Nhân vật cô đơn

Một phần của tài liệu Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa) (Trang 52 - 62)

5. Đóng góp của luận văn

2.3.Nhân vật cô đơn

Sau năm 1975 sự xuất hiện trở lại của con người cá nhân trong văn học đòi hỏi nhà văn cần quan tâm đến từng số phận cá nhân. Văn học mở rộng phạm vi và khả năng nhận thức, khám phá và phản ánh đời sống. Những biến động của lịch sử, cảm giác bất an trước sự phá sản của những giá trị truyền thống, sự khủng hoảng của niềm tin… đó là cơ sở cho sự quan tâm đến những mặc cảm đơn côi của con người, cho sự phát triển mạnh mẽ của cảm thức lạc loài trong văn chương. Hình tượng con người cô đơn đã đi một chặng đường dài từ Tây sang Đông, từ cổ sang kim với vô số cách nhận thức và phản ánh khác nhau mang theo thông điệp của nhà văn về thế giới, về con người, trở thành một giá trị nhân văn độc đáo. Điều này cũng ảnh hưởng đến bộ phận viết về văn học miền núi. Hình tượng con người cô đơn trong sáng tác của các tác giả Cao Duy Sơn, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thuý cũng đóng góp một

cái nhìn riêng cho văn học, làm giàu thêm cho sự thể hiện con người trong văn học về miền núi.

Ma Văn Kháng gọi người phụ nữ miền núi là “Biểu trưng cho sự khốn cùng của nhân loại”. Sự khốn cùng đó đậm đặc nỗi cô đơn. Trong sáng tác Đỗ Bích Thuý, nỗi cô đơn chủ yếu được thể hiện trong môtíp im lặng. Đó là hình ảnh người mẹ già (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá) suốt đời lặng lẽ, cay đắng cam chịu buồn tủi chỉ vì sự bất hạnh của mình “làm đàn bà mà không làm mẹ thì chỉ là cục đá kê chân cột nhà chồng”. Không sinh được con cho chồng, mẹ già đành chấp nhận để chồng mang người phụ nữ khác về nhà. Nhưng cũng chính tình yêu thương vô bờ của người phụ nữ chưa bao giờ được làm mẹ ấy đã nuôi lớn và chở che hai đứa con riêng của chồng, cho chúng tình yêu của một người mẹ. Kía (Gió không ngừng thổi) bao năm sống trong dằn vặt, lo sợ về sự thật đứa con trai Thào Mí Chá không phải là con của chồng. Nỗi đau quá lớn mà không thể nói ra, không thể sẻ chia Kía chỉ biết giữ chặt nó trong lòng cho đến lúc chết. Mai (Cạnh bếp có cái muôi gỗ) từng là “bông hoa sắp nở rực rỡ” của trường dân tộc nội trú huyện, phải bỏ học lấy chồng để có người lo việc nhà. Người mà Mai đem lòng yêu lại không mở lời với Mai. Mai chấp nhận một cuộc hôn nhân khác, nhưng vì sinh liền ba đứa con gái nên không giữ được chân chồng, đành để chồng đi theo người phụ nữ khác. Một mình cam chịu nuôi đàn con, cuộc đời Mai cũng giống như bao người đàn bà ở Thái Phìn Tủng “nói ít làm nhiều, không mấy khi buồn cũng không mấy khi vui. Cúi mặt từ tờ mờ sáng đến đêm khuya, cái lưng cong mãi”. Đó là Nhẻo (Như một con chim nhỏ) phải từ bỏ tình yêu với Dỉ, về làm vợ Cạ để trả món nợ ân tình cho cha. Phải khó khăn lắm Nhẻo mới chấp nhận được cuộc hôn nhân này thì chồng Nhẻo lại chết, Nhẻo lâm vào cảnh “gái ngoan chết chồng”, bị mang tiếng là “con ma sống, tốt người nhưng hại chồng”.

