thác phải có thiết kế cụ thể. Không đươc khai thác trắng đối với rừng tự nhiên, chỉ được khai thác chọn theo thiết kế nếu rừng đươc mở cửa. Đối với rừng cây công nghiệp sau khi khai thác phải được trồng lại trong thời gian ngắn.

- Thực hiện khẩn trương các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thực hiện trồng cây đặc sản, cây đa mục đích kết hợp trong rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Bảo vệ phục hồi các loại rừng xấu, kém giá trị kinh tế, có thể áp dụng các biện pháp lâm sinh thích hợp để làm giàu rừng và khai thác hợp lý bằng các biện pháp chăn nuôi và nông lâm kết hợp.

1.5.2.3. Hiệu quả của các giải pháp a. Khoa học và bảo tồn thiên nhiên

- Hoàn thành một phần trong chương trình hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam.

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh còn tương đối nguyên vẹn trên núi đá vôi điển hình và trên vùng chuyển tiếp núi đá vôi với núi đất.

- Bảo vệ được hệ thực vật phong phú điển hình cho vùng sinh thái chuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa dạng thành phần loài, dạng sống khu hệ thực vật và công tác bảo tồn khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)