Vị trí địa lý, ranh giới hành chính, chức năng và nhiệm vụ của Vườn Quốc gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa dạng thành phần loài, dạng sống khu hệ thực vật và công tác bảo tồn khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 54 - 145)

Vườn Quốc gia Xuân Sơn

3.1.1.1. Vị trí địa lý

VQG Xuân Sơn nằm về phía Tây Nam của huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình và Sơn La. VQG Xuân Sơn có tọa độ địa lý 21o03’ đến 21o12’ vĩ độ Bắc và 104o51’ đến 105o01’ kinh độ Đông.

3.1.1.2. Ranh giới hành chính

Vườn quốc gia Xuân Sơn với tổng diện tích 15.048 ha gồm 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.099 ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737 ha, phân khu dịch vụ hành chính 212 ha gồm xã Xuân Sơn và một phần diện tích các xã Kim Thượng, Xuân Đài, Tân Sơn, Lai Đồng và Đồng Sơn

Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn; phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; phía Đông giáp các xã Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc và Vinh Tiền huyện Tân Sơn; Phía Tây Nam giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh và Hồ thủy điện Hòa Bình; phía Tây Bắc giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa và Hồ thủy điện Sơn La. VQG Xuân Sơn cách Khu di tích lịch sử Đền Hùng – TP Việt Trì 90 km, cách Thành phố Hà Nội 120 km.

Vùng đệm VQG Xuân Sơn diện tích 18.639 ha bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài và một phần các xã Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài. Toàn bộ vùng đệm của VQG Xuân Sơn nằm trọn trong huyện Tân Sơn.

3.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên của Vƣờn quốc gia Xuân Sơn

3.1.2.1. Địa chất, địa hình

a. Địa chất

Theo tài liệu Địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực VQG Xuân Sơn có các quán trình phát triển địa chất phức tạp. Các nhà địa chất gọi đây là vùng đối núi thấp sông Mua. Toàn bộ vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi, nham thạch gồm nhiều loại và tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các giải nhỏ hẹp.

Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằng các loại đá trầm tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura-Creta.

Từ trung tâm xã Xuân Sơn theo hướng Tây Bắc có dãy núi đá vôi khá cao với đỉnh cao nhất1.200m. Đá vôi có mầu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat trung. Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung Làng Lạng, Làng Dù và Làng Lấp. Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi có suối nước chảy quanh năm. Những thung biến thành cánh đồng dạng này khá rộng và trở thành các cánh đồng phù sa màu mỡ.

b. Địa hình

VQG Xuân Sơn nằm trong vùng đối núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên. Vùng đồi núi thấp này tỏa rộng từ hữu ngạn sông Hồng đến tả ngạn sông Đào bao gồm cả huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Sông Bứa và các chi lưu của nó tỏa nhiều nhánh ra gần như khắp vùng. Nhìn toàn cảnh các dãy đồi núi chỉ cao chừng 600-700m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo bởi các loại đá phiến biến chất quen thuộc. Cao nhất là đỉnh núi Voi với chiều cao 1.386m, tiếp đến là núi Ten 1.244m, núi Cẩn 1.144m.

Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp, sự chia cắt theo chiều sâu cùng khá lớn, các sườn núi khá dốc, bình quân 20o. Địa hình trong khu vực VQG Xuân Sơn có những kiểu chính sau:

- Kiểu địa hình núi trung bình (N2):

Kiểu địa hình núi trung bình hình thành trên đá phiến biến chất có độ cao từ 700-1368m. Kiểu này phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam VQG bao gồm phần lớn hệ đá vôi Xuân Sơn và các dãy núi đất xen kẽ. Tác dụng xâm thực mạnh, độ dốc lớn trung bình 300, mức độ chia cắt phức tạp và là đầu nguồn của hệ sông suối sông Bứa. Kiểu địa hình này chiếm tỷ lệ 10,4% diện tích tự nhiên.

- Kiểu địa hình núi thấp (N3):

Kiểu địa hình núi thấp được hình thành trên các đá trầm tích lục nguyên uốn nếp, chịu tác động mạnh mẽ xâm thực bóc mòn. Thuộc kiểu địa hình này là các núi có độ cao từ 300-700m phân bố chủ yếu từ Nam, Tây Nam đến phía Bắc khu vực. Núi ở

đây có hình dạng mềm mại, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình chỉ 200, có những thung lũng mở rộng hơn ở vùng núi phía Tây Bắc.

- Kiểu địa hình đồi (Đ):

Kiểu địa hình đồi độ cao <300m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu vực. Có hình dạng đồi lượn sóng mềm mại được cấu tạo từ các loại đá trầm tích và biến chất hạt mịn, hiện nay đã được trồng chè xanh và chè Shan.

- Kiểu địa hình thung lũng và bồn địa (T):

Kiểu địa hình thung lũng và bồn địa là những vùng trũng kiến tạo giữa núi, phân bố chủ yếu ở các xã Đồng Sơn, Xuân Đài và Kim Thượng. Đây là các thung lũng sông suối mở rộng, địa hình bằng phẳng, độ dốc rất thoải, trong đó có trầm tích phù sa rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Thung lũng lớn nhất là Mường Tằn với trên 400 ha ruộng nước.

3.1.2.2. Khí hậu, thủy văn

a. Khí hậu

* Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22oC-23oC, tương đương với tổng nhiệt năng từ 8.200oC-8.500oC (nằm trong vành đai nhiệt đới) - (Bảng 3.1)

Bảng 3.1: Số liệu khí hậu của các trạm trong vùng

Các nhân tố khí hậu Trạm Minh Đài Trạm Thanh Sơn

Nhiệt độ trung bình năm 22,5oC 22,8oC

Nhiệt độ không khí cao nhất 40,7oC

Nhiệt độ không khí thấp nhất 0,5oC

Số giờ nằng trong năm 15.278 giờ

Tổng lượng mưa trung bình năm 1.826 mm

Số ngày mưa trong năm 160 ngày

Lượng mưa ngày lớn nhất 239 mm/ngày

Số ngày có mưa phùn 22,1 ngày

Số ngày có sương mù 49,2 ngày

Tổng lượng bốc hơi trong năm 652,7 mm

Độ ẩm không khí trung bình năm 86%

Độ ẩm cực tiểu trung bình 65%

Độ ẩm cực tiểu tuyệt đối 14%

Tọa độ trạm

- Vĩ độ 21010’ 21013’

- Kinh độ 105003’ 105011’

- Độ cao hải bạt 100 50

Thời gian quan sát Từ năm 1972 đến

nay

30 năm, nay đã giải thể

- Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trong các tháng này xuống dưới 20oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1.

- Mùa nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam nên thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, nóng nhất vào tháng 6, 7 (28oC). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,7oC vào tháng 6.

* Chế độ mưa ẩm:

- Lượng mưa đạt mức trung bình từ 1.660 mm ở Trạm Thanh Sơn, 1.826 mm tại Trạm Minh Đài. Tập trung gần 90% vào mùa mưa (tư tháng 4 đến tháng 10 hàng năm); tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8, 9 hàng năm.

- Mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa chỉ còn chiếm dưới 10% tổng lượng mưa trong năm nhưng hạn hán ít xảy ra vì có mưa phùn (mỗi năm có trên 20 ngày) làm hạn chế sự khô hạn trong mùa khô

- Tháng 12 và tháng 1 là những tháng hanh khô nhất và lượng bốc hơi cũng thường lớn hơn lượng nước rơi.

- Độ ẩm không khí trong vùng bình quân đạt tới 86%, những tháng có mưa phùn thường độ ẩm không khí đạt chỉ số cao nhất.

- Lượng bốc hơi không cao (653mm/ năm) điều đó đánh giá khả năng che phủ đất của lớp thảm bì còn cao, hạn chế được lượng nước bốc hơi, làm tăng lượng nước thấm duy trì nguồn nước ngầm trong khu vực.

* Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý:

` - Gió Tây khô nóng: Vùng này chỉ chịu gió Tây khô và nóng vào các tháng

4, 5, 6, 7. Trong các tháng này nhiệt độ không khí có ngày lên tới 39 – 400c, lượng bốc hơi cũng cao nhất > 70-80 mm, độ ẩm không khí hạ xuống thấp tuyệt đối.