Khát vọng sống dường như đã tắt, Nhẻo sống mà như đã chết. Sống mà chỉ muốn “làm con trâu con bò trả nợ cho nhà chồng”, sống mà như mất hết mọi ý thức về cuộc đời. Lặng lẽ như cái bóng, không “nói câu nào dài một tí, to to tiếng một tí”. Đến ánh mắt vốn là thứ phản chiếu nét đẹp tâm hồn của người con gái lại là ánh mắt chứa đầy đau khổ và tủi hờn, là “ánh mắt của đàn bà ở La Chí Chải, lúc nào cũng nhìn xuống. Nhìn xuống mãi thành quen, khi vui có khi ngước lên được một tí, khi buồn càng nhìn xuống thấp hơn”. Ngay cả khi chị cất tiếng hát cũng khiến người em chồng phải xót xa “chị dâu buồn đến thế sao, cái lưng kia chẳng mấy chốc mà còng gập xuống, đời người đàn bà rồi như câu hát bay qua chín bậc cầu thang hay mười ngọn núi thì rồi cũng vẫn về đây, ngồi giặt váy áo ở cuối dòng suối”. Những người phụ nữ như Nhẻo, Mai, Kía, Mao khi bước qua ngưỡng cửa nhà chồng đã phải chôn sâu một ánh mắt, một bờ vai để dành chọn cuộc đời cho chồng, cho gia đình chồng. Cuộc đời họ như dòng suối kia, bao năm vẫn lặng lẽ trôi, nhẫn nại và cam chịu. Khi buồn quá, khổ quá chỉ biết tìm đến nắm lá ngón để mong giải thoát. Nỗi cô đơn của người đàn bà miền núi đã ám ảnh vô cùng trên những trang văn của người phụ nữ viết văn Đỗ Bích Thuý, chị từng tâm sự “tại sao tôi cứ viết về đàn bà với những cuộc đời rủi ro và số phận nghiệt ngã. Với những cái bướu xấu xí và cái lưng còng gập? Tại sao những người đàn bà của tôi khi nào cũng phải sống trong những nỗi khát khao lớn hơn dãy Tây Côn Lĩnh, sâu hơn đáy Sông Lô, những nỗi khát khao không gì nhấn chìm được, cũng không có cách gì đạt tới được? Những cuộc đời đầy âu lo, những năm tháng luôn phải đối mặt với thiên nhiên khốc liệt, cõi đời trắc trở, tình yêu mong manh… Tại sao vậy? Phải chăng vì một người đã nói với tôi: Cuộc đời đàn bà buồn nhiều hơn vui, lo âu nhiều hơn mãn nguyện. Phải chăng vì trời sinh ra đàn bà để chẳng sống mấy cho mình?”.

Có những nỗi cô đơn chỉ có tạm thời nhưng có sự cô đơn tồn tại cả cuộc đời, cô đơn truyền kiếp, có cả những bản làng cô đơn. Ở Tả Gia (Mần

