2.3.2.1. Phương pháp điều tra thành phần loài, dạng sống
a. Điều tra ngoài thực địa
* Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại
diện cho một khu nghiên cứu, chúng tôi không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là rất cần thiết. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Có thế chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến đó chúng tôi chọn những điểm chốt, tức là những điểm đặc trưng để đặt OTC phục vụ cho nghiên cứu về đa dạng loài, dạng sống.
Trong OTC chúng tôi ghi chép, lấy mẫu và chụp ảnh tất cả các loài. Các tuyến điều tra:
+ Tuyến I: Từ xóm Dù (Trung tâm xã Xuân Sơn) đi xóm Lạng (xã Xuân Sơn). Độ dài tuyến khoảng 3000 m
+ Tuyến II : Từ xóm Dù (Trung tâm xã Xuân Sơn) đi xóm Lấp (xã Xuân Sơn). Độ dài tuyến khoảng 2500 m
+ Tuyến III: Từ xóm Lấp đi xóm Cỏi (xã Xuân Sơn). Độ dài tuyến khoảng 2000 m
* Dụng cụ thu mẫu: Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim
chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, kéo cắt cành.
* Phƣơng pháp thu mẫu: Để thu mẫu, hiện nay chúng tôi dùng túi
polyetylen để đựng mẫu (không dùng kẹp gỗ), sổ ghi chép, nhãn hay băng dính giấy có thể viết được và kéo cắt cành.
Nguyên tắc thu mẫu:
- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa đối với cây lớn hay cả cây đối với cây thảo và có quả càng tốt.
- Mỗi cây nên thu từ 3 – 5 mẫu, còn mẫu cây thân thảo nên tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài vừa để trao đổi.
- Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Khi thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thực địa như: đặc điểm
vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi sấy mẫu như: màu sắc, mùi vị v.v.
- Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen mang về nhà mới làm mẫu. Việc cho mẫu vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng qua rừng, mẫu giữ tươi lâu kể cả khi trời nắng to nhưng cần chú ý là khi cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng các lá của mẫu để bọc lấy trước khi cho vào túi. Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng từng loài và buộc chặt lại rồi tất cả các túi nhỏ đó cho vào túi to hay bao tải.
* Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau một ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho
mỗi mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin như sau:
- Số hiệu mẫu.
- Địa điểm (tỉnh, huyện, xã v.v.) và nơi lấy (ven suối, thung lũng, sườn hay đỉnh núi hoặc đồi v.v.)
- Ngày lấy mẫu.
- Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đường kính, màu lá, hoa , quả v.v.
- Người lấy mẫu.
Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.
b. Xử lý trong phòng thí nghiệm
Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra được mang về và xử lý tại Phòng hợp tác Quốc tế và du lịch sinh thái thuộc VQG Xuân Sơn. Nếu mẫu mang về chưa giám định được mẫu tiêu bản, tiến hành mang mẫu tiêu bản về Trung tâm Đa dạng sinh học - Trường Đại học Lâm nghiệp giám định. Nội dung công việc gồm:
+ Ép mẫu và sấy mẫu.
+ Phân loại mẫu theo họ và chi.
+ Giám định mẫu tiêu bản được thực hiện bởi tác giả với sự giúp đỡ của Phòng hợp tác Quốc tế và du lịch sinh thái thuộc VQG Xuân Sơn và các chuyên gia về Phân loại Thực vật của Trung tâm Đa dạng sinh học, Bộ môn Thực vật rừng
đồng thời đối chiếu mẫu nghiên cứu với bộ mẫu đang lưu trữ tại QG Xuân Sơn hoặc Trung tâm Đa dạng sinh học.
+ Phân tích mẫu: Dựa trên một số nguyên tắc: Phân tích từ tổng thể đến chi tiết, từ cái lớn đến cái nhỏ, phân tích phải đi đôi với nghi chép.
+ Tra tên khoa học: Sau khi đã phân tích mẫu chúng tôi tiến hành tra tên khoa học dựa theo các khóa xác định.
c. Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật
* Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục:
Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập I – 2001, tập II – 2002 và tập III – 2005) [2], [3], [49], Tên cây rừng Việt Nam [11] và trang web quốc tế về tên Thực vật www.ipni.org . Danh lục thực vật của Vườn Quốc gia Xuân Sơn được sắp xếp theo thứ tự tiến hóa của các ngành, ở mỗi ngành, các họ được xếp theo hệ thống alphabet tên khoa học. Riêng thực vật Hạt kín thì các họ được xếp theo 2 lớp, lớp Hai lá mầm trước, lớp Một lá mầm xếp sau cùng, các họ theo mỗi lớp cũng xếp theo alphabet tên khoa học. Danh lục còn có tên khoa học, tên Việt Nam và tên địa phương (nếu có) cùng với các thông tin giúp ích cho việc đánh giá đa dạng, đó là các thông tin về dạng sống, phân bố, công dụng, mức độ bị đe dọa…
*Đánh giá đa dạng về phân loại: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [41], bao gồm:
Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành.
Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số loài trung bình của một họ), cấp chi (số loài trung bình của một chi).
Đánh giá đa dạng các họ, chi: xác định tập hợp 13 họ (Có trên 20 loài), 26 chi giàu loài nhất, tiểu biểu cho hệ thực vật (Có trên 5 loài).
d. Đánh giá về giá trị tài nguyên thực vật tại KVNC:
Bao gồm tài nguyên có giá trị sử dụng và nguồn tài nguyên quý hiếm của hệ thực vật. Thống kê các loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật VQG Xuân Sơn bằng các tư liệu chuyên ngành như “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [14]; “1900
loài cây có ích” [37]; “Cây cỏ có ích Việt Nam” [15]; “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [2], [3], [48,49]; “Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam” [23]; “Cây cỏ Việt
Nam” [20], [21]; “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” [36]; “ Lâm Sản Ngoài Gỗ Việt Nam” [25] v.v. Các tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tài nguyên thực vật được
trình bày trong bảng 2.1 cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Mục đích sử dụng các loài trong hệ thực vật
Công dụng Kí hiệu
Cây làm thuốc
Có giá trị trong việc chữa trị các bệnh tật, bồi bổ sức khỏe theo kinh nghiệm cổ truyền và hiện đại
M (Medicine)
Cây ăn đƣợc
Cây được sử dụng toàn bộ hay một phần để ăn (lá, hoa, củ, quả...)
F
(Food and fruit)
Cây cho gỗ
Cây cho gỗ có giá trị thương phẩm hoặc gia dụng
T (Timber)
Cây làm cảnh
Cây có hoa đẹp, thế đẹp, được sử dụng làm cảnh, trồng ở công viên, đường phố hoặc cho bóng mát
Or (Ornamental)
Cây cho dầu béo
Dầu béo được chiết xuất từ hạt, quả có thể được sử dụng như dầu thực vật thông thường
Oi (Oil)
Cây cho tinh dầu
Tinh dầu chiết xuất từ lá, vỏ, hoa, quả, hạt… được sử dụng trong y học, công nghiệp…
E (Essentcial)
Cây có chất độc
Chất độc lấy ở cây có thể được sử dụng ở mục đích làm tê liệt động vật (bẫy, duốc) hoặc gây tử vong
Pm (Poisonous
medicine)
Cây cho tanin, nhựa
Cây cho nhựa được sử dụng trong công nghiệp hoặc thủ công, bao gồm để nhuộm, cho tanin
Ta, Sap
Cây cho sợi Fb
(Fibre)
Cây có công dụng khác U
* Nghiên cứu tài nguyên thực vật về mức độ nguy cấp của các loài quý
hiếm: Từ bảng danh lục, kiểm tra tên từng loài dựa vào danh sách các loài đã được
chỉ định trong danh lục của các chỉ tiêu (danh lục đỏ): Sách Đỏ Việt Nam 2007 [5]; Nghị định 32 CP của chính phủ [17].
d. Phương pháp kế thừa số liệu
Kế thừa các công trình có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên cứu tại VQG Xuân Sơn trong những năm trước đây kể cả các văn bản, các cuộc hội nghị, hội thảo, các chương trình, kế hoạch hành động… trên nguyên tắc có chọn lọc.
e. Phương pháp phỏng vấn
Để đạt được mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên của thực vật tại KVNC nói riêng và VQG Xuân Sơn nói chung, chúng tôi đi tìm hiểu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật để từ đó xác định các giải pháp bảo tồn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận sau:
- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) (theo Gordon Conway, Robert Champers và tập thể, (1980) [7]) để xác định các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây suy giảm đa dạng thực vật:Phương pháp này bao gồm cả điều tra phỏng vấn, tổng hợp và phân tích số liệu.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật: Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân đó, để xây dựng các giải pháp bảo tồn có hiệu quả nhất, chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể từng nguyên nhân, áp dụng nhiều giải pháp, xây dựng nhiều chương trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tác động của nguyên nhân đó.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU