5. Đóng góp của luận văn
3.3. Tổ chức cốt truyện thể hiện số phận nhân vật
Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện giữ một vai trò quan trọng. Theo định nghĩa của tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” thì cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”[12].
Theo Lê Huy Bắc “cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất cứ hình thức tự sự nào. Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển sang dạng văn bản khác… Cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm ngặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng, chủ đề và tạo được sức hấp dẫn tối đa cho người đọc”.
Như vậy sức hấp dẫn, lôi cuốn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức thuyết phục của chủ đề tư tưởng tác phẩm và thể hiện được cuộc đời, số phận nhân vật. Một cốt truyện hấp dẫn phải mang kịch tính, tức nó phải được kết cấu theo một trình tự như một xung đột kịch, có mở đầu, cao trào, giải quyết vấn đề và kết thúc. Nếu như văn học giai đoạn 1945-1975 với lối kết cấu sự kiện đơn tuyến, cốt truyện có một vị trí quan trọng tạo thành một cái khung cố định, sắp xếp tổ chức chuỗi sự kiện mạch lạc và chặt chẽ thì sau 1986 cốt truyện bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho những dòng chảy bất tận của tâm trạng con người. Cốt truyện vẫn tồn tại song bắt đầu bị biến dạng và phân rã. Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả
của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính, tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn không có quan hệ nhân quả mà chỉ là “mảnh vỡ” của cuộc đời nhân vật chính. Truyện không theo trật tự thông thường, từng mảnh đời nhân vật bị chia ra, bị phân tán vào ký ức lộn xộn, khắp nơi và rời rạc của nhân vật chính. Cốt truyện là một bức tranh lắp ghép mà các mảnh ghép bị đảo lộn, xáo trộn trình tự logic thông thường. Trong sáng tác của các tác giả miền núi hiện đại, hầu hết đều có cốt truyện đơn giản hoặc lỏng lẻo, mơ hồ, khó nắm bắt, khó kể lại. Các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật chủ yếu được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ. Nhân vật của họ sống ít với thời gian của các biến cố, sự kiện dồn ép như con người trong văn học cách mạng. Con người miền núi hôm nay sống với không gian đời tư, không gian sinh hoạt và trong dòng hồi ức - hiện tại - tương lai đan cài phức tạp.
Nhiều truyện ngắn của Cao Duy Sơn mang cốt truyện truyền thống, ảnh hưởng sâu sắc cốt truyện của truyện cổ dân gian. Đó là loại hình cốt truyện hành động, được tổ chức theo lối kết thúc có hậu. Bắt gặp ở nhiều tác phẩm là hình ảnh đôi trai gái thời trẻ yêu nhau mà không đến được với nhau, khi về già tìm lại được hạnh phúc muộn mằn. Người mất vợ, kẻ mất chồng ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, lão Sinh và mú Ếm lại tìm đến nhau mỗi năm một lần ở phiên chợ tình Âu Lâm để bù đắp cho nhau sự mất mát một thời (Chợ tình). Trong Hoa bay cuối trời vì không muốn để người mình yêu biết mình tàn tật, Dình nói dối Khơ là mình đã chết. Năm tháng trôi qua đến khi Dình sắp phải dời xa cõi đời, Khơ mới biết được sự thật. Cỗ xe mấy chục năm trước Khơ đóng để đợi đón nàng nay vẫn còn đó. Thực hiện lời hứa khi xưa, Khơ mang đến đón Dình, đưa bà về với cõi vĩnh hằng trong nụ cười thanh thản và mãn nguyện. Súc Hỷ cũng là một câu chuyện có hậu, sau bao thăng trầm mất mát, ở cái tuổi gần đất xa trời, Súc Hỷ và Mú Dính cuối cùng đã đến được với
