Thực tiễn thực hiện các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các tòa án (Trang 64 - 75)

sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp

- Sự thiếu rõ ràng trong quy định về thẩm quyền của Tòa án theo nơi bị đơn cư trú, làm việc

Bộ luật tố tụng dân sự quy định nếu bị đơn là cá nhân thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trên thực tế có trường hợp nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án nơi làm việc của bị đơn chứ không khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú và bị đơn không đồng ý theo

kiện tại Tòa án này. Do vậy, quy định trên cần được giải thích theo hướng nếu bị đơn cư trú một nơi nhưng làm việc một nơi thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi bị đơn cư trú. Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn thì Tòa án nơi bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú năm 2006 thì "Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú". Quy định này dẫn tới khó khăn là khi bị đơn vừa có nơi thường trú, vừa có nơi tạm trú thì nguyên đơn sẽ phải nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nào.

Trên thực tế hiện nay, để xác định nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống gặp nhiều khó khăn, vì đương sự không sống ở một nơi cố định. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án đương sự lại chuyển đến nơi khác sinh sống. Việc này đã làm mất nhiều thời gian của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, có nhiều trường hợp bị đơn đã trốn tránh nghĩa vụ và đi ở nơi khác không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc người khởi kiện biết địa chỉ mới. Vậy nên chăng cần sửa đổi pháp luật theo hướng trong trường hợp bị đơn có hộ khẩu thường trú ở một nơi nhưng lại không thường xuyên sinh sống ở nơi có hộ khẩu thường trú và cũng không có nơi đăng ký tạm trú, nơi thực tế sinh sống cũng không cố định thì áp dụng nguyên tắc ưu tiên Tòa án nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú giải quyết.

Ngoài ra, trong thực tiễn đã có những nhầm lẫn trong việc xác định thẩm quyền theo nơi cư trú, làm việc của người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền chứ không phải theo nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Vì vậy, để tránh những nhầm lẫn này cần phải có sự tập huấn rút kinh nghiệm để nhận thức đúng về vấn đề theo hướng phân định thẩm quyền là dựa trên nơi cư trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức là bị đơn trong vụ tranh chấp cần phải giải quyết chứ không phải là dựa trên nơi cư trú, làm việc của người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền của bị đơn.

Trên thực tế hiện nay, có nhiều công ty đã thuê trụ sở để đăng ký kinh doanh hoạt động, nhưng quá trình làm ăn thua lỗ công ty đã chuyển đi chỗ

khác nhưng đăng ký kinh doanh công ty không thay đổi. Khi có tranh chấp phía nguyên đơn khởi kiện ra Tòa án nơi công ty đăng ký kinh doanh và Tòa án đã thụ lý vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi thụ lý Tòa án tiến hành xác minh giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn do trụ sở trong đăng ký kinh doanh của công ty hiện nay công ty khác đang hoạt động tại đó.

- Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp tranh chấp về tài sản là bất động sản

Theo điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Quy định này được xây dựng dựa trên quan niệm là Tòa án nơi có bất động sản là Tòa án có điều kiện tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp.

Vấn đề đặt ra cần phải làm rõ như thế nào là tranh chấp về bất động sản để xác định Tòa án có thẩm quyền. Hiện nay, trong những văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự chưa có quy định nào hướng dẫn về vấn đề này dẫn tới các Tòa án khó khăn, lúng túng trong việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp về bất động sản.

Trong thực tiễn áp dụng đã nảy sinh những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, tất cả những tranh chấp có liên quan đến bất động sản đều phải thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản đó. Ý kiến khác lại cho rằng chỉ có những tranh chấp mà đối tượng tranh chấp là bất động sản và đó là tranh chấp chính mới thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.

Theo chúng tôi, dựa trên cơ sở lý luận đã được xây dựng ở Chương 1 luận văn thì tranh chấp về bất động sản là tranh chấp có đối tượng là bất động sản và đó là tranh chấp chính nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật. Đối tượng của các tranh chấp là bất động sản được hiểu là tranh chấp quyền sở hữu như chủ sở hữu kiện đòi nhà ở bị chiếm giữ bất hợp pháp, tranh chấp vật kiến trúc khác trên đất, cây lâu năm trên đất; kiện đòi trả nhà, đất cho thuê;

tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng; yêu cầu chia thừa kế nhà, quyền sử dụng đất; tranh chấp diện tích mua bán, mốc giới… Nếu đối tượng tranh chấp chỉ là đòi tiền liên quan đến các giao dịch về bất động sản (nhà, đất…) như tiền mua bán, tiền thuê còn thiếu… thì đương sự phải khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc chứ không thể khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động sản bởi đối tượng tranh chấp trong những trường hợp này không phải là bất động sản.

