Con người tâm linh

Một phần của tài liệu Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa) (Trang 43 - 52)

5. Đóng góp của luận văn

2.2.Con người tâm linh

Thế giới tinh thần, thế giới tâm linh chính là một phần cốt yếu trong mỗi con người. Nhà văn Nga Dumbatrê đã khái quát “quy luật muôn đời” ở

cõi nhân thế rằng “linh hồn con người nặng hơn thể xác” (Quy luật muôn đời). Truyện ngắn hôm nay cũng đã “mở cánh cửa vào thế giới tâm linh” để khám phá đến tận cùng đời sống tinh thần phong phú, phức tạp của con người. Trong bài viết “Cho một hành trình văn học trở về nguồn”, nhà văn Xuân Cang khẳng định “con người tâm linh chính là một hiện thực, nguồn gốc mọi sự sáng tạo của con người hành tinh… tôi tâm đắc với dự báo rằng có cơ chế tâm linh sẽ tạo ra sự phục hưng nghệ thuật thời kỳ sắp đến, cả ở Việt Nam”. Và tác giả khuyến khích văn học “trở về với cơ chế tâm linh” vì đó chính là “một hành trình văn học về nguồn, một cuộc về nguồn đầy hứa hẹn”.

Cái nhìn vào tâm linh con người là cái nhìn vào chiều sâu nhất. Trong các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thuý và nhất là Phạm Duy Nghĩa, các yếu tố tâm linh của con người thể hiện rải rác, đan cài vào các yếu tố khác song cũng có lúc thành nhân vật, dù không có số phận, song có sự hiện hữu. Luận văn đi vào tìm hiểu loại nhân vật và các yếu tố này để chỉ ra cái nhìn của nhà văn về một phương diện cơ bản của con người.

Thế giới tâm linh là thế giới hiện hữu nhưng khó thâm nhập, do đó khám phá đời sống tâm linh không phải là dễ dàng đối với bất kỳ ai bởi như Xuân Diệu quan niệm “Linh hồn ta còn bí ẩn hơn đêm. Ta không thấu nữa là ai thấu rõ”. Thừa nhận sự tồn tại của đời sống tâm linh song để hiểu tâm linh là gì thật khó. Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa nào về tâm linh đầy đủ và sáng rõ. Theo từ điển Tiếng Việt “Tâm linh là khả năng đoán trước những điều sắp xảy ra theo quan niệm duy tâm”. Còn với một số tác giả khác, tâm linh thường được hiểu như đời sống tinh thần đầy bí ẩn của con người, đối lập với “ý thức” kiểu lý tính thuần tuý.

Với con người miền núi, đời sống tâm linh chiếm một vị trí quan trọng. Họ tin vào sự tồn tại của một thế giới khác sau sự sống và ít nhiều còn có mối liên hệ với những người đang sống. Vì thế ở làng bản nào cũng có khu rừng

mả dành riêng cho người chết mà những người đang sống không thể tự ý bước chân vào. “Ở làng không một đứa trẻ nào lớn lên mà không biết rằng phải tránh khu rừng mả ấy, bò dê cũng không được đi lạc vào”. Trong tâm thức người miền núi, chết không phải là hết, chết chỉ là sự bắt đầu một cuộc sống khác, cho nên người chết cũng cần mang theo nhà để ở, mang theo những đồ mà khi sống hay dùng “Mỗi người khi chết đều phải có nhà đẹp để ở” và “Nhà táng được mang ra rừng mả, đốt theo người chết, vậy là người chết đã được mang theo cái nhà ấy đi rồi”. Khi em Thi (Đi qua ngày sang đêm - Đỗ Bích Thuý) chết, nhân vật tôi đã “bỏ vào trong nhà mồ của em Thi hai cuộn chỉ màu. Hai cuộn chỉ ấy tôi mới mua về từ phiên chợ trước, em khóc đòi mấy ngày liền mà tôi tiếc không cho em”. “Trong nhà mồ còn có một con gà… lúc em còn sống nó hay lách vào ngủ chung”. Ngay cả sự sống chết của con người cũng là do thế giới ma quỷ, thần linh quyết định. Cái chết của em Thi là do ma làm “con ma cứ bám riết lấy em Thi vì em Thi bé nhất nhà”. Không tin rằng “thằng con trai lớn vâm váp như một cây lim trong rừng già” lại có thể ra đi “chỉ vì một mũi chông nhọn bé tí tẹo”, bà Phạ tin lời ông Then bên Sì Khà Lá cho rằng cái chết của con trai là do con dâu bà, là “con ma sống, tốt người nhưng hại chồng” (Như một con chim nhỏ - Đỗ Bích Thuý). Không lý giải được vì sao “Bà Thào chết, cô Thi chết, thằng Lâm, Thằng Lả chết ngón tay ngón chân bé tí rụng hết”, người Tả Gia cho rằng “Tại có người trong họ lấy nhau nên trời phạt”. Nỗi sợ hãi bao bọc và nhấn chìm Tả Gia từ đời này sang đời khác. Trong bản không có đám cưới, không có trẻ con. Mỗi người là một thế giới cô đơn và cô độc. Thế giới người chết cũng có những quy định riêng mà người sống không thể can thiệp hay thay đổi. “Tôi” muốn đưa em Thi về khu rừng mả làng Pháng nhưng “người sống đưa người chết đi đâu thì người chết chỉ được ở đấy. Muốn đổi cũng không được. Giống như dòng sông đã chảy dưới chân núi thì cứ phải chảy mãi dưới