tang mọc trong thung lũng - Đỗ Bích Thuý), chỉ vì định kiến và thiếu hiểu

biết, cho rằng tại người trong họ lấy nhau nên mới bị trời phạt, khiến nhiều người chết nên giờ trong bản không ai dám lấy nhau “con gái, con trai Tả Gia đẹp mấy, giỏi mấy cũng ở trong nhà mình”, người ngoài bản cũng không ai dám đến vì sợ. Trai gái đến tuổi hoa nụ không dám đến với nhau “lâu lắm Tả Gia không có đám cưới, không ai dám cưới thì không có trẻ con”. Người Tả Gia cứ ngày một lớn lên, già đi mà không có người nối tiếp “vầu già măng không lên làm sao có rừng?”. Tết đến trai gái Tả Khâu, Tả Chải lũ lượt đi chợ chuẩn bị sắm tết còn ở Tả Gia không ai xuống chợ. Người già không đi cũng không muốn cho thanh niên đi. Những người như Nhi, Nhưng, Phủ… tuy sống ở độ tuổi đẹp nhất đời người lại chỉ biết chôn chặt những cảm xúc của bản thân, cam chịu ép mình trong nỗi cô đơn chung của bản làng. Liêu bất chấp nỗi sợ hãi của mọi người ở Tả Gia đưa chị em Nhi, Nhưng xuống chợ. Bà cô không đồng ý, bao người ngoài bản gặp chị em Nhi dưới chợ, dù biết chị em Nhi đẹp cũng không ai dám lại gần. Trước lúc đi chị em Nhi còn hào hứng bao nhiêu, mong chờ bao nhiêu thì khi trở về nỗi buồn tủi vì bị mọi người xa lánh, bỏ rơi càng lớn bấy nhiêu. Hành động đổ quẩy tấu ngô xuống vực của chị em Nhi đã cho thấy sự tận cùng của nỗi cô đơn. Tìm mọi cách để vượt thoát khỏi sự cô đơn mà không được. Những người như Nhi, Nhưng, Phủ và cả Liêu nữa, nếu chẳng thể dời bỏ Tả Gia thì sẽ chẳng thể nào vượt thoát khỏi nỗi cô đơn. Tả Gia sẽ vẫn mãi như thế từ năm này sang năm khác, từ đời này sang đời khác, chìm ngập trong vòng vây của sự cô đơn không lối thoát.

Ngay từ khi sinh ra, Ò Lình (Nơi đây không một bóng người - Cao Duy Sơn) đã mang trên mình hình hài của một con khỉ. Ngay ở cái giây phút đầu

tiên được làm người, Ò Lình đã bắt gặp ánh mắt ghê sợ của người cha hèn nhát và nhẫn tâm. Ở cái giây phút đầu tiên ấy, quyền làm người của em đã bị chính người cha ruột chối bỏ. Ông đã tìm mọi cách để xoá bỏ sự tồn tại của đứa con mang hình hài khỉ ra khỏi cuộc đời mình. Nhưng mẹ Ò Lình, người phụ nữ xinh đẹp và đáng thương ấy, người mẹ giàu lòng quả cảm và thương con ấy đã bất chấp tất cả ôm con bỏ trốn vào rừng hủi, chấp nhận tuyệt giao với cuộc sống loài người bởi khu rừng hủi ấy lại là nơi “không một ai dám đặt chân đến”. Khu rừng hủi - nỗi kinh hãi của mọi người lại trở thành nơi nương náu, thành gia đình của những con người bất hạnh. Mười bốn năm trôi qua, Ò Lình đã trở thành một chàng trai “đẹp lên một cách rực rỡ giữa đại ngàn không một bóng người qua lại”. “Nó là bạn, là ông chủ của cỏ cây và muông thú”. Nhưng Ò Lình chưa bao giờ biết, lẽ ra em phải được thuộc về cái thế giới ngoài kia, cái thế giới loài người vẫn đang tồn tại ngay phía ngoài rừng hủi. Em càng không hiểu được lời dặn của mẹ “không được rời khỏi khu rừng này nếu không sẽ gặp nguy hiểm”. Thế nhưng lần đầu tiên nhìn thấy lũ trẻ nô đùa “Đôi mắt nó như hút đang cười đùa reo hò vang khắp thung lũng núi”. Và lần đầu tiên trong trí óc ngây thơ non nớt của bé đã thầm có sự so sánh “ Chúng cũng giống mình, chỉ khác chúng thì mặc quần áo, còn mình thì trần truồng, nếu bọn chúng không khoác thứ vải kia trên người, có lẽ cũng giống mình thôi”. Chính điều ấy đã khiến Ò Lình giấu mẹ, hôm sau mang ổi đến để làm thân với bọn trẻ nhưng hình hài của em đã khiến bọn trẻ hoảng loạn và bỏ chạy. Ngay cả khi Ò Lình cứu bọn trẻ thoát khỏi đám lửa, em vẫn không tìm được ánh mắt bao dung và cảm thông của mọi người. Trong mắt họ em chỉ là “con quái vật lạ”, mãi mãi không được phép trở về cuộc sống của loài người. Cái chết của Ò Lình như một tất yếu không thể khác. Khi con người bị đồng loại xa lánh và xua đuổi đến tận cùng thì dường như cái chết lại là một sự giải thoát. Bà đỡ chết, Ò Lình chết, chỉ còn lại người mẹ đau khổ và cô đơn giữa