Chúng ta có thể minh họa cho vấn đề này thông qua hai ví dụ sau đây: Ví dụ 1: Ông A và bà B đều cư trú tại huyện H, ông A mua một ngôi nhà của bà B tại huyện P. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục mua bán và ông A đã trả toàn bộ số tiền cho bà B thì ông C là anh ruột của bà B cho rằng đây là nhà do bố mẹ để lại cho ông và bà B nên bà B không có quyền bán. Ông A khởi kiện ra tòa yêu cầu bà B phải trả lại nhà cho mình. Trong trường hợp này Tòa án có thẩm quyền giải quyết phải là Tòa án huyện P nơi có ngôi nhà đang tranh chấp đó chứ không phải là Tòa án huyện H.

Ví dụ 2: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng thụ lý và giải quyết vụ án dân sự, giữa: nguyên đơn bà Nguyễn Thị Thanh ở tại Cầu Giấy và bị đơn là ông Nguyễn Thanh Hải ở tại quận Hai Bà Trưng. Bà Thanh và ông Hải có ký hợp đồng mua bán ngôi nhà tại quận Hoàng Mai. Nhưng quá trình mua bán ông Hải không nói rõ với bên mua ngôi nhà đó là tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, sau khi ký hợp đồng bán nhà vợ ông Hải không đồng ý bán nhà, khi ký hợp đồng ông Hải đã nhận 300 triệu đồng của bà Thanh. Bà Thanh đã khởi kiện yêu cầu Tòa án quận Hai Bà Trưng giải quyết buộc ông Hải phải trả lại 300 triệu đồng đã nhận khi bán nhà.

Như vậy, tranh chấp về bất động sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản là tranh chấp mà đối tượng của tranh chấp là bất động sản và đó là tranh chấp chính nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp. Theo khái niệm này thì một tranh chấp bất động sản thuộc thẩm quyền của Tòa án

nơi có bất động sản khi thỏa mãn cả hai yêu cầu đó là đối tượng tranh chấp là bất động sản và là tranh chấp chính cần giải quyết.

Trong những vụ việc mà đối tượng của vụ tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản là Tòa án có điều kiện tốt nhất để xác minh về hiện trạng thực tế của bất động sản và thu thập những giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản được lưu giữ tại các cơ quan tài nguyên môi trường, nhà đất, chính quyền nơi có bất động sản đó. Đối với những vụ án, tuy có tranh chấp về tài sản là bất động sản nhưng loại tài sản là bất động sản đó không phải là quan hệ pháp luật chính cần giải quyết thì không áp dụng điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, theo quyền định đoạt của đương sự nếu đương sự yêu cầu tách phần tranh chấp bất động sản để giải quyết bằng một vụ án khác thì Tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Ví dụ: Anh G và chị V cư trú tại huyện H, quá trình chung sống vợ chồng không hạnh phúc nên anh G đã làm đơn xin ly hôn chị V tại Tòa án huyện H. Anh G và chị V có một mảnh đất tại huyện Đ, khi nộp đơn và quá trình giải quyết anh G, chị V không yêu cầu Tòa án giải quyết về mảnh đất đó. Sau khi ly hôn anh G, chị V không tự giải quyết được về mảnh đất đó nên chị V đã làm đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn. Tòa án nhân dân huyện Đ sẽ giải quyết đơn khởi kiện của chị V vì tài sản tranh chấp là bất động sản tại huyện Đ.

- Vướng mắc trong việc xác định thứ tự ưu tiên của các tiêu chí khi xác định thẩm quyền của Tòa án

Trên thực tế có những trường hợp tranh chấp về bất động sản nhưng các bên lại thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự). Vậy trong trường hợp này thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự hay Tòa án nơi nguyên

đơn cư trú theo thỏa thuận với bị đơn sẽ có thẩm quyền giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự). Dựa trên cơ sở lý luận được phân tích tại Chương 1 của luận văn thì trong trường hợp này cần phải giải thích luật pháp theo hướng căn cứ vào quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản. Quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự không áp dụng trong trường hợp tranh chấp về bất động sản.