nhau. Hận thù giữa Súc Hỷ và Chương Chảo cũng được xoá bỏ. Hình ảnh ngôi nhà với hạnh phúc muộn mằn của họ ở cuối truyện là một kết thúc có hậu cho những tâm hồn giàu tình nghĩa. Kiểu kết thúc có hậu này còn được tác giả sử dụng ở một số truyện khác như: Bong bóng ngoài mưa, Hoa mộc
vương… Việc xây dựng cốt truyện theo dòng nhân quả với kết thúc có hậu
thể hiện cái nhìn ưu ái của tác giả đối với mỗi nhân vật. Tác giả đặt niềm tin sâu sắc vào cuộc sống tốt đẹp, ở đó con người dù trải qua nhiều trắc trở, cuối cùng sẽ tìm được hạnh phúc đích thực của mình. Bên cạnh những cốt truyện truyền thống Cao Duy Sơn cũng xây dựng kiểu kết thúc mở, làm cho cuộc đời của nhân vật trở nên chân thực hơn và gợi ở người đọc nhiều suy ngẫm. Cuộc sống gia đình quá bế tắc khiến Đẹm (Mùa én gọi bầy) ôm con bỏ đi. Năm tháng trôi qua Thùng vẫn ở lại ngôi nhà với nỗi nhớ mong và sự chờ đợi khắc khoải một ngày nào đó vợ con sẽ trở về. Thời gian và sự xa cách sẽ là liều thuốc tinh thần cần thiết để cho cả Đẹm và Thùng nhìn lại cuộc hôn nhân của mình. Liệu họ có thể quên được quá khứ, quên được vết thương lòng của một thời nông nổi, tha thứ được cho nhau để làm lại từ đầu hay không? Cao Duy Sơn đã để lại một khoảng trống ở cuối truyện để cho nhân vật và người đọc cùng suy ngẫm. Một bên là người mẹ đã dứt ruột sinh ra mình, một bên là người cha đã nuôi lớn mình, cho mình cả bầu trời yêu thương. Đứa con sẽ lựa chọn đi theo mẹ sau bao năm xa cách hay ở lại với người cha nhân hậu? Đó là câu hỏi được tác giả bỏ lửng trong kết thúc truyện Ngôi nhà xưa bên suối để người đọc tự tìm một đáp án cho riêng mình. Trong nhiều truyện khác, kết thúc tác phẩm đã để lại nhiều dư vị xót xa trong lòng người đọc về một cuộc sống không hề trọn vẹn. Lơ theo con vào Nam, Ký trở về với gia đình, với mụ vợ đanh đá và chua ngoa, với nỗi lo cơm áo hàng ngày. Hạnh phúc chỉ là một giấc mơ (Những đám mây hình người). Bà đỡ chết, Ò Lình chết, người mẹ cũng như hoá đá trước nỗi đau mất con giữa đại ngàn xa thẳm (Nơi đây không
một bóng người). Sau tám năm ở tù trở về Dồ đã mất vợ mất con, cả con chim ưng “thiên thần tự do” bạn gã cũng bị bắn chết. Hắn trở thành người cô đơn
(Hòn bi đá màu trắng). Cùng với việc xây dựng cốt truyện theo dòng sự kiện
nhân quả với kết thúc có hậu, Cao Duy Sơn còn sử dụng một số môtíp quen thuộc trong đó có môtip con người xấu xí nhưng mang một tâm hồn cao đẹp. Ò Lình khi mới sinh ra đã mang hình hài của một con khỉ, bị mọi người xa lánh và xua đuổi. Mười bốn năm em và mẹ nương tựa vào nhau giữa khu rừng hủi. Ngoài bà đỡ ra không ai hiểu và chấp nhận em. Sống cách biệt với thế giới bên ngoài nhưng em mang một tâm hồn “người” hơn bao giờ hết. Em yêu thương mẹ, lo lắng cho bà đỡ khi không thấy bà trở về. Ò Lình còn không tiếc tính mạng cứu lũ trẻ thoát khỏi đám cháy. Cùng mang nỗi bất hạnh giống Ò Lình, Hoán (Thằng Hoán) mang một dị tật trên người: cái đầu nó “to quá khổ” lại bị “một cái u trên lưng đè nặng, luôn trĩu về phía trước. Hai bàn chân to bè có những ngón toè ra vững chãi đỡ cái thân hình thấp lùn không cao quá một mét tư”. Xấu xí, dị dạng là vậy nhưng Hoán lại là người có trái tim nhân hậu, giàu lòng vị tha. Chứng kiến vợ ngoại tình với người khác, mặc dù đau đớn trong lòng, Hoán vẫn bỏ qua và tha thứ cho vợ. Vợ bỏ đi với người khác, Hoán một mình nuôi