chân núi thôi” ( Đi qua ngày sang đêm). Con người tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn. Người sống và người chết tuy ở hai thế giới khác nhau nhưng không phải là cách biệt mãi mãi. Lão Sinh đến chợ tình Âu Lâm năm nay đã không còn Ếm, tin rằng Ếm vẫn luôn đi theo mình, nghe thấy mình nói, lão mua hai bát canh phở, “trải chiếc khăn chàm xuống mặt cỏ”, “xắt nắm cơm từng miếng nhỏ vào hai bát canh”, rót rượu mời Ếm, trò chuyện cùng Ếm “Về a Ếm ơi! Anh biết em bỏ anh khác đi một mình rồi”. Đôi giầy mà Ếm tặng lão, lão đã mang theo suốt cuộc đời mình nay Ếm không còn, lão gửi nó cho bà “nó mang theo cả hồn vía của Sinh”, lão đốt đôi giày gửi cho người thương. Gửi cả tấm lòng của lão sang bên kia thế giới cho bà ( Chợ tình - Cao Duy Sơn).

Nói đến con người miền núi là nói đến con người giữa lòng tự nhiên. Hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với con người, nhất là trên lĩnh vực tinh thần, các nhà văn đã khai thác thế giới tâm linh của con người qua mối giao hoà với tự nhiên. Trong nhiều tác phẩm, ta thường bắt gặp hình ảnh con người trò chuyện tâm tình với các loài cây cỏ, với đất mẹ hay cảm nhận về sự tồn tại của những giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống con người. Không ít nhân vật tìm về với thiên nhiên như tìm về thế giới tâm linh của mình. Ở đó họ có thể tìm lại được sự bình an trong tâm hồn, có thể tìm được trạng thái cân bằng cho đời sống tinh thần. Dời bản làng ra thành phố bao năm, Din

(Ngải đắng ở trên núi - Đỗ Bích Thuý) vẫn không thôi day dứt về mùi ngải

“nhằng nhặng đắng” để rồi khi đứng trước triền núi mơn mởn ngải đắng như vừa thức dậy từ sương núi, cô “lao vô tư vào đấy, úp mặt lên nó, một trạng thái nửa mê nửa tỉnh, tựa hồ quay về những năm tháng rất xa”. Với người miền núi, sinh mệnh mỗi con người gắn liền với thiên nhiên, sinh ra từ thiên nhiên và rồi cũng lớn lên từ thiên nhiên ấy “đàn ông sinh ra từ núi, đàn bà sinh ra từ suối”. Và chỉ trên những ngọn núi tràn đầy sương mù, đầy sỏi đá, ở

nẻo chôn rau cắt rốn ấy người con của núi mới thật được là chính mình. Sợi dây liên hệ giữa con người với núi non thiên nhiên là vô cùng thiêng liêng và bền chặt. Nó là đạo lí, kinh nghiệm một đời ông chắt chiu lại cho Chứ trong lời dặn tha thiết “nhìn lên đằng trước kia, ngọn núi nhọn nhất là ngọn núi đã sinh ra những đứa như mày. Lúc mày chui ra khỏi bụng mẹ, mặt trời đang mọc đúng đến đỉnh núi ấy. Ngọn núi đẻ ra những đứa khó bảo lớn lên thích làm theo ý mình. Thì thôi, cho mày đi. Nhưng đi đâu thì đi, khi nào đau chân, khi nào không thấy con đường thẳng, con đường sáng thì phải nhớ lối quay về” (Cạnh bếp có cái muôi gỗ - Đỗ Bích Thuý).

