Ngôn ngữ thể hiện tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa) (Trang 89 - 102)

5. Đóng góp của luận văn

3.5.Ngôn ngữ thể hiện tính cách nhân vật

Cùng với việc miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật nhà văn còn thể hiện tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật chính là lời ăn tiếng nói của nhân vật, là một căn cứ biểu đạt phẩm chất và tính cách của mỗi con người. Vì thế trong khi xây dựng hình tượng nghệ thuật của mình các nhà văn rất coi trọng việc thể hiện tính cách của nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật. Các tác giả Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thuý, Phạm Duy

Nghĩa đã xây dựng ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu cá tính mang đậm dấu ấn của con người miền núi.

Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của các tác giả miền núi thường thiên về mô tả tâm trạng, là ngôn ngữ thiên về tự bạch, đậm bản sắc dân tộc. Người con trai miền núi khi yêu sẽ chẳng tiếc lời hoa lời nụ để bày tỏ với cô gái:

“- Được lời này của em, nhà dù trên trời anh cũng tìm ra đấy. Anh sẽ đợi đến khi nào em hé môi hoa nhận lời anh ngỏ. Dù phải trồng cây đá trước cửa nhà em cho đến khi nó nảy mầm để đợi lời hoa anh cũng sẽ đợi.” (Hoa

bay cuối trời)

“- Dình ơi! Em không ngại nhà anh phải đi qua sông lửa, không sợ leo đèo Khau Liêu làm nhạt muối mồ hôi, anh muốn được ngỏ lời yêu, nay mai được đón em về ở chung một nhà, sướng khổ có nhau.” (Hoa bay cuối trời)

Tình yêu làm cho ngôn ngữ của con người trở nên có cánh. Họ trao cho nhau những lời đẹp và trao cho nhau cả tấm lòng của họ.Và đây là nỗi lòng của cô gái khi phải xa người mình yêu:

“- Khơ ơi kể từ nay một ngày không nhìn thấy anh là một ngày thế gian này không có nắng, không có gió, rừng không có hoa nở và không cả tiếng chim hót… anh hãy sớm trở về đây để cho em được nhìn thấy mặt.”(Hoa bay cuối trời)

Người miền núi thẳng thắn, bộc trực, yêu ghét phân minh, chân thành bộc lộ. Khi yêu thì chẳng tiếc lời hay. Lúc giận giữa trách móc thì ngôn ngữ thường ngắn gọn mà ẩn ý, từ ngữ hình ảnh cụ thể và biểu cảm. Bắt gặp vợ quan hệ lén lút với tay thợ cả, Hoán (Thằng Hoán) giận dữ “Thằng thợ cả? Mày đổ cái thối vào nhà này rồi”. Chỉ một câu ấy cũng đủ bộc lộ sự ghê tởm của Hoán với hai kẻ dâm loạn, vạch mặt chỉ tên kẻ đang phá hoại hạnh phúc và làm nhơ bẩn gia đình mình. Chứng kiến cảnh thằng Soóng và vợ mình

“đang ngồi tựa vai nhau” Dồ giận dữ vô cùng. Tiếng chửi của Dồ cũng là lời kết tội kẻ đã làm điều khuất tất, hạ hắn xuống hàng con vật “Đồ chó đực, thò mõm sang máng nhà khác ăn vụng” (Mùa én gọi bầy). Trong nhiều tác phẩm khác ta bắt gặp cách nói phổ biến này:

“- Lưỡi mày rơi xuống ruột rồi sao? (Mùa én gọi bầy)

“- Việc gì phải nổi lửa lên mặt thế? Có ai biết việc này?” (Song sinh)

“- Đừng nói bậy, hạt gạo rơi còn nhặt lên được, tiếng nói rơi ra mồm không lấy lại được đâu.” (Âm vang vong hồn).

Khi xây dựng ngôn ngữ nhân vật các tác giả thường để nhân vật nói và nghĩ bằng ngôn ngữ của con người miền sơn cước: nỗi lo “như đốt lửa trong lòng” (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), “Người đàn bà không chồng, không con như cây ngô chết khô không ra được bắp, sống thế thì gọi gì là sống” (Như

một con chim nhỏ), “Gái già giống cây mía tím ra hoa, cho cũng không ai lấy”

(Ngoài cửa trời chưa sáng).Trong cách nói của người miền núi sử dụng khá

nhiều lối so sánh ví von. Nhân vật của Đỗ Bích Thuý cũng nói bằng lối so sánh đầy hình ảnh ấy:

“- May bảo với bố, mẹ Hoa chỉ như con thú hoang ở đâu lạc vào nhà mình thôi, lúc nào không muốn ở nữa thì khắc bỏ đi” (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá)

