Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa) (Trang 67 - 76)

5. Đóng góp của luận văn

3.2.Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình nhân vật, các nhà văn Cao Duy Sơn, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thuý đều chú trọng khắc hoạ nội tâm nhân vật. Theo quan điểm của Đoàn Đức Phương, nội tâm là khái niệm dùng để “chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong nhân vật, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình”. Lermontov cho rằng “Lịch sử tâm hồn con người dù là tâm hồn nhỏ bé nhất cũng hầu như thú vị và bổ ích hơn lịch sử của cả một dân tộc”.

Trong quá trình xây dựng nhân vật, các tác giả miền núi đặc biệt quan tâm đến việc khắc hoạ đời sống tâm lí nhân vật. Nhân vật hiện lên khá rõ nét và để lại ấn tượng trong lòng độc giả nhờ những suy nghĩ, những diễn biến tâm lí của họ. Có khi nội tâm nhân vật được bộc lộ qua lời kể của tác giả. Tác giả hoá thân vào nhân vật, hiểu những suy nghĩ của nhân vật và thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc đời sống nội tâm ấy. Ước muốn của Khin (Dưới chân

núi Nục Vèn) đã được tác giả Cao Duy Sơn kể lại “mỗi lần thấy cái miệng

một phép lạ biến bọn con trai trong bản xấu xí như con khỉ, con vượn trên rừng”. Yêu Cạ lắm nên Khin mới ghen và ước như vậy. Yêu Cạ đến độ “tưởng chừng không lấy được Cạ thì Khin chết mất”. Nhưng tình yêu của Khin đã không được Cạ đáp trả. Thế nên đã có lúc nó “nâng nòng súng như miệng con rắn độc” nhằm vào Cạ để trả thù vì tình yêu không được đền đáp. Nhưng khi nhìn vào mắt Cạ “người nó bủn rủn, tay rời ra như bị điểm huyệt. Đầu óc mê mụ nổi loạn như kẻ mất trí”. Rồi khi phát hiện ra những kẻ đang định hãm hại Cạ, hận thù trong phút chốc đã hoá thành lòng yêu thương khiến Khin không tiếc mạng sống của mình để cứu Cạ. Lời kể của nhà văn đã cho ta thấy được những nét diễn biến trong tâm trạng nhân vật Khin. Diễn biến ấy ẩn chứa sự đấu tranh gay gắt trong chính nhân vật. Điều đó làm người đọc nhận thấy được sự phong phú, phức tạp và mạnh mẽ trong nội tâm nhân vật. Qua lời kể của Đỗ Bích Thuý, tâm trạng của ba người sống chung trong một mái nhà nhưng lại không thể đối diện nhau hiện lên thật rõ “Từ hôm ấy nhà có ba người, ba người ngủ ở ba cái giường, ba góc nhà, ba người không mấy lúc nói chuyện với nhau… Đêm nào cũng nghe thấy tiếng cọt kẹt từ ba cái giường. Dậy sớm hay muộn thì cả ba người đều quầng hai mắt. Sống thế thì khổ quá, rồi đến lúc ốm cả thì sao?” (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá). Mao không thể sinh được con, vẫn mong chồng mình lấy vợ khác vậy mà lúc Chúng đưa Hoa về, lòng Mao tan nát. Cho dù nghĩ cho chồng, Mao vẫn cảm thấy thật khó để mở lời với họ. Còn Chúng yêu vợ là vậy, cũng không muốn làm Mao buồn nhưng Hoa đã bước vào cuộc đời Chúng như một sự thật không thể thay đổi. Chúng không dám nhìn vào ánh mắt Mao. Và cả Hoa nữa, cho dù thế nào Hoa cũng chỉ là người thứ ba chen ngang hạnh phúc của họ… Và vì thế mà cả ba người họ đều không biết phải bắt đầu lại từ đâu. Sự lặng im bởi những điều không thể nói ra của họ đã được tác giả thấu hiểu và sẻ chia qua những câu văn của mình.

Trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật, Đỗ Bích Thuý thường sử dụng lối so sánh ví von giàu hình ảnh mang đậm sắc thái địa phương và sử dụng thiên nhiên như một phương tiện đắc lực để biểu đạt nội tâm nhân vật. Ở cái tuổi đẹp nhất của đời người, Vi không có cách nào giữ chặt tình yêu và người mình yêu chỉ bởi định kiến về cái nghèo truyền kiếp của người đời. Buồn bã và đau khổ, Vi thấy cuộc đời mình thật giống như cái cối nước chẳng bao giờ biết đến tương lai “Đời Vi chẳng lẽ giống như cái cối này, cứ đứng mãi một chỗ làm mãi một việc, ngày một già đi, khô héo đi, chẳng lẽ lại chỉ như thế này thôi sao” (Giống như cái cối nước). Tâm trạng của người đàn bà mất chồng, không con, sống cuộc đời đơn độc lạnh lẽo được so sánh “người đàn bà không chồng, không con như cây ngô chết khô không ra được bắp” (Như

một con chim nhỏ). Nỗi mặc cảm, sự cam chịu của người phụ nữ bất hạnh

không được làm mẹ đã khiến mẹ già thấy mình “chỉ là cái cục đá kê chân cột nhà chồng thôi” (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá).