Với người miền núi quanh năm sống trên núi cao, bốn mùa mây phủ, sự tồn tại của dòng suối có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Con suối không chỉ cung cấp nguồn nước cho đời sống sinh hoạt của con người mà nó còn bắt rễ sâu xa trong đời sống tâm linh mỗi bản làng, mỗi con người miền núi. Không biết tự bao giờ dòng suối gắn liền với sinh mệnh mỗi con người “Con suối gắn với cuộc đời mỗi người miền núi như cái đai lưng trên váy áo con gái”. Sự vơi đầy, trong đục của dòng Phạ Lấu cũng được tin là phụ thuộc vào cách ăn ở của con người làng Xí Chải “Năm nào trong nhà ngoài bản êm ấm hoà thuận năm ấy suối nhiều cá, con nào cũng bằng bắp chân… Nhưng năm nào làng xóm có chuyện xích mích, năm nào nhà giàu có con gái lớn không chịu gả cho người nghèo, năm nào có chuyện con cái để mặc bố mẹ ốm đau thì năm ấy suối cạn, chài để khô góc nhà, trẻ con đeo giỏ thò tay vào hốc đá chỉ toàn cua kẹp”. Dòng suối đã chứng kiến mọi buồn vui của đời người, ngay cả khi dời bỏ cuộc sống này, con người cũng không thể quên được dòng suối đã sinh ra mình. Mây theo chồng về Sán Khâu và rồi mãi mãi nằm lại trên đỉnh núi hoang lạnh nhưng tâm hồn cô mãi ở Phạ Lấu, trái tim cô vẫn chỉ giành riêng cho một người, mãi mãi không thay đổi giống như “Nước Phạ Lấu chỉ chảy theo dòng Phạ Lấu” (Đá cuội đỏ - Đỗ Bích Thuý).

Thế giới tâm linh cũng là nơi có khả năng phát ra những tia sáng bất ngờ. Không ít những trường hợp con người có “linh tính” trước khi xảy ra những việc hệ trọng hoặc cảm nhận được những “điềm báo” kỳ lạ từ đâu đó bên ngoài lí trí mình. Trở lại chợ tình Âu Lâm năm nay, lão Sinh không thấy Ếm đâu “Đột nhiên lão thấy trong dạ bồn chồn, lão không dám nghĩ tiếp điều vừa đến trong linh cảm”. Nhưng điều lão linh cảm là sự thật, sẽ không bao giờ Ếm còn cùng lão mỗi năm một lần vào chợ tình Âu Lâm này nữa. Không cần ai nói với lão, tự lão như đã thấy trước nỗi bất hạnh ấy rồi.

Vào cái đêm bà đỡ trở về làng rồi gặp nạn, người mẹ không hiểu vì sao lúc đó chị đứng ngồi không yên “Linh tính như báo cho chị biết điều dữ đã xảy ra”. Mười bốn năm trước, nếu không có bà đỡ, mẹ con chị đã không trốn thoát và sống sót đến giờ. Mười bốn năm qua, bà đỡ vừa là ân nhân, vừa là người bà người mẹ đều đặn tiếp tế duy trì sự sống cho hai mẹ con, cũng là sợi dây liên hệ duy nhất của hai mẹ con với cuộc sống bên ngoài. Vậy mà giờ đây, bà đỡ mãi không còn có thể đến với hai mẹ con được nữa, chỉ vì sự tàn nhẫn, ích kỷ đến độc ác của những con người ngoài kia. Giây phút bà đỡ ngã xuống là giây phút người mẹ đã linh cảm được sự chẳng lành “Chị dắt con lao ra cửa hang, lên đỉnh núi cao nhất chị nhìn hướng ra phía bản Luông”, hướng ra để rồi “bàng hoàng nhận ra bản Luông, cái bản làng nay đã khác xưa”(Nơi

đây không một bóng người - Cao Duy Sơn). Ngay trong đêm Cạ gặp nạn linh

tính đã báo cho Nhẻo biết. Mọi lần Cạ đi canh nương Nhẻo vẫn mặc kệ “Nhưng tự dưng đêm nay không sao ngủ được. Có cái gì đó cồn cào trong lòng Nhẻo ngay từ lúc đứng ở chân cầu thang nhìn theo bóng chồng lẫn vào hẻm núi. Nhưng không rõ là gì. Nhẻo ngồi khâu áo, đường chỉ cứ vẹo vọ, xộc xệch, tháo ra, khâu vào… Đột nhiên sợi chỉ đứt. Chỉ một lúc sau, tiếng chó sủa ran khắp xóm, tiếng lao xao, đuốc nổi lên rừng rực… Đúng là Cạ… gương mặt tím bầm” (Như một con chim nhỏ - Đỗ Bích Thuý).

