Công tác bảo tồn đa dạng khu hệ thƣ̣c vật VQG Xuân Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa dạng thành phần loài, dạng sống khu hệ thực vật và công tác bảo tồn khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 32 - 145)

1.5.1. Mục tiêu bảo tồn đa dạng khu hệ thực vật

1.5.1.1. Cơ sở của việc bảo tồn đa dạng khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn

a. Căn cứ chiến lược bảo vệ môi trường và bảo vệ tự nhiên quốc gia

VQG Xuân Sơn được đầu tư xây dựng nằm trong mục tiêu mở rộng diện tích hệ thống các khu rừng đặc dụng của nước ta. Điều này đồng nghĩa với việc mở rộng môi trường sống và cơ hội được bảo vệ cho các loài động thực vật, đặc biệt là các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu.

VQG Xuân Sơn bảo tồn được một mẫu rừng nhiệt đới, á nhiệt đới núi thấp còn tương đối nguyên sinh tiêu biểu trên núi đá vôi và rừng trên núi đất ở miền Bắc Việt Nam. Hệ thực vật VQG có thành phần loài phong phú đa dạng với nhiều loài thực vật cổ độc đáo thuộc ngành hạt trần, có nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ ở mức quốc gia và toàn cầu. giá trị bảo tồn của Xuân Sơn càng trở nên có ý nghĩa khi diện tích và chất lượng rừng tự nhiên trong toàn quốc đang giảm mạnh do các hoạt động khai thác và sản xuất nông nghiệp.

b. Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế, du lịch của Tỉnh Phú Thọ

* Cơ hội phát triển kinh tế: VQG Xuân Sơn được đầu tư phát triển sẽ đem lại

nguồn lợi trực tiếp qua các dịch vụ du lịch của Tỉnh Phú Thọ, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa của địa phương, thu hút các dự án trong nước cũng như quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng lõi cũng như vùng đệm. Trước mắt là các dự án sẽ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các xóm trong VQG.

* Giá trị kinh tế tiềm năng về bảo vệ môi trường: Giá trị kinh tế to lớn và lâu

dài của VQG Xuân Sơn đối với nền kinh tế trong khu vực cũng như của tỉnh Phú Thọ chính là các giá trị mà Vườn mang lại trong việc duy trì cân bằng sinh thái và môi trường trong khu vực, phòng hộ rừng đầu nguồn cho các dải đồng bằng miền xuôi, các hệ thống giao thông trong vùng. Những đóng góp này của VQG làm giảm các tác động và những rủi ro của thiên tai, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế lâu dài và bền vững của tỉnh.

* Giá trị kinh tế tiềm năng của nguồn gen: VQG Xuân Sơn chứa đựng nguồn

nhóm cây cho gỗ, dược liệu và làm cảnh. Đây là kho dự trữ gen quý cho công tác tạo giống, trong tương lai phục vụ cho các mục đích phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, nông nghiệp, dược liệu, cây cảnh.

* Giá trị tiềm năng về du lịch

VQG Xuân Sơn còn giữ lại được diện tích lớn rừng kín thường xanh trên núi đá vôi và núi đất hầu như nguyên sinh. Đây là mẫu rừng nguyên sinh độc đáo còn lại hiếm hoi của rừng miền Bắc cũng như của Việt Nam. Điều đặc biệt đáng chú ý là Xuân Sơn chỉ cách Hà Nội 120 km về phía Bắc, nằm gần một quần thể các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như Đền Hùng, Tam Đảo, Ba Vì. Đây sẽ là một tuyến du lịch sinh thái hấp dẫn đối với khách du lịch quan tâm đến sinh thái rừng và các danh lam thắng cảnh khác.

Những khu rừng nguyên sinh ở đây, đặc biệt là diện tích rừng trên núi đá vôi với những hang động độc đáo, những núi đá thiên tạo cùng sự đa dạng về thực vật rừng từ cây thảo, dây leo cho đến những cây gỗ to lớn, cao vút giữa đại ngàn to. Khung cảnh đó được tô điểm bởi những loài thực vật có hoa, âm thanh, dấu vết của các loài chim, thú và côn trùng chắc chắn sẽ tạo nên độ hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch.