đại ngàn không một bóng người. Ngòi bút Cao Duy Sơn tỏ ra lạnh lùng khi miêu tả cái kết cục bi thương ấy. Nhưng cũng từ đó phải chăng nhà văn muốn nói: đôi khi chính cái nhìn ích kỉ, tàn nhẫn của đám đông, của cộng đồng lại đẩy con người vào vực thẳm cô đơn không lối thoát.

Nếu như Đỗ Bích Thuý, Cao Duy Sơn quan tâm đến nỗi cô đơn đang diễn ra trong đời sống tinh thần của người dân tộc miền núi thì Phạm Duy Nghĩa lại quan tâm đến nỗi cô đơn của những người miền xuôi lên sống ở miền núi, những người Kinh miền núi. Đặc biệt tác giả khá thành công khi khai thác sâu vào nỗi cô đơn của những người giáo viên cắm bản. Đó là những nhân vật nằm trong môtip bị bỏ rơi. Họ bị đẩy vào một môi trường xa lạ, bị cô lập và bị lãng quên. Sống giữa bốn bề núi rừng quanh năm mây phủ, những thiếu thốn về vật chất dường như không thấm vào đâu so với sự thiếu thốn về tinh thần, tình cảm mà họ phải chịu đựng. Phải đối mặt với căn bệnh “thèm người” vô cùng chính đáng luôn đeo bám, họ phải gồng mình chống trả nỗi cô đơn cứ lớn dần từng ngày từng giờ. Với Xuyến (Tiếng gọi lưng chừng

dốc) chỉ cần gặp được người lạ chị sẵn sàng dốc bầu tâm sự “như đã một trăm năm chưa gặp ai để nói”. Cuộc sống nơi vùng cao heo hút khiến chị chấp nhận chung sống với nỗi cô đơn “là cây vầu khô trong rừng”. Người con gái trẻ tràn đầy khát vọng sống như Vân cũng chỉ như “quả dâu da mọng đang âm thầm ném từng vốc tuổi xuân của mình qua cánh cửa”. Người yêu Vân đã từ bỏ cô khi biết cô lên công tác ở vùng cao. Sống giữa nơi đại ngàn mây trắng, Vân phải đè nén mọi ham muốn bản năng, để cuộc đời và tuổi xuân lặng lẽ trôi đi trong vô vọng. Với Thuận (Cơn mưa hoa mận trắng) - người đàn bà đã được làm vợ, làm mẹ, được trải qua cảm giác của hạnh phúc lứa đôi thì cuộc sống “đi trong mưa gió, sương mù, ngã giúi mặt xuống bùn lầy nhầy phân ngựa” nơi vùng cao thì quả là một thách thức lớn. “Từ ngày lên Kin Chu Phìn, Thuận luôn có cảm giác sống trong một thế giới bưng bít, biệt lập”, “Ba

năm sống cô độc ở Kin Chu Phìn, Thuận đã thấm thía nỗi sợ, nỗi buồn của người giáo viên cắm bản”. Sự xuất hiện của Kiên – người đồng nghiệp nam trẻ và tràn đầy sức sống càng đánh thức bản năng phụ nữ ở người đàn bà một con. Với Thuận “những đêm vùng cao của người giáo viên cắm bản thật là dài”. Chị là người đàn bà bình thường với những khao khát đời thường. Dù cố kìm nén thì chị cũng không thể tiêu diệt được nỗi cô đơn đeo bám “Đã bao ngày chị là cái cây chết khô chết khát chờ đợi một con mưa tươi nhuần”.