Khám phá chiều sâu đời sống tâm linh người miền núi, Phạm Duy Nghĩa sử dụng khá thành công môtíp giấc mơ như một thứ ngôn ngữ độc thoại để khám phá những phần khuất lấp bí ẩn và giải mã thế giới vô thức của con người. Đó là giấc mơ nặng nề của Hiên (Đường về xa lắm) về hình ảnh con người chen chúc, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau để được thay máu “máu của động vật là tốt nhất” biểu hiện tâm trạng hoang mang nghi ngờ vào khiếu thẩm mĩ văn chương của độc giả và các nhà nghiên cứu thơ đương đại. Giấc mơ tràn ngập cơn mưa hoa mận trắng của Thuận (Cơn mưa hoa mận trắng), của Doanh ( Đồi hoa lạnh) là sự thanh lọc tâm hồn con người. Giấc mơ của thầy giáo Dũng (Thông trên đá) là bằng chứng cho thấy nỗi ám ảnh của họ sợ bị phát hiện hành vi tình dục đã ăn sâu thành ẩn ức trong mỗi con người. Giấc mơ về những người đi đào mồ của Quân (Những người trong gia đình ông Luân) cho thấy khát khao muốn thanh lọc xã hội. “Tiếng nói của tâm linh bao giờ cũng là tiếng nói hướng thiện”, phải chăng vì vậy mà khi con người ta mất phương hướng và niềm tin vào cuộc đời, sẽ bắt gặp tiếng nói của tâm linh. Lời báo mộng của nhà thơ Pauxtopxki với nhà văn “ Hãy để cuộc đời tràn đầy trên trang sách. Đừng đặt cuốn sách lên trên cuộc đời” (Giọt nước mắt dưới

trăng), bức tượng Lomomosov trong đêm thanh vắng thì thầm với Thanh

“Đừng bận lòng vì những thứ đoản mệnh, nhất thời. Đi qua tro tàn, ngày mai nhìn xuống chân mình cậu sẽ thấy lấm toàn bụi quý” (Hai con đường) thể hiện sự đồng cảm giữa hai thế hệ về giá trị đích thực của văn chương.

Bên cạnh những giấc mơ, việc sử dụng yếu tố huyền ảo dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ cũng góp phần vào việc chiếm lĩnh đời sống tâm linh vốn vô cùng bí ẩn trong mỗi con người. Con người trên hành trình khám phá thế giới có lúc tự hào với vị thế làm chủ thế giới nhưng không ít lần phải thừa nhận sự “bất khả tri” trước một vũ trụ vô cùng rộng lớn và bí ẩn ấy. Khi ấy con người không chỉ nhận biết đời sống bằng tri giác, bằng lí trí, bằng con

mắt thực mà còn cần tới cả tiếng gọi từ sâu thẳm bên trong tâm hồn, không dễ gì gọi tên, nắm bắt được. Có những cái tưởng như không thể tồn tại và lý giải trong đời sống thực nhưng dưới ánh sáng của đời sống tâm linh lại trở nên vô cùng minh xác. Trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa xuất hiện khá nhiều những chi tiết huyền ảo, nửa hư nửa thực như vậy. Anh công nhân lâm trường xấu xí trong Cô gái xuống ga Vĩnh Yên có bàn tay sáu ngón dị dạng mà khéo léo, tài hoa tuy chết đi nhưng “những người đi đêm thỉnh thoảng vẫn gặp hồn ma của anh ấy. Tất cả bọn họ đều khẳng định đã nhìn thấy một cột khói đen giống hình người cụt đầu, bay chập choạng trên mặt hồ và vực lau vào những đêm trăng suông vắng lặng”. Sự xuất hiện của hồn ma phải chăng muốn nói về sự u uất, đau thương không tan đi của một kiếp người không toàn vẹn hay là tiếp tục cuộc hành trình lặng lẽ kiếm tìm cái đẹp, cái toàn vẹn còn dở dang của người công nhân đáng thương ấy. Ở Trên đồi lập loè ánh lửa xung quanh cái chết của Thắm mang đầy sự hư ảo “Trời đất, cô hoá ngay trước cửa đền, chỗ này này. Mà lạ, lúc nhà đền biết, nâng dậy không thấy gì xác người cứ nhẹ như sương” và “Lúc chôn cất xong, có con cò sạch sẽ vụt bay lên trắng muốt”. Đặt trong toàn bộ tác phẩm, những chi tiết ấy phải chăng muốn nói đến tâm hồn trong trắng, trinh bạch của một cô gái làm tiền, dù tấm thân đã lấm láp bụi trần ai, tâm hồn nàng vẫn trinh nguyên gấp trăm ngàn lần những kẻ tha hoá đạo đức khác. Đọc Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh người đọc khó mà quên được cái không khí hư ảo, huyền hồ đầy chất liêu trai khi hồn hoa cẩm tú cầu hiển hiện “Sương mù mịt vẩn lên khắp nhà, lạnh buốt. Tú lờ mờ nhìn thấy trong sương một hình người. Khi sương lắng hết và ánh sáng xanh nhạt bên ngoài làm mọi vật trong nhà nhìn được khá rõ, thì Tú thấy rợn người lên.

Một phần của tài liệu Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa) (Trang 43 - 52)