Trên tuyến du lịch sinh thái này, du khách còn được khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Mường, người Dao là những dân tộc đại diện của vùng Trung Tâm Bắc Bộ.

Du lịch sinh thái có tiềm năng lớn, trong tương lai sẽ là một chương trình hoạt động lớn của VQG. Phát triển du lịch sinh thái cũng đem lại lợi ích không nhỏ trong việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội trong khu vực.Tiềm năng này càng trở nên hiện thực và hấp dẫn hơn nếu tỉnh Phú Thọ chọn Xuân Sơn là một trong những địa điểm du lịch ưu tiên trong chủ trương và quy hoạch phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà.

* Tiềm năng nghiên cứu khoa học và giáo dục tuyên truyền

Các số liệu về tính đa dạng sinh học của VQG Xuân Sơn chắc chắn mới chỉ là những kết quả ban đầu còn xa so với thực tế. Bởi vậy việc thành lập VQG Xuân Sơn mở ra những tiềm năng và nhu cầu lớn cho các nghiên cứu khoa học về khu vực này. Chẳng hạn khi nghiên cứu hệ thực vật, trước hết phải thống kê hết những loài thực vật

có mặt ở đây để thể hiện tính đa dạng sinh học của chúng. Việc nghiên cứu xây dựng phổ dạng sống là một trong những đặc trưng nhất cho mỗi hệ thực vật, ngoài ra đòi hỏi phân tích chúng thành các loại yếu tố địa lý thực vật, yếu tố di truyền, hay yếu tố lịch sử. Nghiên cứu khu hệ động vật hoang dã cũng là mảng đề tài lớn cần nghiên cứu kỹ. Ngoài ra, với những thuận lợi về đất đai và khí hậu thì nghiên cứu về diễn thế thứ sinh, diễn thế phục hồi cũng là những tiềm năng lớn của vùng Xuân Sơn.

Trong tương lai VQG Xuân Sơn sẽ là địa điểm thực địa lớn cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các trường phổ thông ở Phú Thọ và vùng trung du Bắc Bộ. Hơn nữa với hiệu quả mang lại, VQG Xuân Sơn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục về lòng yêu thiên nhiên môi trường của cộng đồng.

1.5.1.2. Những nguy cơ và thách thức đối với việc bảo tồn đa dạng khu hệ thực vật ở VQG Xuân Sơn

a. Khai thác lâm sản trái phép

Hiện nay có khoảng hơn 3000 dân sinh sống ngay trong vùng lõi của VQG. Phần lớn họ là dân tộc thiểu số (Dao, Mường..) cuộc sống khó khăn, thu nhập bình quân cả hộ gia đình chưa đạt 700.000 đồng/ năm. Một số thôn còn chưa có điện lưới quốc gia, nên một phần vật chất cần thiết cho cuộc sống của dọ còn dựa vào rừng. Hơn nữa, tổ tiên con người chỉ biết vào rừng để lấy thức ăn, nước uống. Do vậy, không thể tránh khỏi tình trạng người dân vào rừng khai thác lâm sản trái phép và tự phát. Theo số liệu của Hạt kiểm lâm Tân Sơn từ năm 2007 đến năm 2010 trên địa bàn VQG Xuân Sơn xảy ra 153 vụ khai thác, buôn bán và vận chuyển lâm sản trái phép.

Các hoạt động thường ngày của họ như khai thác gỗ, thu hái lâm sản khác như củi đun, măng tre, mật ong, phong lan gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái rừng, nguy cơ cháy rừng là rất cao. Do vậy, giải quyết lương thực cho đồng bào nghèo và hạn chế người dân sống phụ thuộc vào rừng là vấn đề cần giải quyết triệt để.

b. Trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu

Hầu hết cộng đồng dân cư trong và xung quanh VQG Xuân Sơn là đồng bào dân tộc thiểu số ít người . Phong tục lạc hậu sống du canh du cư vẫn còn xảy ra ở VQG Xuân Sơn. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các công tác bảo tồn. Sự

phụ thuộc của hàng nghìn người dân vào tài nguyên rừng, nhu cầu về đất canh tác và nhà ở sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các giá trị tự nhiên của VQG Xuân Sơn. Tình trạng đói nghèo vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của việc canh tác truyền thống đã lạc hậu. Một phần đất trống đồi núi trọc của VQG là hậu quả của đốt nương rẫy. Các hộ dân thường phát nương làm rẫy và trồng cây hoa màu xong lại tiến hành chuyển đi làm rẫy ở nơi khác do quan điểm mỗi vùng đất chỉ trồng một vụ do đất xấu nên những k hu đất bà con bỏ lại đ ất đai bị xói mòn trở nên xấu hơn và trơ trọi hơn.

c. Cháy rừng

Cháy rừng thường là một trong những nguy cơ lớn đe dọa đến tài nguyên sinh vật của VQG. Tuy nhiên, ở VQG Xuân Sơn tình trạng cháy rừng hàng năm vẫn xảy ra nhưng không nghiêm trọng lắm, thường cháy ở khu vực rừng trồng, diện tích nhỏ. Nguyên nhân do người dân thiếu cẩn trọng khi đốt nương làm rẫy.

d. Tổ chức quản lý

Đội ngũ cán bộ và nhân viên quản lý VQG Xuân Sơn còn ít và thiếu lại phải quản lý trên một địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nên còn gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng cán bộ kỹ thuật không đủ để triển khai các hoạt động tại các thôn xóm. Các cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn ít khó có thể đảm đương được các chương trình hoặc dự án lớn của VQG. Trang thiết bị của vườn cũng còn rất hạn chế, thiếu thốn

1.5.2. Các biện pháp bảo tồn đa dạng khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn

1.5.2.1. Công tác quản lý, bảo vệ

a. Công tác quản lý bảo vệ

Để làm tốt các công tác quản lý, bảo vệ VQG đã kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý, đã phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng của các huyện, các xã thuộc 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình có ranh giới giáp với VQG bằng các hoạt động cụ thể như: hoạch định ranh giới, hợp đồng quản lý bảo vệ rừng, xây dựng quy chế bảo vệ rừng (hương ước), trong tương lai có thể xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các xã giáp ranh thuộc 2 tỉnh trên.

Từ khi thành lập Ban quản lý, rừng được bảo vệ và phục hồi tốt. các diện tích rừng gần các xóm trước đây là nương rẫy hoặc đất trống cây bụi cây gỗ rải rác, nay đã phục hồi thành rừng kín thường xanh. Các vụ săn bắt và khai thác lâm sản trái phép đã giảm hẳn. Quá trình điều tra cho thấy, ít khi phát hiện các hiện tượng này trong vùng lõi. Điều đặc biệt đáng chú ý là Ban quản lý đã biết huy động lực lượng người dân tham gia trong công tác quản lý bảo vệ khu bảo tồn. Người dân tham gia nhiều lĩnh vực như hợp đồng bảo vệ rừng, phối hợp với các kiểm lâm tuần tra kiểm soát rừng, nhận giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng đạt hiệu quả tốt. Hạt kiểm lâm của rừng đã xử lý trên hàng trăm vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng và chuyển đề nghị lên cấp trên nhiều vụ khác. Thời gian gần đây, các vụ vi phạm ngày càng giảm.

Ban quản lý còn làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức làm cho người dân hiểu được lợi ích của công tác bảo tồn thiên nhiên và môi trường. Người dân rất tin tưởng vào Ban quản lý và yên tâm tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Ngoài ra, Ban quản lý còn tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu, học tập trên hiện trường, cụ thể là tham gia vào các đợt điều tra đánh giá đa dạng sinh học của Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, Trường Đại Học Sư Phạm; tư vấn và cung cấp tài liệu cho các đề tài nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp của các trường đại học.

b. Công tác bảo vệ đa dạng sinh học

* Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn

- Bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực rừng đầu nguồn, các khu vực có hệ sinh thái đặc biệt, nhất là các khu vực núi trung bình đến cao.