“- Mẹ già định trả chị em May cho mẹ Hoa như người ta mượn ngựa và trả ngựa hay sao?” (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá)

“- Nếu ông trời không giữ em ở lại thì em với anh có cố đến gần nhau cũng chỉ như người say lội ngược đầu nguồn tìm sông thôi”

(Ngưỡng cửa cao)

Ngôn ngữ đối thoại cũng được các tác giả sử dụng song thường là ngôn ngữ ngắn gọn và dễ hiểu. Có những đoạn đối thoại mà chủ thể bị lược bỏ toàn bộ như đoạn đối thoại của đôi trai gái yêu nhau trong Hoa bay cuối trời :

“- Cả chiều qua đến sáng nay bước mỏi gối mà chưa gặp lại em đấy. Nàng bảo:

- Gặp để làm gì?

- Chỉ muốn thấy mặt, nhớ lắm! Như bị đánh thuốc mê. - Không tin!

- Tuỳ thôi, tim bây giờ chuyển sang đập cả bên phải nữa rồi này. - Nói nghe buồn cười quá! - Nàng che miệng bẽn lẽn.

- Nhịn cười thì bị đau bụng thôi.

- Không nói nữa, muốn em chết vì cười hay sao! - Nhưng mà không nhịn nói được.

- Gặp rồi thì bây giờ định nói gì nào? - Chưa nghĩ ra.”

Ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu là đặc trưng ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của các tác giả miền núi. Ngôn ngữ nhân vật không chỉ thể hiện tính cách nhân vật mà còn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Có khi nhà văn để cho các nhân vật của mình đối thoại trọn vẹn bằng tiếng Tày, thứ ngôn ngữ mẹ đẻ ấy dường như lại thể hiện rõ nhất cảm xúc và tâm trạng của họ. Đây là đoạn đối thoại giữa đôi vợ chồng trẻ trong Song sinh:

“- Múc dác sằng dè? (Đói bụng chưa?) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cưn dá nhằng dác ca lăng mòn! (Ăn rồi làm sao còn đói!) - Ờ nỏ! (Ờ nhỉ!)

Rồi họ lại bước, không nhanh, không chậm, những muốn con đường dài mãi. Du lại hỏi:

- Múc dác sằng dẻ? (Đói bụng chưa?)

- Bả da vá, xam lăng lai pẩn nẩy? (Điên rồi a, hỏi gì nhiều thế?) - Ờ nỏ. (Ờ nhỉ.)

- Nắm mì toẹn răng xam nao lỏ? (Không còn chuyện gì hỏi nữa rồi sao?)

- Mì ớ! (Có chứ)

- Toẹn răng mòn phjuối mà ngòi? (Có chuyện gì nói thử nghe xem?) - Kha nắt bấu dè? (Chân mỏi không à?)

- Lố, bả a né! (Đấy, đúng là bị điên rồi!)

Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác của Đỗ Bích Thuý được sử dụng khá nhuần nhuyễn gây bất ngờ cho người đọc. Trong Con dê bốn mắt ở đoạn bà mối đến nhà Thào Chá Cáy hỏi vợ cho con trai nhà vợ chồng Dấn tác giả viết:

“Bà mối đến nhà Thào Chá Cáy. Hai vợ chồng Cáy đang tẽ ngô. Thấy bà mối vào, lẳng lặng đứng dậy, không nói không rằng. Bà mối ậm ừ lấy giọng:

- Ông Cáy bà Cáy ạ, nhà ông Dấn túng bấn quá không biết nhờ vả đâu, nay nhờ tôi đến nói với ông chia cho ít thóc giống.

Ông Cáy:

- Thóc thì có đấy nhưng không được tốt lắm, gieo nó xuống còn phải mất công chăm bón nhiều, không dám chia cho nhà ấy đâu.

Bà mối:

- Hạt giống chưa tốt nhưng có mảnh đất tốt, có tấm lòng rộng rãi thì không sợ gì mất mùa ông ạ.

Bà Cáy:

- Không dám đâu, không dám đâu. Nhờ bà về nói hộ, núi ấy cao quá, nhà này không trèo được.

Bà mối cầm chén nước, uống ực:

- Thế là ông bà chê rồi, tôi về vậy. Nhưng tại sao chứ, chê thằng Dí bé quá hay là..”