`- Mưa bão: Hai tháng nhiều mưa bão nhất là tháng 8,9. Bão thường kèm theo mưa lớn, gây lũ và lụt lội làm thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của địa phương và người dân sống trong vùng.

`- Sương muối: Xuất hiện vào mùa đông, những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 50c, sương muối thường xuất hiện trong thung lũng núi đá vôi, mỗi đợt thường kéo dài vài ngày, ảnh hưởng lớn đến cây con, cây ăn quả và cây giống, cây ra hoa vào thời điểm này.

b. Thủy văn

Hệ thống sông Bứa và các chi lưu của nó tỏa rộng ra khắp vùng. Với lượng mưa khá dồi dào, trung bình năm từ 1500 - 2000 mm/ năm, lượng mưa cực đại có thể tới 2453mm nhưng có năm ít mưa chỉ đo được 1414mm.

Trong vùng này khá giàu nước, môdun dòng chảy gần 40l/s/km2, dòng chảy cực tiểu khoảng 6 -7 l/s/km2. Lưu vực sông Bứa khá rộng, địa hình lưu vực lại khá thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sông Bứa có hai chi lưu lớn, đó là sông Vèo bắt nguồn từ vùng núi cao phía Đông huyện Phù yên của tỉnh Sơn la và sông Giày bắt nguồn từ dãy núi cao trung bình ở ranh giới giữa Phú Thọ và Hòa Bình.

Hai sông này hợp nhau tại làng Kệ Sơn, rồi đổ vào sông Hồng, tổng chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 200m có khả năng vận chuyển lâm sản thuận lợi về Sông Hồng

VQG nằm trong lưu vực sông Bứa và nhiều nhánh suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao cung cấp lượng nước dồi dào cho đồng ruộng và các chi lưu của nó phía dưới góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước của người dân và nâng cao hiệu quả mô hình trồng cây nông nghiệp và các loại cây rau màu khác.

3.1.2.3. Thổ nhưỡng

Được hình thành trong một nền địa chất phức tạp có nhiều loại đá mẹ và nhiều kiểu địa hình khác nhau cùng với sự phân hóa khí hậu, thủy văn đa dạng và phong phú … nên thổ nhưỡng ở đây có khá nhiều loại:

- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH): Được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không có nước đọng, không có kết von và tầng mùn dầy, tỷ lệ mùn cao (8-10%). Phân bố ở độ cao từ 700-1386m, tập trung ở phía tây của khu vực, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) và huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La).

- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (F): Là loại đất có quá trình feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ ẩm của đất. Phân bố ở độ cao dưới 700m, thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, ít đá lẫn, đất khá mầu mỡ, thích hợp cho các loài cây rừng phát triển.

- Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi)-R: Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hóa, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hóa đến đâu lại bị rửa trôi dến đó nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.

- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL): Là loại đất phì nhiêu, tầng dầy, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon (L). Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá mầu mỡ.

3.1.2.4. Lớp phủ rừng

VQG Xuân Sơn có 7 hệ sinh thái chính: Rừng trên núi đá vôi; rừng trên núi đất; trảng cỏ cây bụi, tre nứa; hệ sinh thái nông nghiệp,khu dân cư; hệ sinh thái rừng trồng và hệ sinh thái thủy vực. Trong 7 HST thì HST rừng trên núi đá vôi có nhiều nét độc đáo.

Bảng 3.2: Diện tích các sinh cảnh ở VQG Xuân Sơn

Kiểu sinh cảnh Diện tích

(ha) %

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 1733 11.5

Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi xương xẩu 1549 10.3

Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy 1156 7.7

Rừng thứ sinh tre nứa 639 4.2

Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh 4624 30.7

Rừng trồng 21 0.1

Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp 2218 14.7

Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp trên đất đá vôi xương xẩu

833 5.9

Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy á nhiệt đới núi thấp 531 3.5

Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh á nhiệt đới núi thấp 303 2

Thảm cây nông nghiệp và dân cư 1369 9.1

Hồ nước 22 0.1

Tổng 15048 100

Nguồn: VQG Xuân Sơn năm 2010

Diện tích rừng gần như nguyên sinh ít bị tác động có 6.306 ha, chiếm 72% diện tích rừng tự nhiên và 42% diện tích tự nhiên của VQG. Đặc biệt trong khu vực còn 2.432 ha rừng trên núi đá vôi, trong đó có 883 ha phân bố ở độ cao trên 700m.