- Xây dựng kế hoạch phát triển rừng phòng hộ

- Tăng cường khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn ở các xã thuộc vùng lõi VQG Xuân Sơn

- Xây dựng chính sách và khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn.

* Nâng cao quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng với sự tham gia của cộng đồng.

- Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp và giao rừng cho các hộ dân và hoàn thành công tác theo đúng kế hoạch.

- Tiếp tục tổ chức định canh, định cư cho người dân vùng cao

- Có chính sách phân chia lợi nhuận nhằm khuyến khích và công đồng tham gia quản lý và bảo vệ rừng

- Khuyến khích trồng các loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc

c. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Công tác này được Ban quản lý rất chú trọng. Hàng năm, Ban quản lý xây dựng kế hoạch bằng các hoạt động cụ thể như tuyên truyền giáo dục, phối hợp với lực lượng dân địa phương tuần tra phòng cháy và chữa cháy rừng, trồng băng xanh cản lửa.

Do các hoạt động tích cực của Ban quản lý nên từ năm 1997 đến năm 2010 toàn tỉnh Phú Thọ có 58 vụ cháy rừng với tổng diện tích 484,94 ha, nhưng ở VQG không xảy ra vụ cháy rừng nào. Ban quản lý cũng đã triển khai trồng được 3km đường băng xanh cản lửa. Ngoài ra, hàng năm Ban quản lý cùng với người dân tiến hành họp bàn, tuần tra và tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng rất có hiệu quả.

1.5.2.2. Phân chia các phân khu chức năng của VQG Xuân Sơn

Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của VQG Xuân Sơn, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, căn cứ vào tài nguyên rừng và giá trị đa dạng sinh học còn bảo vệ được, căn cứ vào phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, cân nhắc với hiện trạng phân bố dân cư, thôn xóm, tập quán sinh sống, tập quán canh tác và những tác động của nhân dân quanh vùng, các phân khu chức năng của vườn đã được xác định và bố trí cụ thể như sau: ( Bảng 1.1 và Bảng 1.2 )

Bảng 1.1: Tổng hợp diện tích các phân khu chức năng của VQG Xuân Sơn

Đơn vị: ha

Phân khu chức năng Diện tích

Phân khu bảo vệ nghiên ngặt 9099

Phân khu phục hồi hệ sinh thái 5737

Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch 212 Vùng đệm 18639 Tổng 33.687 1% 17% 27% 55%

Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch

Phân khu phục hồi sinh thái Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Vùng đệm

Hình 1.1: Cơ cấu diện tích các phân khu chƣ́c năng

Bảng 1.2: Tổng hợp diện tích các phân khu theo xã tại VQG Xuân Sơn

Đơn vị: ha Tổng PK bảo vệ nghiêm ngặt PK phục hồi sinh thái PK hành chính dịch vụ Xuân Sơn 6.548 5.260 1.283 5 Xuân Đài 2.818 2.611 207 Tân Sơn 457 348 109 Đồng Sơn 1.128 1.128 Lai Đồng 26 26 Kim Thượng 4.071 2.337 1.734 Tổng cộng 15.048 9.099 5.737 212

a. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt * Chức năng

- Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ tài nguyên rừng và đất rừng , cảnh quan và các tài nguyên sinh học, di tích lịch sử của phân khu

- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học , các hoạt đ ộng nghiên cứu , phát hiện và thám hiểm sẽ được thiết kế trên một số tuyến nhất định

- Giáo dục và đào tạo về bảo tồn thiên nhiên . Các trường đại học , cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,… được tiến hành các hoạt động thực tập về rừng và sinh học

- Thực hiện du lịch tham quan và du lịch sinh thái. Trước mắt phải xây dựng dự án phát triển du lịch sinh thái để quy hoạch, thiết kế các tuyến, các điểm du lịch sao cho vừa hấp dẫn du khách vừa không ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của VQG

* Diện tích

Theo quy hoạch, phân khu bảo vệ nghiên ngặt có diện tích 9.099 ha bao gồm diện tích các thảm thực vật và đất sử dụng tại các xã trong phạm vi VQG như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa dạng thành phần loài, dạng sống khu hệ thực vật và công tác bảo tồn khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 32 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)