Có khi nội tâm nhân vật được soi sáng nhờ cái nhìn “thấu hiểu” của các nhân vật khác. Nỗi đau khổ của Nhẻo, của cuộc đời làm dâu, làm vợ không trọn vẹn đã được tác giả đặt vào nhiều cái nhìn khác nhau. Bà Phạ thương con dâu suốt hai năm mất chồng chỉ biết vùi đầu vào công việc, làm như để trả nợ nhà chồng “quần quật như trâu như bò, hai mươi tuổi mà như ba mươi, bốn mươi, người khô như quả đỗ sấy trên gác bếp”. Ông Phạ thương con dâu như con gái, xót xa cho cảnh ngộ “Vợ chồng nó như ngọn lửa vừa mới bén vào bùi nhùi, chưa kịp bùng lên đã mất đi một nửa” để cho con dâu ông “Đêm đêm nghe tiếng cú kêu chỉ biết vùng dậy chạy như điên trong rừng. Sáng ra mặt mũi bạc phếch, mắt thất thần, chân đi không vững”. Ngày con rể mất, hơn ai hết bố Nhẻo là người hiểu rõ nỗi đau khổ của con, đứa con gái mới ngoài hai mươi mà nay như người đã chết “như cái cây khô, không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì, không đau được nữa”. Thương con gái, con dâu nhưng cả

bố đẻ và bố mẹ chồng Nhẻo dường như chưa hiểu hết cuộc đời của “người đàn bà hai mốt tuổi, chồng chết, không con” cần gì, muốn gì ngoài việc giữ tròn bổn phận của người con dâu. Bà Phạ thương con dâu nhưng không đành lòng trước cái chết của đứa con trai xấu số, càng không rộng lòng để con dâu đi tìm hạnh phúc mới “càng thương lại càng không muốn mất một đứa con dâu như nó”. Chỉ có người em chồng là hiểu hết nỗi đau của chị dâu. Chỉ nhìn ánh mắt chị thôi, ánh mắt “lúc nào cũng nhìn xuống” của chị là Khún hiểu tất cả. Khún nhận ra đằng sau cái ánh mắt nhìn xuống ấy là một khát vọng về hạnh phúc lứa đôi qua cách chị vấn tóc buổi sáng, cái cách “vấn tóc như người con gái muốn lấy chồng”. Chỉ nghe tiếng hát của chị, tiếng hát “nghe như bị khoá, bị chặn lại nơi cổ”, “tiếng hát buồn bã như dòng nước chảy”, Khúm chợt nhận ra “chị dâu buồn đến thế sao? Cái lưng chẳng mấy chốc mà còng gập xuống”. Thương chị, Khún đã làm tất cả để chị dâu tìm được hạnh phúc mới. Ngòi bút Đỗ Bích Thuý tỏ ra thấu hiểu và cảm thông với những cuộc đời dở dang, những khát khao thầm kín của những người phụ nữ miền núi. Tác giả với cái nhìn ưu ái và đầy thiện cảm với giới nữ đã khắc hoạ khá thành công diễn biến tâm lí người phụ nữ miền núi. Đây là tâm trạng của cô gái khi nghe tiếng đàn môi của người thương dành cho mình “Đã mấy lần May đứng dậy, ngập ngừng định đi ra mở cửa mà chân cứ run lên lại ngồi xuống. Chiếc khăn thêu được vài đường đã nhầm, kim lại đâm cả vào ngón tay mấy lần. Sau rồi May cũng giữ được chân mình mặc kệ tiếng đàn môi ấy, dội nước vào củi rồi vào buồng” (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá). Vi đã thức đợi Sinh năm đêm rồi, năm đêm thức trắng đến lửa tàn gộc củi, đến khi chẳng còn việc gì làm nữa mà vẫn chẳng thấy Sinh đâu. Đêm nào Vi cũng tự nhủ là không đợi nữa nhưng rồi Vi lại nghĩ “Sợ rằng khi mình ngủ thì Sinh lại đến, không thấy mình Sinh sẽ nghĩ sao”. Thời gian cứ lạnh lùng trôi qua mà tiếng tắc kè cứ “ nhả từng đợt, từng đợt xót cả ruột”. Tiếng tắc kè bám riết và cứa