Việc lưu giữ và bảo tồn được kiểu rừng hiếm hoi và có giá trị sinh thái này mang một ý nghĩa khoa học rất lớn.

Với độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển là 1.386m (đỉnh núi Voi ), vùng núi đá vôi Xuân Sơn ở độ cao dưới 700m được che phủ bởi kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lá rộng , ẩm, nhiệt đới, cấu trúc 5 tầng, trong đó tầng vượt tán gồm những cây gỗ lớn , đường kính hàng mét, cao tới 30-35m như chò chỉ , sang, trai, nghiến,…Ở độ cao từ 700m trở lên là kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới . Ngoài một số loại thường xanh hay rụng lá thuộc các họ Long não, Dẻ, Hồ đào,… còn gặp một số loài thuộc ngành hạt trần như kim giao núi đá, thông tre là dài ,…. Cấu trúc của kiểu rừng này có 4 tầng, không có tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái cao tối đa không vượt quá 25m. Cả 2 kiểu thảm thực vật vừa nêu hiện không còn nhiều ở nước ta

Sự đa dạng của các hệ sinh thái làm nền tảng cho sự hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau , không chỉ tạo ra sự phong phú về thành phần loài của hệ thực vật mà cho cả hệ động vật.

3.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội VQG Xuân Sơn. 3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cƣ

a. Đặc điểm dân cư

Trong Vườn Quốc gia có 9 khu gồm: Cỏi, Lấp, Dù, Lạng (xã Xuân Sơn), Bến Thân (xã Đồng Sơn), Thang (xã Xuân Đài), Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng (Xã Kim Thượng).

Các khu này phân bố chủ yếu dưới chân núi đá vôi và núi đất ở độ cao từ 200 – 400m so với mực nước biển, tập trung ở phía Đông, một phần phía Bắc và phía Nam của VQG.

Bảng 3.3: Thành phần dân số và lao động

STT Khu (xóm)

Dân số Lao động

Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 1 Lạng 278 133 145 85 40 45 2 Dù 175 87 84 40 19 21 3 Cỏi 341 73 268 102 46 56 4 Lùng Mằng 107 50 57 31 15 16 5 Lấp 175 89 86 38 18 20 6 Xoan 207 95 112 45 22 23 7 Tân Ong 149 69 80 34 18 16 8 Hạ Bằng 362 167 195 97 52 45 9 Nước Thang 455 213 242 125 55 70 10 Xóm Thang 481 230 251 142 67 75 Tổng 2730 1210 1520 739 352 387

Nguồn: VQG Xuân Sơn năm 2010

b. Đặc điểm dân tộc

Dân cư chủ yếu là 2 dân tộc chính: Dao (Mán) chiếm 65,4% và Mường chiếm 34,43% dân số, chỉ có 4 khẩu người Kinh sinh sống tại đây (Bảng 3.4)

Bảng 3.4: Đặc điểm thành phần dân tộc tại VQG Xuân Sơn

STT Xã/xóm Hộ Khẩu Kinh

(Khẩu)

Dao (Khẩu)

Mƣờng (Khẩu)

I Xã Xuân Sơn 218 1076 4 587 485

1 Lạng 62 278 278

2 Dù 37 175 143

3 Cỏi 64 341 4 337

4 Lấp 35 175 175

5 Lùng mằng 20 107 107

II Xã Kim Thượng 121 718 718

1 Xoan 35 207 207

2 Tân Ong 26 149 149

3 Hạ Bằng 60 362 362

III Xã Xuân Đài 94 455 455

1 Xóm Thang 94 455 455

IV Xã Đồng Sơn 89 481 481

1 Xóm Bến Thân 89 481 481

Tổng cộng 522 2730 4 1786 940

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm đa dạng thành phần loài, dạng sống khu hệ thực vật và công tác bảo tồn khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 54 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)