con, yêu thương nó hết lòng cho dù đó không phải là con đẻ của mình. Khi biết được sự thật, Hoán tôn trọng sự lựa chọn của con không một lời oán trách hay thù hận. Việc xây dựng những nhân vật có ngoại hình xấu xí, tật nguyền nhưng có tấm lòng trong sáng, cao thượng là một nét vẽ làm cho thế giới nhân vật sáng tác Cao Duy Sơn hoàn thiện. Qua đó thể hiện được cái nhìn nhân ái của tác giả về con người miền núi. Con người dù có bề ngoài xấu xí thì cái đáng quí ở họ vẫn là tâm hồn đẹp. Làm nên giá trị một con người không phải ở hình thức mà là ở vẻ đẹp bên trong mỗi con người. Không cầu kỳ sắp đặt những cốt truyện gay cấn, giật gân, cũng không đặt ra những vấn đề xã hội to tát, nóng hổi mà mỗi câu chuyện của Cao Duy Sơn
đều hết sức giản dị về những con người bình thường và đời thường, những mảnh đời có thực luôn tồn tại quanh ta. Đó là nỗi lòng của một người đàn ông sau bao năm xa quê nay mang con trở lại đất Cô Sầu, rưng rưng xúc động bởi “nước nguồn Hiếu Lễ vẫn đọng trong máu thịt, vị thơm của mùi khoai nướng vẫn dâng đầy ký ức. Lũng Đắc, Keng Pảng hẳn vẫn còn những gốc cây khắc tên ta, tên em…”. Trở về để tìm lại mình trong tình yêu hoa nụ một thời và cũng để hiểu ra “quá khứ thật đẹp” và “Hãy để cho mọi chuyện được yên”
(Cố nhân). Một lão Khuề gõ thanh la, một bà Ban quét chợ đem lòng yêu
nhau mà chẳng lấy nhau chỉ vì sự hèn nhát, yếu đuối của người con trai. Lúc về già tiễn nhau về bên kia thế giới chỉ có tiếng thanh la sầu thảm và sự hối hận muộn màng của người ở lại (Âm vang vong hồn). Là viên bi đá màu trắng của đứa con gửi lại cho Dồ đã khiến anh nhận ra thứ quí giá nhất mà mình đã đánh mất là đứa con (Hòn bi đá màu trắng).
Cũng giống như Cao Duy Sơn, Phạm Duy Nghĩa không tìm cách hấp dẫn độc giả bởi những câu chuyện gay cấn li kỳ mà bằng những nét vẽ hết sức mộc mạc, giản dị về cuộc sống và con người trong từng câu chữ của mình. Chính nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng từng nhận xét về cốt truyện của Phạm Duy Nghĩa “Không đặc sắc, không lạ, anh không lấy cốt truyện làm đầu”. Đọc truyện anh, có thể bạn đọc sẽ gặp lại một câu chuyện không có gì quá mới lạ song vẫn phải thừa nhận sức cuốn hút lạ kỳ từ những trang văn giàu tình người của anh. Cơn mưa hoa mận trắng, Tiếng gọi lưng chừng dốc
kể về cuộc sống của những giáo viên cắm bản vùng cao, phải đối mặt với sự thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần, với những nỗi cô đơn và sự “thèm người” vô cùng chính đáng của bản thân. Trong tâm hồn họ luôn có sự đấu tranh giằng xé giữa một bên là những giá trị chuẩn mực đạo đức với một bên là sự đòi hỏi của nhu cầu bản năng với “những thú vui trần thế như cỏ ngải xanh rờn cần mưa, thảo quả cần miếng đất lầy nhầy, ẩm ướt giữa rừng vầu
hay những thân vầu, thân nứa tốt tươi cần hít thở sương mù”. Cuối cùng tác giả để họ chiến thắng cơn khát dục vọng bằng cái khoảng trống “nom sâu hoắm, đen ngòm như một lỗ huyệt”, bằng cơn mưa hoa mận trắng tưới đẫm trong giấc mơ, bằng nhu cầu thanh lọc tâm hồn và hoàn thiện nhân cách của con người. Tác giả để cho các nhân vật vượt qua giới hạn mong manh trong một khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi, giống như sự bừng tỉnh của mình trong chớp mắt. Phạm Duy Nghĩa đã lôi cuốn bạn đọc bằng một cái kết nhẹ nhàng mà sâu sắc, khiến người đọc bị ám ảnh bởi những thông điệp của tác giả, nói như nhà thơ Hữu Thỉnh “trong