Trong cái nhìn của Phạm Duy Nghĩa, những tính cách miền núi luôn là những tính cách cô đơn. Sểnh Mẩy (Lá vàng chải) được tác giả miêu tả là người con gái Mán “thông minh, mơ mộng và mạo hiểm”, “ánh sáng văn hoá từ sách vở thấm quyện với khí chất núi rừng hoang dã, ngang tàng đã tạo ra cho nó một tính cách khác thường”. Tính cách khác thường ấy được biểu hiện bằng những ý thích khác thường. “Vì một lời thách, Sểnh Mẩy dám bò trên vách núi đá dựng đứng như một con sên, nhặt một xác chim trên mỏm đá cao do mình bắn rụng. Nó còn thích vượt qua vực thẳm đầy sương mù trên một thân cây mờ mờ nằm vắt ngang do bão đánh bật rễ. Có lúc một ý nghĩ man dại nào đó bùng lên, Sểnh Mẩy nhảy phắt lên ngựa. Con ngựa lồng đi, trong khi nó thả sức vung roi quất đứt không tiếc tay những nụ hoa xinh xắn cúi rạp bên đường”. Cách Sểnh Mẩy yêu và bộc lộ tình yêu cũng chứa đầy cá tính và sự khác lạ. Vì đam mê tiếng hát của một người con trai mà Sểnh Mẩy không ngần ngại “bám” theo anh thậm chí chủ động bộc lộ tình cảm “Tôi thích anh”, “ Tôi không muốn anh về đâu. Anh phải ở đây đến khi trời sáng”. Khi nhận ra tình cảm người ấy không giành cho mình, Sểnh Mẩy từ ngạc nhiên đến tuyệt vọng “vừa khao khát vừa buồn rầu” “Anh không thích tôi, anh ghê sợ tôi đến thế sao? Tôi sẵn lòng theo anh xuống vực đây”. Người cô yêu và khao khát thì từ chối cô. Còn người yêu cô đến khờ dại và điên cuồng với lời doạ “sẽ phủ trắng nhà tôi bằng hoa cả vùng này rồi cùng hoa chết héo nếu không lấy

được tôi” thì cô lại thờ ơ vô cảm. Cách cô từ chối tình yêu ấy cũng đầy thẳng thắn và quyết liệt. Cô lí giải tình cảm của mình “Nó càng mê tôi, tôi càng ghét nó. Giá nó trả thù tôi, đánh tôi, cào vào mặt tôi, tôi còn dễ chịu. Đàn ông phải xù xì, gai góc, bạo liệt như chó sói, kiêu hãnh như loài chim! Đằng này, nó là cái gì? Một con chó thối”. Một tâm hồn khao khát “tự do như chim trời”, một trái tim mãnh liệt đòi hỏi “được yêu và lấy người em thích” hẳn cũng mơ ước tìm được một người có tính cách mạnh mẽ và bạo liệt, không chấp nhận những con người thiếu cá tính, mờ nhạt. Con người mang tính cách dữ dội của núi rừng, với một lối sống tự do và phóng khoáng, khát sống và khát yêu đến cuồng nhiệt ấy lại là một tâm hồn cô đơn đến khổ sở “Sểnh Mẩy là con thú hoang ưa đi độc, không đi đàn. Không khát thì thôi, khát thì tìm nước tận đầu nguồn, uống cạn trăng vàng mới thoả”. Khát khao tìm kiếm một tình yêu thì tình yêu không tới, ham muốn tự do như chim trời thì cô lại chẳng bao giờ

Một phần của tài liệu Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa) (Trang 52 - 62)