Bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Sử dụng thực tại ảo mô phỏng điểm đen giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 57)

3.1.1. Tổng quan đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp thủ đô Hà Nội; có diện tích 3.500 km2, dân số 1,2 triệu người, 08 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn; có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 10-12,5% (năm 2010); được Bộ chính trị xác định tại Nghị quyết 37-NQ/TW là trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị của vùng Đông Bắc Bộ.

Thái Nguyên có nhiều lợi thế so với các tỉnh trong vùng bởi vị trí địa lý tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, có hệ thống đường bộ gồm quốc lộ 3, quốc lộ 37, quốc lộ 1B; Hệ thống đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội, Thái Nguyên – Bắc Giang; Hệ thống đường sắt trong các khu công nghiệp như Gang thép – Thái Nguyên; Thái Nguyên – Núi Hồng; Phổ Yên – Thái Nguyên, tương lai Thái Nguyên có hệ thống đường sắt đi các tỉnh Lạng sơn, Hải Dương, Hải phòng; Quảng Ninh và các tỉnh Bắc tiếp giáp với biên giới các tỉnh Trung Quốc; Hệ thống đường đường sông nối cảng Đa Phúc đến Cảng Hải phòng và Quảng Ninh). Có hệ thống giáo dục và đào tạo lớn thứ 3 cả nước (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh);

Trong những năm quan, Thái Nguyên cùng với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh, điều đó làm cho số lượng phương tiện cơ giới đường bộ gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy. Lưu lượng và mật độ tham gia giao thông cao kéo theo các vấn đề liên quan như: xung đột giao thông, tai nạn giao thông (TNGT) gia tăng, nhất là giao thông đường bộ. Vì vậy TNGT ở Thái Nguyên trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng, TNGT tăng liên tục trong nhiều năm.

Do vậy, để bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong giai đoạn phát triển mới đòi hỏi phải sự đồng bộ về nhiều giải pháp cụ thể và tổng thể về ATGT trong phạm vi toàn tỉnh, một trong nhữg giải pháp đó là đưa CNTT vào ứng dụng trong các hoạt động quản lý an toan giao thông là cần thiết và kịp thời.

3.1.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Thái Nguyên

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 03 tuyến quốc lộ đang được khai thác, sử dụng gồm quốc lộ 3, quốc lộ 1B, quốc lộ 37 với tổng chiều dài 183,6 km; tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đang xây dựng, dự kiến hoàn thành giai đoạn I đưa vào năm 2013; Đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thái Nguyên đang lập dự án đầu tư, đường cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn đang được nghiên cứu.

Đến hết năm 2010, hệ thống đường địa phương gồm: 13 tuyến đường tỉnh chiều dài 289 km đã được nâng cấp rải nhựa 85%; Đường đô thị chiều dài 130km đã được nhựa hóa, BTXM hóa 100%; 11 tuyến đường huyện chiều dài 805km đã được rải nhựa và BTXM đạt 60,7%; hơn 1.000 tuyến đường xã chiều dài 3.064km đã nhựa hóa, BTXM hóa đạt 31%. Các tuyến đường bộ hầu hết là đường trộn dòng, nút giao bằng không có cầu vượt, hầm chui, làn đường dành riêng cho xe máy xe thô sơ do đó luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT.

Trên các tuyến quốc lộ qua thành phố, đường đô thị chính, hệ thống ATGT được đầu tư xây dựng đồng bộ như dải phân cách, biển báo, hộ lan, vạch sơn, hệ thống đèn tín hiệu, cơ bản đáp ứng cho công tác đảm bảo ATGT. Còn lại hầu hết các tuyến đường tỉnh, đường huyện, hệ thống ATGT được đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ; có biển báo, biển chỉ dẫn, còn thiếu hộ lan, vạch sơn đường … chưa đáp ứng được cho công tác đảm bảo ATGT.

Việc cắm mốc lộ giới hoặc thông báo chỉ giới Quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị đã hoàn thành và bàn giao cho các địa phương quản lý theo qui định.