một khoảnh khắc ta có thể bạc tóc cùng với sự giằng xé của nhân vật ở phút cuối”. Cô gái xuống ga Vĩnh Yên là câu chuyện về một nhà văn và một cô gái bán hoa vô tình gặp nhau trên chuyến tàu, cô gái có một góc tâm hồn trong trẻo yêu văn chương và khao khát một tình yêu đích thực đã táo bạo đi tìm nhà văn như để thoả mãn một mơ ước bé nhỏ, đời thường. Ba ngày đêm chung sống với nhau, nhà văn luôn tìm mọi cách để trả lời cho câu hỏi “em là ai” còn cô gái chỉ khao khát được sống những giây phút dù là ngắn ngủi của tình yêu chân thật. Cuối cùng cô trở về kiếp sống tủi cực trước kia. Nhà văn đi tìm cô gái, để rồi nhận ra “tôi và cô, một gái làm tiền và một trí thức, chỉ là hai linh hồn bé nhỏ, bất lực và cô đơn”… Những câu chuyện của anh được cóp nhặt từ cuộc đời thực, hiện lên sống động và tươi mới trong từng trang văn. Nhân vật của anh là đủ mọi loại người, là một cô gái Mán có tính cách khác thường với khát vọng “tự do như chim trời”, một nhạc sĩ tài tử đã “leo đến nhẵn thín bậc thang bao ngôi nhà sàn Tây Bắc”, một cô gái làm đường có bản lĩnh cứng cỏi, dám yêu và dám sống với những cảm xúc thực của mình như loài thông kiêu hãnh mọc trên đá, một anh công nhân trồng hoa ngốc nghếch với giấc mơ màu rêu đỏ đã được hồn hoa kể chuyện mình… Mỗi truyện ngắn thường chứa đựng một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn, cảm thương trước những con người có số phận bất hạnh,
niềm tin vào bản chất lương thiện, lòng tốt trong thẳm sâu tâm hồn mỗi con người. Một số truyện của anh còn có sự đan cài, lồng ghép cốt truyện. Hoa
cẩm tú cầu ứng mệnh là câu chuyện được nhà báo Lê Lựu kể lại cho nhân vật
“tôi” nghe về “người trồng hoa có giấc mơ màu rêu đỏ”, và “cô gái có vũ điệu vờn mây”, chuyện “hoa cẩm tú cầu kể chuyện mình”, chuyện “người tình của manơcanh”. Mới đọc người ta sẽ tưởng đây chỉ là những mảnh ghép rời rạc độc lập nhưng đặt trong mạch truyện thì chất keo kết dính các mảnh chính là sự lí giải sự cô đơn của con người là do bị hoa cẩm tú cầu ứng mệnh. Trên đảo là sự đan xen giữa hai câu chuyện: câu chuyện của tôi và của Vui, câu chuyện của gia đình ông Thuỵ. Các nhân vật gặp nhau trong một tình huống bất ngờ, mỗi người có một cái nhìn khác nhau về nhân phẩm và giá trị người phụ nữ song tác giả đã để cho họ tin rằng cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp và con người sống là để không ngừng hy vọng và tin tưởng vào tương lai. Trăng trên rừng tông qua mu là câu chuyện của một anh kỹ sư lâm nghiệp chán cuộc đời đi tìm cảm giác bình yên nơi sơn dã và câu chuyện về cuộc đời tài hoa mà bất hạnh của nhạc sĩ Vi Văn Quăm. Hai tâm hồn đẹp, hai cuộc đời đau khổ đã gặp nhau để rồi nhận ra rằng “có người nọ kẻ kia, nhộm nhoạm ngược xuôi mới là cuộc sống. Đời nó thế, biết làm thế nào được. Vẫn phải sống thôi”.
Hầu hết các truyện ngắn của Đỗ Bích Thuý đều không có cốt truyện. Những câu chuyện của chị diễn ra hết sức tự nhiên, chân thật như nó vốn có, không hề có dấu hiệu sắp đặt sẵn. Không có những chi tiết gay cấn, chỉ có những câu chữ gọi nhau về miên man theo dòng tâm trạng. Mỗi dòng chữ là một nỗi niềm rưng rưng với mảnh đất mờ sương “Tôi sinh ra ở núi rừng. Tôi ăn học ở thành phố. Núi rừng là tuổi thơ tôi. Thành phố là tuổi thanh xuân của tôi. Núi rừng ở sau lưng. Thành phố đang ở trước mặt. Tôi đang đi từ phía trước mặt về phía sau lưng. Đi về dòng Lô, dòng Lô quê tôi” (Đêm cá nổi).Ở