vào lòng Vi đau đớn, khiến trái tim Vi từ thương nhớ nay đã trở nên lo âu “Tắc kè vẫn nhẫn nại trải dài trong rừng đêm sâu thẳm”. “Đêm nay nó kêu mãi không ngừng”, lòng Vi càng hoang mang và rối bời “Miếng lưới trong tay lại rối bời, không ra hàng lối, Vi lúi húi dỡ ra, lại móc, lại dỡ”. Đây là những câu văn tác giả miêu tả tâm trạng chờ đợi người yêu của Vi. Nó da diết, bồn chồn, khắc khoải tưởng như có lửa đốt trong bụng. Vậy mà khi người ấy đến và im lặng, Vi hiểu rằng Vi mất Sinh thật rồi. Tâm trạng đau khổ vì tình yêu tan nát của cô được nhà văn diễn tả “Vi đã hoá thành một cái bóng, lầm lụi làm lụng. Nhiều đêm không ngủ được, Vi ra cối nước, buông cần cho nó giã không. Mảnh gương treo trên vách, trong buồng Vi cũng đập đi rồi”. Đây là tâm trạng của người mẹ khi đứa con sinh ra đã không còn “Nhi đang ngồi bên mộ con (…). Nhi ngồi đó như thể đã ngồi hàng năm, những ngọn cỏ bị đè xuống đã lần lượt ngóc lên xung quanh chỗ Nhi ngồi. (…). Mắt Nhi vẫn mở trừng trừng, nhìn ra sân mà như không nhìn thấy gì”. (Hẻm núi). “Vậy là thằng bé đã bỏ Mai mà đi, Mai ngồi bên nấm mộ mới đắp, không còn cảm giác gì nữa, cả nỗi đau tận cùng, sâu thẳm cũng hoá đá rồi. Không còn nhớ gì nữa ngoài những sợi tóc hoe của thằng Dí dựng đứng lên, tại sao tóc nó lại dựng đứng lên trước khi chết? Tại sao? Nó oán Mai ư? Nó đói ư? Nó thèm muối ư? Gió bấc vẫn lùa trên từng ngọn cỏ úa vàng, giá mà Mai có thể nằm dưới đất kia mà ôm lấy con cho nó khỏi lạnh và vuốt những sợi tóc của nó xuống. Mai vào sâu trong rừng, vặt một nắm lá ngón”. (Sải cánh trên cao). Người phụ nữ trong văn Đỗ Bích Thuý dường như vui ít buồn nhiều. Những yêu đương sôi nổi thời con gái qua nhanh để nhường chỗ cho cuộc đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ dằng dặc những nỗi buồn, những tủi hờn chất chồng theo năm tháng. Tác giả đã tỏ ra am hiểu sâu sắc đời sống tâm hồn của người phụ nữ vùng cao khiến người đọc thực sự bị cuốn hút trên từng con chữ. Chính sự

thấu hiểu và đồng cảm của chị đã khiến tâm lí từng nhân vật được khắc hoạ chân thực và rõ nét hơn.

Là một cây bút khá am hiểu tâm lí con người, Phạm Duy Nghĩa đã có những trang viết sắc sảo về đời sống tâm hồn vốn “bí ẩn hơn đêm” (Xuân Diệu) của các nhân vật. Đặc biệt nhà văn tỏ ra có biệt tài trong việc nắm bắt những khoảnh khắc tâm lí mong manh trong sâu thẳm mỗi con người. Quá cứng nhắc trong công việc, lạnh lùng vô cảm đến tàn nhẫn trong cư xử, Doanh đã để lại nỗi đau đớn và ân hận trong lòng cô học trò khi không kịp về gặp mẹ lần cuối. Để rồi những tháng ngày sau đó Doanh dằn vặt và tự vấn lương tâm. Dù cho công việc bề bộn thì bên trong con người anh, anh nhận ra “tâm hồn mình trống trải như thiếu vắng một cái gì. Cảm giác ngày càng rõ rệt. Anh thấy mình như một khu vườn bị lãng quên, một buổi trưa mùa đông bỗng thảng thốt nhận ra mình hoang vắng. Thèm được nắng gió ru mình. Thèm được thấy mình xao xác. Thèm được căng những tế bào xanh hút ánh xuân non hồng hào tan chảy và vỡ oà ra, run rẩy trong làn mưa mướt ngọt đầu mùa…” (Đồi hoa lạnh). Ở hai tác phẩm Tiếng gọi lưng chừng dốcCơn