Rõ ràng nếu tách riêng đoạn này ra ai cũng sẽ tưởng họ đang nói chuyện vay thóc giống nào đó nhưng sau một hồi thương thuyết thì lại là vấn đề hỏi vợ cho con trai nhà Dấn. Cả bà mối và vợ chồng nhà ông Cáy khi tham gia đối thoại đều không nói thẳng vào vấn đề mà chỉ bóng gió đề cập song cả hai bên đều hiểu ý nhau. Đây cũng là một cách nói thường thấy trong đời sống của người miền núi. Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại thì ngôn ngữ độc thoại cũng được các tác giả sử dụng khá thành công. Người miền núi vốn ít nói, không mấy khi tự biểu hiện mình. Mọi vui buồn đều để cả ở trong lòng. Nhiều khi muốn san sẻ mà chẳng thể nói cùng ai họ lại tự nói với lòng mình.

Vi (Giống như cái cối nước) cũng muốn yêu và được yêu, nhưng người ta đã

bỏ Vi đi rồi.Tình yêu tan vỡ, giấc mộng hạnh phúc không còn mà tuổi xuân cứ vụt trôi qua ngưỡng cửa. Vi chỉ biết than khóc với lòng mình “Đời Vi chẳng lẽ giống cái cối nước này, cứ đứng mãi một chỗ, làm mãi một việc, ngày một già đi, khô héo đi, chẳng lẽ chỉ thế thôi sao.” Dù đã cố gắng xua đuổi những ý nghĩ vẩn vơ ra khỏi đầu, Dân vẫn không sao xoá được bóng dáng của Thinh ra khỏi tim mình. Nhưng càng như thế Dân càng thấy mình có lỗi với vợ. Dân tự mắng mình “Cái đầu ngu thế, ăn bao nhiêu mèn mén, bao nhiêu muối mà vẫn ngu. Vợ mình tự mang về, tự mình lấy mất đời con gái của người ta như vùi củ sắn vào bếp, giờ bỏ mặc người ta mà nghĩ đến người khác được à?” (Mặt trời lên quả còn rơi xuống).

Điều dễ nhận thấy là ngôn ngữ nhân vật người miền núi trong các sáng tác của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thuý, Phạm Duy Nghĩa dù là ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại thì cũng hết sức tự nhiên, ngắn gọn, phù hợp với lối nói quen thuộc của người miền núi. Xây dựng ngôn ngữ nhân vật sinh động và giàu cá tính đã góp phần làm nổi bật chân dung con người miền núi trong văn xuôi viết về miền núi của các tác giả trẻ này.

KẾT LUẬN

1. Trong nhiều năm qua, đề tài miền núi luôn hấp dẫn đối với nhiều cây bút văn chương song để “sống đời” với nó thì không phải ai cũng làm được. Là những người con từng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền núi, được tắm mình trong nền văn hóa vùng cao từ tấm bé, Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa đã lấy quê hương làm điểm tựa cho những trang văn của mình. Chuyên tâm với một vùng đất vốn không còn quá mới lạ, song ở các tác giả Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa đã có những khám phá hết sức độc đáo, mới mẻ và đầy nhân bản về cuộc sống của những con người vùng cao.

2. Văn học chỉ thực sự cuốn hút bạn đọc khi nhà văn biểu hiện một cách chân thực và độc đáo những vấn đề của con người và thời đại. Phản ánh cuộc sống con người giữa những biến động phức tạp của nền cơ chế thị trường, các tác giả Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thuý, Phạm Duy Nghĩa cùng quan tâm đến phương diện đời tư, đi sâu khai phá tính cách, soi tỏ những góc khuất trong tình cảm, tâm hồn con người miền sơn cước.Thế giới nhân vật trong sáng tác của họ là những con người bình thường, đời thường được soi chiếu ở các khía cạnh: con người tha hoá, con người tâm linh và con người cô đơn. Với tình cảm đặc biệt dành cho người phụ nữ, Đỗ Bích Thuý thường xây dựng môtip nhân vật quen thuộc trong sáng tác của mình là người mẹ, người chị - những người đàn bà miền núi âm thầm, lặng lẽ. Ở góc độ đời tư, Đỗ Bích Thuý thường khơi sâu vào những tình cảm, dằn vặt và ứng xử của người phụ nữ trong tình yêu và gia đình. Hệ thống nhân vật trong các tác phẩm viết về miền núi của Phạm Duy Nghĩa không nhiều nhưng mỗi nhân vật lại có “những yếu tố nổi trội, đôi lúc khác thường… đó là những đầu mối cắt nghĩa nghệ thuật của anh với khát vọng hoàn thiện về tâm hồn, nhân cách” (Nguyễn

