GIỮA CÁC TÒA ÁN CÙNG CẤP
GIỮA CÁC TÒA ÁN CÙNG CẤP gọi là thẩm quyền theo lãnh thổ. Vấn đề này được quy định tại Điều 35, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự và được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hiện nay, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự cũng đã có những sửa đổi quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về vấn đề này cho phù hợp hơn với thực tiễn.
GIỮA CÁC TÒA ÁN CÙNG CẤP gọi là thẩm quyền theo lãnh thổ. Vấn đề này được quy định tại Điều 35, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự và được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hiện nay, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự cũng đã có những sửa đổi quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về vấn đề này cho phù hợp hơn với thực tiễn.
2.2.1.1. Thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản
Dựa trên những cơ sở lý luận về thẩm quyền theo lãnh thổ theo nơi có bất động sản đang tranh chấp, kinh nghiệm lập pháp của Việt Nam trong lịch sử và tham khảo pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới nhà lập pháp Việt Nam đã thiết lập quy tắc để phân định thẩm quyền đối với những tranh chấp về bất động sản. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản là Tòa án nơi có bất động sản (điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).
Để xác định được như thế nào là tranh chấp về bất động sản thì trước tiên cần phải xác định bất động sản bao gồm những tài sản nào và tài sản đó có phải là đối tượng của việc tranh chấp hay không. Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bất động sản là các tài sản, bao gồm: "Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với