mưa hoa mận trắng, tác giả xây dựng những tình huống éo le như là một

“phép thử” phẩm chất người của những cô giáo cắm bản vùng cao quanh năm sống trong thiếu thốn. Tác giả tỏ ra lạnh lùng khi đặt nhân vật vào cuộc xung đột nội tâm giằng xé giữa một bên là bản năng dục vọng với một bên là lí tưởng sống cao đẹp, để nhân vật tự vật lộn và đối mặt với những ngã rẽ quyết định trong cuộc đời mình. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật chính ở cái khoảnh khắc mong manh đến nghiệt ngã ấy mới thấy hết được sự phức tạp, khó nắm bắt của đời sống bên trong mỗi con người. Trong Tiếng gọi lưng

chừng dốc nhà văn để chị Xuyến “sắp xếp” cho Vân chung phòng với nhân

vật “tôi” giữa đêm thanh vắng và hư ảo “Ngoài trời giăng một màu trắng đục ma quái, không biết mưa hay sương”. Người con gái “như quả dâu da mọng”

luôn khát thèm một đời sống trần thế nay nằm cạnh một người con trai cho dù có lí trí đến mấy cũng chẳng thể chế ngự cơn khát bản năng đang bùng nổ. Khi người con trai ôm choàng lấy Vân, tâm hồn và cơ thể cô phải đối mặt với rất nhiều cảm xúc khác nhau “Cơ thể em oằn xuống, run rẩy như muốn bứt khỏi tôi. Nhưng một tay em lại siết chặt vào vai tôi. Môi em trượt qua má tôi nóng hổi, ướt nhoèn”. Từ cố gắng muốn “bứt khỏi” cô lại “siết chặt” như muốn buông thả với cảm xúc thật đã bị dồn nén lâu ngày. Chính trong cái khoảnh khắc ấy “Vân đột ngột đẩy tôi ra. Em nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt ấy nói rằng tôi là người xa lạ. Đôi mắt dò hỏi, chờ đợi”. Chỉ trong một tích tắc, Vân đã kịp giữ mình lại bên bờ vực của sự chết. Nếu trong giây phút ấy cô đồng loã với nhu cầu dục vọng thì mọi chuyện sẽ đi đến đâu? Sự thật là người đàn ông đang nằm cạnh cô chỉ là “người xa lạ”, người ấy “có dám sống chết cả đời với cô” không. Mà cái cô cần đâu chỉ là thoả mãn cơn khát thèm bản năng. Cái cô cần là cuộc đời và tâm hồn của người đó. Phạm Duy Nghĩa đã khiến người đọc hồi hộp nín thở theo dõi câu chuyện và nếu được nghĩ trước cách kết thúc, hẳn nhiều người sẽ cho rằng Vân sẽ chẳng thể giữ mình khỏi những ham muốn rất chính đáng đó. Nhưng Phạm Duy Nghĩa không để nhân vật của mình đi theo hướng đó, đứng trước ranh giới mong manh ấy, cho dù khó khăn đến đâu, nhân vật của anh vẫn đủ nghị lực để bước qua ranh giới và đi về phía sáng. Miêu tả tâm lí Thuận trong đêm cuối cùng ngủ chung phòng với Kiên, tác giả viết “Chị không cưỡng lại mình được nữa. Chị sẽ đổ ập xuống chiếc giường bên kia như một cây chuối rừng bật rễ. Sẽ bứt xé điên cuồng. Sẽ vỡ oà sóng sánh. Sẽ mắc tội một lúc với bốn người. Mặc. Chị nhoài lên”. Đã bao ngày sống bên Kiên chị đã phải kìm nén bản thân nhưng giờ chị không cần giữ gìn nữa, bất chấp cả hậu quả “mắc tội một lúc với bốn người”. Giờ đây chị chỉ muốn được thoả mãn cơn khát đang sôi sục, đang cuốn riết và không buông tha cho chị. Nhưng chính ở cái giây phút ý nghĩ đen tối đó nhen

nhóm thành hình cũng là lúc có một bàn tay vô hình kéo chị lại, để chị kịp nhận ra cái “Khoảng tối giữa hai chiếc giường, cái khoảng trống lúc này nhìn sâu hoắm, đen ngòm như một lỗ huyệt”, “có một cái gì vô hình đã ngăn chị lại. Nó giống như một sự kinh sợ của một người sắp sửa chôn sống mình”. Phải am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật thì tác giả mới nắm bắt được diễn biến nội tâm diễn ra đan xen phức tạp với nhiều cung bậc tình cảm dồn nén và bùng nổ trong phút chốc của nhân vật.

Trong quá trình khắc hoạ cuộc sống nội tâm nhân vật, các nhà văn rất quan tâm tới thủ pháp độc thoại nội tâm và sử dụng nó như một phương tiện

Một phần của tài liệu Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại (Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa) (Trang 67 - 76)