Trọng Hoàn). Cao Duy Sơn lại quan tâm đến đời tư con người với những éo le, mất mát, bất hạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những mảnh đời rơi vãi, xô lệch với mối tình lỡ dở, gia đình đổ vỡ, con người chia li, tan hợp với những món nợ tình nghĩa suốt đời là hình tượng xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của anh. Điều dễ nhận thấy là trong sáng tác của các tác giả này, nhân vật tuy chưa nhiều, môtip truyện không mới song qua cái nhìn đầy nhân ái của những người cầm bút, hình ảnh con người miền núi hôm nay hiện lên một cách đa diện, đa chiều, chân thực trong sự sinh động và phức tạp trong tính toàn vẹn của nó. Bằng những cách khai thác và tiếp cận khác nhau, các nhà văn cùng hướng vào thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được ở mỗi cá nhân mọi cung bậc tình cảm, cả những nỗi niềm ẩn giấu trong sâu thẳm tâm hồn.Thao thức và trăn trở với con người hôm nay, ngòi bút của các tác giả Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thuý và Phạm Duy Nghĩa luôn nỗ lực không ngừng trong việc hướng con người vươn tới một cuộc sống tốt đẹp. Ở đó văn chương không còn là tiếng nói của thân phận khổ đau mà đã thành khúc hát tin yêu của những con người thời đại mới.

3. Để xây dựng thành công hình ảnh con người miền núi trong sáng tác của mình, các nhà văn đã kết hợp sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật trong đó tập trung ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình, miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật khắc hoạ nhân vật qua hình ảnh thiên nhiên, miêu tả số phận nhân vật thông qua cốt truyện và ngôn ngữ nhân vật nhằm khắc hoạ sống động và rõ nét về cuộc đời, tính cách và số phận nhân vật.

4. Cũng như nhiều nhà văn khác, bên cạnh những thành công thì truyện ngắn Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thuý, Phạm Duy Nghĩa vẫn còn một số hạn chế nhất định như chưa xây dựng được những nhân vật điển hình thật sắc nét như anh Núp của Nguyên Ngọc trong Đất nước đứng lên, như Mị của Tô Hoài

đánh giá là những nhà văn trẻ đương đại, có sức viết khoẻ và có khả năng sáng tạo dồi dào, mạnh mẽ. Với những gì họ đã và đang thể hiện trên trang viết người đọc hoàn toàn tin tưởng rằng họ sẽ trở thành những cây bút thực sự trưởng thành của văn xuôi Việt Nam hiện đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân ( 1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia.

2. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975- 1995 - Những đổi mới

cơ bản, Nxb Giáo dục.

3. Ngô Vĩnh Bình (2003), Đi tìm cái “bí quyết” của nghệ thuật viết truyện ngắn, TC VNQĐ, số 565+566.

4. Hà Duyên (2005), Đỗ Bích Thúy: Những gì không biết tường tận tôi sẽ

không bao giờ viết, TC Truyền hình Hà Nội.

5. Kim Ngọc Đại (2005), “Tiếng gọi lưng chừng dốc”- vang vọng một cốt

cách văn xuôi trang trọng, Văn nghệ trẻ số 34.

6. Đinh Văn Định (1986), Văn học các dân tộc thiểu số mười năm qua với vấn

đề truyền thống và hiện đại, Tạp chí văn học, số 5.

7. Trung Trung Đỉnh, Đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, http://english.toquoc. gov.vn.

8. Phong Điệp, Đỗ Bích Thúy - Sẵn sàng bỏ bút nếu thấy mình đã nhạt, http://Phongdiep.net.

9. Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

10. Nguyễn Hoàng Linh Giang (2006), Đọc tiểu thuyết “Bóng của cây sồi”

của Đỗ Bích Thúy, Văn nghệ Công an, số 26.

11. Thu Hà (2006), Đỗ Bích Thúy: “Chuyện của Pao sẽ rất kén khán giả”, Hà Nội mới, số 467.

12. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Giáo dục.

13. Đinh Thị Minh Hảo (2009), Truyện ngắn Cao Duy Sơn, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên.

15. Nguyễn Chí Hoan (2007), Cõi nhân gian như cổ tích - Đọc Đàn trời, tiểu

thuyết của Cao Duy Sơn, Nxb Văn hóa Dân tộc Hà Nội.

16. Tô Hoài (1994), Văn học các dân tộc thiểu số - Thực trạng và vấn đề, Tạp chí Văn học, số 9.

17. Nguyễn Thị Thu Hiền, Bóng của cây sồi, ww.moingaymotcuonsach.vn. 18. Vi Hồng (1980), Bước phát triển mới của văn học các dân tộc ít người Việt

Nam: con đường từ thơ đến văn xuôi, kịch bản, Tạp chí Văn học, số 5.

19. Thu Huyền, Đỗ Bích Thúy: Viết vì nhu cầu nội tâm, www.vietbao.vn.

Một phần của tài liệu Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa) (Trang 89 - 102)