Ngoài ra, trên thực tế cũng nảy sinh vướng mắc về phân định thẩm quyền giữa các Tòa án trong trường hợp vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp. Vụ án ly hôn và chia tài sản giữa anh Trần Văn T và Chị Nguyễn Thị K (đều cư trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) là một ví dụ. Do cuộc sống chung không hạnh phúc nên anh T đã làm đơn xin ly hôn chị K và có yêu cầu Tòa án giải quyết về tài sản là diện tích nhà đất của vợ chồng tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Có ý kiến cho rằng, trong trường hợp này Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng anh T phải là Tòa án quận Cầu Giấy mới là hợp lý nhất vì tranh chấp chính ở đây là việc ly hôn giữa anh T và chị K; còn việc chia tài sản là nhà đất của vợ chồng không phải là tranh chấp chính cần giải quyết. Có ý kiến lại cho rằng vụ việc đó phải do Tòa án huyện Thanh Trì giải quyết vì Tòa án huyện Thanh Trì có điều kiện tốt nhất để xác minh về tài sản, còn việc ly hôn của các bên thì có thể thông qua tài liệu do đương sự xuất trình và Tòa án huyện Thanh Trì có thể ủy thác xác minh về vấn đề này.

Về lý luận thì trong những vụ án dân sự có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp thì việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án sẽ dựa trên quan hệ pháp luật tranh chấp chính trong vụ án. Tuy nhiên, để tránh việc hiểu và áp dụng không thống nhất thì rất cần có những quy định cụ thể hướng dẫn về vấn đề này.

- Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp về quan hệ về tài sản, bao gồm cả động sản và bất động sản

Vấn đề đặt ra là, đối với những vụ việc chỉ có một quan hệ pháp luật tranh chấp là quan hệ về tài sản, trong đó bao gồm cả động sản và bất động sản (ví dụ: tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại, yêu cầu chia di sản thừa kế…) thì Tòa án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết ?

Trong thực tiễn, đối với trường hợp các tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất cũng có những ý kiến khác nhau trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án. Có ý kiến cho rằng, thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp về bất động sản bởi vì đối với các tranh chấp này thì trước hết phải xác định xem ai là người có quyền thừa kế rồi mới chia, trong số các đương sự thì có đương sự chỉ yêu cầu hưởng giá trị chứ không yêu cầu chia hiện vật. Cũng có ý kiến khác cho rằng, tranh chấp thừa kế thì có di sản có thể gồm động sản và bất động sản cho nên không thể áp dụng nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản.

Việc nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới cho thấy nguyên tắc nơi phát sinh sự kiện mở thừa kế sẽ được áp dụng để xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc yêu cầu chia di sản thừa kế. Tức là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ là Tòa án nơi mở thừa kế. Chẳng hạn, khoản 2 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga quy định "Chủ nợ của người để lại tài sản thừa kế khởi kiện tại Tòa án nơi mở thừa kế trước khi những người được thừa kế nhận tài sản thừa kế" [1], hay theo Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp cũng có quy định về thẩm quyền của Tòa án nơi mở thừa kế. Thế nhưng, luật thực định của chúng ta không đề cập đến nguyên tắc này.

Do vậy, tạm thời vẫn thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, trên nguyên tắc ưu tiên thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi có bất động sản. Tuy nhiên, theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiên cứu sửa đổi để pháp luật của chúng ta không quá khác biệt với thế giới là cần thiết. Nguyên tắc ưu tiên thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi có bất động sản có thể được áp dụng cho các tranh chấp về quan hệ về tài sản khác, nếu đối tượng của vụ tranh chấp bao gồm cả động sản và bất động sản.

- Quy định về phạm vi các Tòa án mà đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn còn hạn chế

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và được sửa đổi năm 2011 chỉ hạn chế quyền của đương sự trong việc thỏa thuận về Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong phạm vi các Tòa án nơi cư trú, làm việc, hoặc có trụ sở của nguyên đơn mà chưa quy định mở rộng quyền thỏa thuận này đối với các Tòa án khác như Tòa án nơi các bên thực hiện hợp đồng, nơi một bên có chi nhánh, nơi có tài sản… So với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự của các nước trên thế giới thì quy định của pháp luật Việt Nam chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng. Việc nghiên cứu cho

Một phần của tài liệu Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các tòa án (Trang 64 - 75)