Trên các tuyến đường xã hệ thống ATGT chưa đáp ứng. Hành lang an toàn một số tuyến đã được UBND các địa phương thông báo lộ giới nhưng chưa cắm mốc lộ giới. Tình trạng vi phạm hành lang thường xuyên xảy ra.

3.1.2.2. Mạng lƣới giao thông đƣờng thủy

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 02 tuyến tiêu chuẩn đường sông cấp 4, gồm tuyến Sông Cầu và tuyến Sông Công có tổng chiều dài 46km ở phía nam tỉnh. Trên đoạn tuyến này có cảng sông Đa Phúc với năng lực bốc xếp bình quân 120.000T/năm, có thể cho các loại tàu có mớn nước dưới 1,5m cập cảng, phục vụ việc vận chuyển các loại hàng hoá có khối lượng lớn như than, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón... Các đoạn sông phía bắc do độ dốc lòng sông lớn, luồng tuyến không ổn định và vướng các công trình chỉnh trị nên không khai thác vận tải được.

Ngoài 2 tuyến đường sông trên một số hồ lớn hoạt động đường thủy chủ yếu phục vụ du lịch và đánh bắt cá.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 03 tuyến đường sắt đang khai thác, bao gồm : Đông Anh - Quán Triều, Kép - Lưu Xá, Quán Triều - Núi Hồng.

Tuyến đường sắt Đông Anh - Quán Triều đoạn qua Thái Nguyên từ cầu Đa Phúc tới ga Quán Triều chạy theo trục Nam - Bắc dài 34,5km, là tuyến duy nhất có vận chuyển hành khách với mức 1 chuyến/ngày, còn lại là vận chuyển hàng hoá.

Tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá đoạn qua Thái nguyên dài 25 km. Tuyến được xây dựng năm 1959 - 1961, chất lượng đã xuống cấp, hiện cho Công ty Gang thép Thái Nguyên thuê để vận chuyển quặng sắt Trại Cau, 2 chuyến/ngày về khu gang thép - Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng có chiều dài 39km do Công ty Than Nội địa quản lý, sử dụng vào mục đích vận chuyển than.

3.1.2.4. Tình hình tổ chức giao thông

Tổ chức giao thông ở tỉnh Thái Nguyên nhìn chung đáp ứng được nhu cầu đi lại giao lưu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông như các tỉnh vùng đồng bằng hoặc thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên đánh giá ở mức độ đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông vẫn còn nhiều hạn chế.

3.1.2.5. Tổ chức giao thông đô thị

Tỉnh Thái Nguyên hiện có hai đô thị: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và đều có đặc điểm: các công trình và kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị; các phương tiện tham gia giao thông hỗn hợp, có rất ít tuyến đường được phân làn, phân luồng đường một chiều; hệ thống tín hiệu giao thông chưa đầy đủ; tổ chức điều hành và cưỡng chế thi hành pháp luật về giao thông đô thị còn thiếu cả về số lượng và trang thiết bị kỹ thuật. Hầu hết đường nội thị các loại phương tiện và người đi bộ cùng tham gia, đặc biệt là xe tải nặng hoạt động gây nguy hiểm và ô nhiễm song chưa khắc phục được.

3.1.2.6. Tổ chức giao thông ngoài đô thị

Các công trình đảm bảo ATGT trên toàn bộ hệ thống đã được đầu tư xây dựng song còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu: hệ thống cầu vượt, làn đường dành riêng cho xe máy, xe thô sơ không có; hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, hộ lan, vạch sơn còn thiếu, vi phạm hành lang ATGT chưa được giải quyết triệt để. Hoạt động đi lại của nhân dân chủ yếu vẫn sử dụng xe môtô 2 bánh, chưa tạo được thói quen sử dụng các phương tiện vận tải công cộng.

3.1.3. Hiện trạng phƣơng tiện tham gia giao thông

3.1.3.1. Tình hình phát triển phƣơng tiện giao thông

Một phần của tài liệu Sử dụng thực tại ảo mô phỏng điểm đen giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)